Năm ngoái, nhiều người đề cao chủng tộc da trắng tập họp biểu dương tình đoàn kết và sức mạnh; có những người phản đối họ cũng tập họp để bày tỏ thái độ. Từ bao nhiêu năm, ở nước Mỹ hiện tượng đó vẫn là bình thường. Nhưng bây giờ, đã gây ra đổ máu. Người Do Thái đã được chấp nhận vào sống trong nước Mỹ khi tị nạn ở Âu châu từ đầu thế kỷ 20. Nhưng trong vẫn có đám khủng bố đến bắn vào một giáo đường Do Thái giáo, làm chết hơn 10 người.
Ở nước Mỹ, từ lâu lắm, ít khi thấy dư luận trong xã hội chia rẽ, phân biệt, đối nghịch mạnh như hiện nay. Trong một nước tự do dân chủ chuyện bất đồng ý kiến về chính trị là đương nhiên, ai cũng công nhận. Nhưng nhiều người bây giờ coi ai nghĩ khác mình đều là ngu dốt, điên cuồng, hoặc tệ hại hơn, là phản bội quốc gia. Những lời mạt sát lẫn nhau được tung lên mạng làm không khí nhiễm độc.
Nhân mùa Lễ Giáng Sinh, chúng ta cần học lại và thực tập Đức Khoan Dung.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 nhiều người di dân ở Âu Châu tìm tới nước Mỹ chỉ vì họ đã bị kỳ thị chủng tộc và tôn giáo ở đất nước cũ của họ. Dân Mỹ đã phải tranh đấu rất nhiều đời mới xóa bỏ được những tập quán và luật lệ phân biệt chủng tộc hay tôn giáo
Ngay từ trước khi lập quốc, dân Mỹ đã tranh đấu vất vả mới bảo vệ được tinh thần bao dung về tín ngưỡng. Những nhóm di dân đầu tiên đến đất Mỹ là những người đã bị bức hại về tôn giáo ở nước Anh nên phải trốn đi. Trong số đó có những người theo Thành Giáo (dịch chữ Puritanism). Khi tới miền đất mới, họ được tự do hành đạo nhưng có lúc họ muốn bắt mọi người chung quanh phải tôn trọng các tín điều và nghi lễ của họ.
Vào thế kỷ 17, có một thời chính quyền ở Boston, tiểu bang Massachusetts, đã ra lệnh cấm không ai được mừng lễ Giáng Sinh dưới mọi hình thức. Vì tín điều của họ bảo như vậy. Nhưng có rất nhiều nhóm theo giáo phái khác vẫn muốn cử hành Christmas, và họ cương quyết bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do hành đạo.
Ông Roger Williams, đã trốn khỏi Anh Quốc đi tìm tự do, tới Massachussetts năm 1631. Ở đâu ông cũng tuyên dương nguyên tắc “Nhà nước không được xâm phạm vào đời sống tín ngưỡng của người dân!” Ông bị trục xuất khỏi thuộc địa này, phải chạy sang sống ở phần đất bây giờ là tiểu bang Rhode Island. Ở đó, ông tiếp tục tuyên dương quy tắc tự do tín ngưỡng. Cuối cùng thì lẽ phải đã thắng. Lẽ phải, ở đây là quyền tự do tín ngưỡng. Người Việt tị nạn đến sống ở Mỹ khi truyền thống khoan dung đó đã được củng cố. Chúng ta biết ơn các thế hệ tiền nhân của quốc gia này.
Người Việt Nam chúng ta cũng chứng tỏ một di sản lịch sử và văn hóa bao dung, không kỳ thị tôn giáo. Linh mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam vào đầu thế kỷ 17 đã được vào giảng đạo trong cung Vua Lê và phủ Chúa Trịnh. Trong hai năm, gần bẩy ngàn người theo đạo, hàng trăm người trong cung vua, phủ chúa. Vào thế kỷ 17 khi Nhật Bản cấm đạo, hàng trăm giáo dân và giáo sĩ người Nhật đã sang tị nạn ở Hội An nước ta cùng các linh mục Bồ Đào Nha. Chính họ lập những cộng đoàn Thiên Chúa Giáo đầu tiên ở Đàng Trong.
Đối với mỗi cá nhân, tập đức khoan dung là điều khó. Nhưng nếu chúng ta có tôn giáo, tin tưởng ở một con đường cứu rỗi, chúng ta có thể nhìn ngẫm tấm gương của Chú GiêSu, của Phật Thích Ca hay các vì thánh nhân khác, để tập sống đức khoan dung của các ngài, tập cho đến nhập tâm.
Nhưng vượt lên trên mỗi cá nhân, thì các tập thể, một gia đình, một nước, một xã hội, phải làm gì để thể hiện đức khoan dung?
Chắc có nhiều cách lắm. Loài người đã thử nghiệm nhiều phương pháp sống với nhau sao cho an lành. Có lúc phương pháp này đem lại kết quả tốt một thời gian, nhưng trong xã hội lại sinh ra các biến chứng tai hại, phải tìm ra phương pháp khác.
Trước đây, các đế quốc có khi giúp cho nhiều dân tộc được sống hòa bình. Thành Cát Tư Hãn đem quân Mông Cổ chinh phục khắp nơi; tới đâu họ cũng tuyên dương quyền hành đạo của tất cả các tôn giáo. Người Mông Cổ không theo một tôn giáo kiên cố nào cho nên dễ thi hành chính sách đó. Đế quốc Hồi Giáo khi cai trị bán đảo Iberia, cũng cho dân chúng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tự do hành đạo, kể cả người theo Do Thái Giáo. Nhưng các đế quốc làm được điều này vì họ dùng bạo lực ép buộc mọi người. Loài người không chấp nhận cách cai trị đó nữa.
Cho đến thế kỷ 18, và kéo dài cho tới bây giờ, một cách sống chung đề cao đức khoan dung với kết quả tốt là chế độ dân chủ tự do.
Có nhiều thứ đáng nói về đặc tính của một chế độ dân chủ tự do, nhưng hôm nay ngày Giáng Sinh chúng ta ngẫm nghĩ về một đặc tính của các xã hội dân chủ tự do. Đó là, mọi người có thể khoan dung khi sống với nhau, dù mỗi cá nhân chưa tu tập đủ để sống khoan dung trong chính đời sống hàng ngày của mình. Các định chế của các nước dân chủ đều bảo đảm quyền của mỗi người được phát biểu tự do, hội họp tự do. Không ai có thể nắm quyền tuyệt đối.
Chế độ dân chủ tự do chỉ giả thiết rằng loài người rất phức tạp, mỗi người một ý, một sở thích, và quyền lợi thế nào cũng có lúc xung đột. Không những thế, ngay cả khi mọi người đều đồng ý với nhau về các giá trị chung, như công bằng, bác ái, tự do, trật tự, hòa hợp, vân vân, thì ngay trong hệ thống giá trị đó, cũng có nhiều xung khắc. Vì trong số các giá trị đó, điều nào được ưu tiên. Có lúc xã hội cũng phải lựa chọn giá trị này mà hy sinh giá trị khác.
Khi nào thì chúng ta thấy tự do là điều tối quan trọng? Khi nào thì chúng ta phải hy sinh bớt tự do để sống hòa hợp và trật tự hơn? Khi nào thì việc thực hiện công bằng sẽ làm cho tấm lòng bác ái không được thể hiện? Biết bao nhiêu thứ giá trị chung của nhân loại tự chúng cũng xung khắc với nhau. Loài người phải lựa chọn liều lượng gia giảm cho thích hợp với từng con bệnh xã hội, từng thời điểm, từng nền văn hóa.
Muốn sống khoan dung được với nhau thì chắc loài người phải đặt ra một số quy tắc, dựa trên đó mà lựa chọn. Đó là vấn đề thể chế chính trị. Trong lịch sử đã có những vị minh quân đóng vai lựa chọn cho tất cả thần dân, và họ đã tạo được các triều đại bình an, thịnh vượng. Nhưng sau khi họ chết đi rồi, không có gì bảo đảm là con cháu họ sẽ tiếp tục những triều đại vàng son khác. Ông Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Sử Trung Quốc đã nhận xét rằng các triều đại đế chế ở Trung Hoa có quá nhiều vị hoàng đế tàn bạo hay bất lực. Nếu so sánh thì ông thấy thời Đế quốc La Mã có nhiều vị hoàng đế anh minh kế tiếp nhau hơn. Tại sao?
Vì các hoàng đế Trung Hoa theo chế độ cha truyền con nối, nếu may mắn thì được ông con tốt như ông bố, nhưng rất hiếm, tức là xác suất rất thấp. Trong khi, có một thời, các vị hoàng đế La Mã phải được nguyên lão nghị viện bầu lên. Như vậy là xác suất có được những minh quân cao hơn! Đến khi người La Mã cũng theo trò cha truyền con nối thì dân chúng lại phải chịu trò đỏ đen của số mệnh!
Cho đến nay chế độ dân chủ tự do có những quy tắc tương đối hữu hiệu nhất để người dân một nước lựa chọn cùng với nhau. Tấm lòng khoan dung của mỗi người dễ nảy nở hơn vì không ai nắm độc quyền áp đặt người khác.
Người Việt Nam ở nước ngoài phần lớn sống trong các nước tự do dân chủ. Chúng ta có thể thực tập đức khoan dung theo lý tưởng của các quốc gia mình sống. Những lý tưởng này được thể hiện trong hiến pháp, trong luật lệ. Không nên vì thấy trong các quốc gia đó đang có những xung đột, chia rẽ, kỳ thị mà nghĩ rằng các dân tộc này đã mất lý tưởng bao dung mà họ tôn thờ. Trong nội bộ những người Việt tị nạn xa quê hương, chúng ta càng nên thể hiện đức khoan dung với nhau. Bởi vì, nếu chúng ta muốn đồng bào ở trong nước có ngày sớm được sống tự do thì chính chúng ta phải chứng tỏ mình có thể sống theo tinh thần dân chủ tự do. Một nền tảng của tinh thần đó là chấp nhận những người không đồng ý với mình, và kính trọng họ.
Ngô Nhân Dụng
Người Việt
Nhân mùa Lễ Giáng Sinh, chúng ta cần học lại và thực tập Đức Khoan Dung.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 nhiều người di dân ở Âu Châu tìm tới nước Mỹ chỉ vì họ đã bị kỳ thị chủng tộc và tôn giáo ở đất nước cũ của họ. Dân Mỹ đã phải tranh đấu rất nhiều đời mới xóa bỏ được những tập quán và luật lệ phân biệt chủng tộc hay tôn giáo
Ngay từ trước khi lập quốc, dân Mỹ đã tranh đấu vất vả mới bảo vệ được tinh thần bao dung về tín ngưỡng. Những nhóm di dân đầu tiên đến đất Mỹ là những người đã bị bức hại về tôn giáo ở nước Anh nên phải trốn đi. Trong số đó có những người theo Thành Giáo (dịch chữ Puritanism). Khi tới miền đất mới, họ được tự do hành đạo nhưng có lúc họ muốn bắt mọi người chung quanh phải tôn trọng các tín điều và nghi lễ của họ.
Vào thế kỷ 17, có một thời chính quyền ở Boston, tiểu bang Massachusetts, đã ra lệnh cấm không ai được mừng lễ Giáng Sinh dưới mọi hình thức. Vì tín điều của họ bảo như vậy. Nhưng có rất nhiều nhóm theo giáo phái khác vẫn muốn cử hành Christmas, và họ cương quyết bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do hành đạo.
Ông Roger Williams, đã trốn khỏi Anh Quốc đi tìm tự do, tới Massachussetts năm 1631. Ở đâu ông cũng tuyên dương nguyên tắc “Nhà nước không được xâm phạm vào đời sống tín ngưỡng của người dân!” Ông bị trục xuất khỏi thuộc địa này, phải chạy sang sống ở phần đất bây giờ là tiểu bang Rhode Island. Ở đó, ông tiếp tục tuyên dương quy tắc tự do tín ngưỡng. Cuối cùng thì lẽ phải đã thắng. Lẽ phải, ở đây là quyền tự do tín ngưỡng. Người Việt tị nạn đến sống ở Mỹ khi truyền thống khoan dung đó đã được củng cố. Chúng ta biết ơn các thế hệ tiền nhân của quốc gia này.
Người Việt Nam chúng ta cũng chứng tỏ một di sản lịch sử và văn hóa bao dung, không kỳ thị tôn giáo. Linh mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam vào đầu thế kỷ 17 đã được vào giảng đạo trong cung Vua Lê và phủ Chúa Trịnh. Trong hai năm, gần bẩy ngàn người theo đạo, hàng trăm người trong cung vua, phủ chúa. Vào thế kỷ 17 khi Nhật Bản cấm đạo, hàng trăm giáo dân và giáo sĩ người Nhật đã sang tị nạn ở Hội An nước ta cùng các linh mục Bồ Đào Nha. Chính họ lập những cộng đoàn Thiên Chúa Giáo đầu tiên ở Đàng Trong.
Đối với mỗi cá nhân, tập đức khoan dung là điều khó. Nhưng nếu chúng ta có tôn giáo, tin tưởng ở một con đường cứu rỗi, chúng ta có thể nhìn ngẫm tấm gương của Chú GiêSu, của Phật Thích Ca hay các vì thánh nhân khác, để tập sống đức khoan dung của các ngài, tập cho đến nhập tâm.
Nhưng vượt lên trên mỗi cá nhân, thì các tập thể, một gia đình, một nước, một xã hội, phải làm gì để thể hiện đức khoan dung?
Chắc có nhiều cách lắm. Loài người đã thử nghiệm nhiều phương pháp sống với nhau sao cho an lành. Có lúc phương pháp này đem lại kết quả tốt một thời gian, nhưng trong xã hội lại sinh ra các biến chứng tai hại, phải tìm ra phương pháp khác.
Trước đây, các đế quốc có khi giúp cho nhiều dân tộc được sống hòa bình. Thành Cát Tư Hãn đem quân Mông Cổ chinh phục khắp nơi; tới đâu họ cũng tuyên dương quyền hành đạo của tất cả các tôn giáo. Người Mông Cổ không theo một tôn giáo kiên cố nào cho nên dễ thi hành chính sách đó. Đế quốc Hồi Giáo khi cai trị bán đảo Iberia, cũng cho dân chúng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tự do hành đạo, kể cả người theo Do Thái Giáo. Nhưng các đế quốc làm được điều này vì họ dùng bạo lực ép buộc mọi người. Loài người không chấp nhận cách cai trị đó nữa.
Cho đến thế kỷ 18, và kéo dài cho tới bây giờ, một cách sống chung đề cao đức khoan dung với kết quả tốt là chế độ dân chủ tự do.
Có nhiều thứ đáng nói về đặc tính của một chế độ dân chủ tự do, nhưng hôm nay ngày Giáng Sinh chúng ta ngẫm nghĩ về một đặc tính của các xã hội dân chủ tự do. Đó là, mọi người có thể khoan dung khi sống với nhau, dù mỗi cá nhân chưa tu tập đủ để sống khoan dung trong chính đời sống hàng ngày của mình. Các định chế của các nước dân chủ đều bảo đảm quyền của mỗi người được phát biểu tự do, hội họp tự do. Không ai có thể nắm quyền tuyệt đối.
Chế độ dân chủ tự do chỉ giả thiết rằng loài người rất phức tạp, mỗi người một ý, một sở thích, và quyền lợi thế nào cũng có lúc xung đột. Không những thế, ngay cả khi mọi người đều đồng ý với nhau về các giá trị chung, như công bằng, bác ái, tự do, trật tự, hòa hợp, vân vân, thì ngay trong hệ thống giá trị đó, cũng có nhiều xung khắc. Vì trong số các giá trị đó, điều nào được ưu tiên. Có lúc xã hội cũng phải lựa chọn giá trị này mà hy sinh giá trị khác.
Khi nào thì chúng ta thấy tự do là điều tối quan trọng? Khi nào thì chúng ta phải hy sinh bớt tự do để sống hòa hợp và trật tự hơn? Khi nào thì việc thực hiện công bằng sẽ làm cho tấm lòng bác ái không được thể hiện? Biết bao nhiêu thứ giá trị chung của nhân loại tự chúng cũng xung khắc với nhau. Loài người phải lựa chọn liều lượng gia giảm cho thích hợp với từng con bệnh xã hội, từng thời điểm, từng nền văn hóa.
Muốn sống khoan dung được với nhau thì chắc loài người phải đặt ra một số quy tắc, dựa trên đó mà lựa chọn. Đó là vấn đề thể chế chính trị. Trong lịch sử đã có những vị minh quân đóng vai lựa chọn cho tất cả thần dân, và họ đã tạo được các triều đại bình an, thịnh vượng. Nhưng sau khi họ chết đi rồi, không có gì bảo đảm là con cháu họ sẽ tiếp tục những triều đại vàng son khác. Ông Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Sử Trung Quốc đã nhận xét rằng các triều đại đế chế ở Trung Hoa có quá nhiều vị hoàng đế tàn bạo hay bất lực. Nếu so sánh thì ông thấy thời Đế quốc La Mã có nhiều vị hoàng đế anh minh kế tiếp nhau hơn. Tại sao?
Vì các hoàng đế Trung Hoa theo chế độ cha truyền con nối, nếu may mắn thì được ông con tốt như ông bố, nhưng rất hiếm, tức là xác suất rất thấp. Trong khi, có một thời, các vị hoàng đế La Mã phải được nguyên lão nghị viện bầu lên. Như vậy là xác suất có được những minh quân cao hơn! Đến khi người La Mã cũng theo trò cha truyền con nối thì dân chúng lại phải chịu trò đỏ đen của số mệnh!
Cho đến nay chế độ dân chủ tự do có những quy tắc tương đối hữu hiệu nhất để người dân một nước lựa chọn cùng với nhau. Tấm lòng khoan dung của mỗi người dễ nảy nở hơn vì không ai nắm độc quyền áp đặt người khác.
Người Việt Nam ở nước ngoài phần lớn sống trong các nước tự do dân chủ. Chúng ta có thể thực tập đức khoan dung theo lý tưởng của các quốc gia mình sống. Những lý tưởng này được thể hiện trong hiến pháp, trong luật lệ. Không nên vì thấy trong các quốc gia đó đang có những xung đột, chia rẽ, kỳ thị mà nghĩ rằng các dân tộc này đã mất lý tưởng bao dung mà họ tôn thờ. Trong nội bộ những người Việt tị nạn xa quê hương, chúng ta càng nên thể hiện đức khoan dung với nhau. Bởi vì, nếu chúng ta muốn đồng bào ở trong nước có ngày sớm được sống tự do thì chính chúng ta phải chứng tỏ mình có thể sống theo tinh thần dân chủ tự do. Một nền tảng của tinh thần đó là chấp nhận những người không đồng ý với mình, và kính trọng họ.
Ngô Nhân Dụng
Người Việt
Không có nhận xét nào