Tin báo chí cho biết người dân vùng biển Tuy An phát hiện một “vật thể lạ” có hình dạng giống như thủy lôi mà theo đo đạc sơ bộ của lực lượng chức năng, vật thể này hình trụ, có chiều dài 6,8m, đường kính 54cm; phần đầu hơi nhọn, có màu cam; thân màu đen; đuôi được lắp các chong chóng giống như chân vịt tàu thuyền. Một vài vị trí trên vật thể này có khắc chữ Trung Quốc.
Người dân đọc bản tin lập tức biết ngay đó là thủy lôi của Trung Quốc, nhưng một thủy lôi lại trôi dạt vào bờ biển Việt Nam thật chẳng khác gì quân cướp ngày đã vào tận sân nhà đang hò hét đòi khổ chủ dâng cúng tài sản cho chúng. Cứ nói đến các vấn đề nhạy cảm thuộc Trung Quốc thì báo chí Việt Nam dùng chữ “lạ” để phân biệt những gì “quen” cũng thuộc về Trung Quốc trên đất nước này.
Mà “quen” thì nhiều lắm, không thể kể ra hết trong một bài viết ngắn.
Người Việt đã quen với những toán khách du lịch Trung Quốc tràn ngập đất nước trong thời gian qua. Từ Quảng Ninh, Khánh Hòa cho tới Đà Nẵng, Phú Quốc. . .họ đến Việt Nam du lịch với tâm thế nơi này là vùng đất mà Bắc Kinh đã mua đứt từ lâu. Những câu chuyện giữa khách du lịch Trung Quốc ứng xử một cách bất nhã với dân Việt Nam nhan nhản trên các đường phố nơi gót chân họ ngang qua. Chính quyền chưa có một hành xử đứng đắn nào đối với vấn đề này và nó làm cho người dân ngao ngán thêm trước sự bất lực của chính quyền địa phương khắp nơi. Nói họ bất lực cũng đúng phần nào với bản chất nhưng chính xác hơn, họ bị trung ương trói gô phản ứng tự nhiên của một con người trước các hành xử của ngoại nhân trên đất nước, đồng bào mình.
Chính quyền địa phương làm sao không thấy những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân bị đàn áp thằng tay vì cho rằng đây là mối họa to lớn cho Đảng và nhà nước. Bọn phản cách mạng có thể lợi dụng các cuộc biểu tình để lật đổ chế độ. Lâu dần chính quyền các cấp quen với luận điệu trên và nỗi sợ hãi bị lật đổ song hành với sự sợ hãi người bạn vàng Trung Quốc.
Một sự thật khác rất quen với quan chức Việt Nam, quen đến nỗi trở thành máu thịt nuôi dưỡng chế độ đó là các dự án thầu luôn ưu tiên cho nước này trong khi họ có thể đoan chắc rằng giá khởi điểm luôn luôn bị đội lên trong thời gian thi công, nhưng vấn đề này họ cũng đã quen, đã từng cùng nhau đối phó chỉ có người dân và đất nước là chịu thiệt thòi vì tài nguyên tiền bạc đội nón ra đi.
Nơi nào có công dân Trung Quốc, nơi ấy có hàng rào vây kín không cho dân bản xứ tiếp cận.
Đó là sự thật. Nó xảy ra từ lâu trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Từ Vũng Án tới Bauxite Tây nguyên. Từ các khu resort dành riêng cho người Trung Quốc tại Đà Nẵng cho tới tận mũi Cà Mau trong dự án Nhà máy đạm Cà Mau (Khu Khí - Điện - Đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, H.U Minh, Cà Mau) có bao nhiêu người Trung Quốc đội lốt công nhân tại đây mà chính quyền đành nhìn bất lực?
Và người dân Việt đã quen dần với hiện tượng này. Nhiều người quên mất rằng nơi đây là đất nước của tổ tiên, ông bà để lại người ngoại quốc nào vào đây đều phải theo phép tắt, quy định của pháp luật. Tiếc một điều chính quyền là nơi có bổn phận thi hành phép nước lại quen mất dần với những điều tệ hại thì hỏi sao dân không làm ngơ trước những chướng tai gai mắt.
Chằng những làm ngơ mà còn hợp tác nữa.
Trong thời điểm tranh thủ với nền khoa học kỹ thuật mà thế giới đã đạt được, Việt Nam mở cửa thu nhận mọi công ty, đối tác nào đem lại lợi ích cho đất nước, đây là điểm son của Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhưng tiếc cho nỗ lực này khi sự chọn lựa ấy lại dính vào vết xe “quen” của Trung Quốc. Thay vì các công ty, tập đoàn thuộc khối tư bản, Việt Nam ưu tiên cho Huawei, một tập đoàn đầy tai tiếng của Bắc Kinh, cho phép Huawei tràn vào Việt Nam với kim bài miễn tử trong tay, Huawei chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và chiếm lĩnh luôn sự vẹn toàn lãnh thổ khi mà các cơ sở dữ liệu cho tới an ninh mạng bị tập đoàn này khống chế một cách dễ dàng.
Theo nhà báo Mạnh Kim trích dẫn một phần thông tin trên tờ Nhịp cầu đầu tư ngày 29-4-2013, cho biết, Huawei đã đánh bại các hãng sừng sỏ Ericsson, Alcatel, Nokia-Siemens, Orange-France Telecom, Motorola… để giành thầu cung cấp hệ thống tổng đài, mạng lõi, trạm thu phát sóng cho Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, MobiFone, SFone và G-Tel. Chiến lược của họ “đơn giản chỉ về giá…, tạo ra mức giá rẻ chưa từng có”. Báo Thanh Niên, số 3-2-2015, viết rõ hơn, cho thấy vấn đề không chỉ về giá mà còn là chiến lược và chiến thuật. Cụ thể, Huawei “tìm cách đưa thiết bị hỗ trợ các dự án viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa”. Các dự án luôn được kèm với “quà”. Thanh Niên nói thêm, “theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4-2013, có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này”. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA), cho rằng đây là “mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước”
Nếu không ham rẻ, người dân Việt không tiếp tay với Huawei một cách triệt để như vậy. Nhưng nếu không hối lộ thì Huawei có thể nào khống chế mạng lưới truyền thông trên toàn cõi Việt Nam?
Chưa hết, người Trung Quốc luôn luôn dùng tiền bạc của họ cho các mục tiêu mà họ cần đặt tới. Và người Việt Nam lại là dân tộc ham tiền một cách khó hiểu nhất trên hành tinh này. Lòng tham về tiền bạc đang bào mòn lòng tự tôn dân tộc, ăn ruỗng vào độc lập, và dĩ nhiên không còn tự chủ lấy mình.
Người Việt đang giúp ngoại bang gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đứng tên mua nhà tại Việt Nam.
Tờ South China Morning Post cho biết những người mua nhà tại Việt Nam từ Trung Quốc, Hồng Kông chiếm khoảng 25% tổng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2017, tăng so với mức 21% trong năm 2016.
Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, người mua từ đại lục, Đài Loan và Hồng Kông năm ngoái chiếm 25% tổng số giao dịch của các quốc gia Đông Nam Á, tăng từ 21% trong năm 2016, theo dữ liệu từ CBRE Vietnam. Nhu cầu của người mua Trung Quốc đối với bất động sản Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2018 cao hơn 300% so với quý đầu tiên của năm 2017. Quốc gia này vẫn thấp hơn trong danh sách ưu tiên so với Thái Lan hoặc Malaysia.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, số liệu 31% người Trung Quốc mua nhà đất tại TPHCM chỉ là thông tin phân tích từ số liệu nội bộ của CBRE. Đây cũng chỉ là một trong rất nhiều đơn vị đang cung cấp các sản phẩm bất động sản ra thị trường.
Dù là số liệu của một đơn vị nhưng chúng ta cũng thấy rằng xu thế người Trung Quốc mua nhà đất tại TPHCM đang tăng lên. Thực chất, 31% chỉ là số người Trung Quốc nội địa mua thôi, nếu tính cả người Trung Quốc – Hồng Kông thì con số này tại CBRE là 41%”
Theo Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở. Câu hỏi đặt ra tại sao người Trung Quốc không sợ luật lệ Việt Nam dám bỏ tiền ra mua bất động sản tại một nơi mà luật pháp không cho phép.
Câu trả lời cũng đơn giản không kém: Việt Nam có bài học “nạn kiều” khi xua đuổi hàng trăm ngàn người Hoa ra khỏi đất nước của mình thì lập tức bài học chiến tranh đã làm cho đất nước này kiệt quệ. Lịch sử không thể lập lại bất kể người Trung Quốc có tràn ngập Việt Nam hay không.
Câu thần chú “Không gì quý hơn độc lập, tự do” có vẻ đã lạc hậu khi mà sự độc lập ấy đặt căn bản trên những cái quỳ gối rất quen thuộc từ chính quyền cho tới nhân dân bởi quyền lực và đồng tiến chi phối.
Mặc Lâm
Blog VOA
Mà “quen” thì nhiều lắm, không thể kể ra hết trong một bài viết ngắn.
Người Việt đã quen với những toán khách du lịch Trung Quốc tràn ngập đất nước trong thời gian qua. Từ Quảng Ninh, Khánh Hòa cho tới Đà Nẵng, Phú Quốc. . .họ đến Việt Nam du lịch với tâm thế nơi này là vùng đất mà Bắc Kinh đã mua đứt từ lâu. Những câu chuyện giữa khách du lịch Trung Quốc ứng xử một cách bất nhã với dân Việt Nam nhan nhản trên các đường phố nơi gót chân họ ngang qua. Chính quyền chưa có một hành xử đứng đắn nào đối với vấn đề này và nó làm cho người dân ngao ngán thêm trước sự bất lực của chính quyền địa phương khắp nơi. Nói họ bất lực cũng đúng phần nào với bản chất nhưng chính xác hơn, họ bị trung ương trói gô phản ứng tự nhiên của một con người trước các hành xử của ngoại nhân trên đất nước, đồng bào mình.
Chính quyền địa phương làm sao không thấy những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân bị đàn áp thằng tay vì cho rằng đây là mối họa to lớn cho Đảng và nhà nước. Bọn phản cách mạng có thể lợi dụng các cuộc biểu tình để lật đổ chế độ. Lâu dần chính quyền các cấp quen với luận điệu trên và nỗi sợ hãi bị lật đổ song hành với sự sợ hãi người bạn vàng Trung Quốc.
Một sự thật khác rất quen với quan chức Việt Nam, quen đến nỗi trở thành máu thịt nuôi dưỡng chế độ đó là các dự án thầu luôn ưu tiên cho nước này trong khi họ có thể đoan chắc rằng giá khởi điểm luôn luôn bị đội lên trong thời gian thi công, nhưng vấn đề này họ cũng đã quen, đã từng cùng nhau đối phó chỉ có người dân và đất nước là chịu thiệt thòi vì tài nguyên tiền bạc đội nón ra đi.
Nơi nào có công dân Trung Quốc, nơi ấy có hàng rào vây kín không cho dân bản xứ tiếp cận.
Đó là sự thật. Nó xảy ra từ lâu trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Từ Vũng Án tới Bauxite Tây nguyên. Từ các khu resort dành riêng cho người Trung Quốc tại Đà Nẵng cho tới tận mũi Cà Mau trong dự án Nhà máy đạm Cà Mau (Khu Khí - Điện - Đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, H.U Minh, Cà Mau) có bao nhiêu người Trung Quốc đội lốt công nhân tại đây mà chính quyền đành nhìn bất lực?
Và người dân Việt đã quen dần với hiện tượng này. Nhiều người quên mất rằng nơi đây là đất nước của tổ tiên, ông bà để lại người ngoại quốc nào vào đây đều phải theo phép tắt, quy định của pháp luật. Tiếc một điều chính quyền là nơi có bổn phận thi hành phép nước lại quen mất dần với những điều tệ hại thì hỏi sao dân không làm ngơ trước những chướng tai gai mắt.
Chằng những làm ngơ mà còn hợp tác nữa.
Trong thời điểm tranh thủ với nền khoa học kỹ thuật mà thế giới đã đạt được, Việt Nam mở cửa thu nhận mọi công ty, đối tác nào đem lại lợi ích cho đất nước, đây là điểm son của Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhưng tiếc cho nỗ lực này khi sự chọn lựa ấy lại dính vào vết xe “quen” của Trung Quốc. Thay vì các công ty, tập đoàn thuộc khối tư bản, Việt Nam ưu tiên cho Huawei, một tập đoàn đầy tai tiếng của Bắc Kinh, cho phép Huawei tràn vào Việt Nam với kim bài miễn tử trong tay, Huawei chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và chiếm lĩnh luôn sự vẹn toàn lãnh thổ khi mà các cơ sở dữ liệu cho tới an ninh mạng bị tập đoàn này khống chế một cách dễ dàng.
Theo nhà báo Mạnh Kim trích dẫn một phần thông tin trên tờ Nhịp cầu đầu tư ngày 29-4-2013, cho biết, Huawei đã đánh bại các hãng sừng sỏ Ericsson, Alcatel, Nokia-Siemens, Orange-France Telecom, Motorola… để giành thầu cung cấp hệ thống tổng đài, mạng lõi, trạm thu phát sóng cho Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, MobiFone, SFone và G-Tel. Chiến lược của họ “đơn giản chỉ về giá…, tạo ra mức giá rẻ chưa từng có”. Báo Thanh Niên, số 3-2-2015, viết rõ hơn, cho thấy vấn đề không chỉ về giá mà còn là chiến lược và chiến thuật. Cụ thể, Huawei “tìm cách đưa thiết bị hỗ trợ các dự án viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa”. Các dự án luôn được kèm với “quà”. Thanh Niên nói thêm, “theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4-2013, có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này”. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA), cho rằng đây là “mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước”
Nếu không ham rẻ, người dân Việt không tiếp tay với Huawei một cách triệt để như vậy. Nhưng nếu không hối lộ thì Huawei có thể nào khống chế mạng lưới truyền thông trên toàn cõi Việt Nam?
Chưa hết, người Trung Quốc luôn luôn dùng tiền bạc của họ cho các mục tiêu mà họ cần đặt tới. Và người Việt Nam lại là dân tộc ham tiền một cách khó hiểu nhất trên hành tinh này. Lòng tham về tiền bạc đang bào mòn lòng tự tôn dân tộc, ăn ruỗng vào độc lập, và dĩ nhiên không còn tự chủ lấy mình.
Người Việt đang giúp ngoại bang gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đứng tên mua nhà tại Việt Nam.
Tờ South China Morning Post cho biết những người mua nhà tại Việt Nam từ Trung Quốc, Hồng Kông chiếm khoảng 25% tổng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2017, tăng so với mức 21% trong năm 2016.
Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, người mua từ đại lục, Đài Loan và Hồng Kông năm ngoái chiếm 25% tổng số giao dịch của các quốc gia Đông Nam Á, tăng từ 21% trong năm 2016, theo dữ liệu từ CBRE Vietnam. Nhu cầu của người mua Trung Quốc đối với bất động sản Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2018 cao hơn 300% so với quý đầu tiên của năm 2017. Quốc gia này vẫn thấp hơn trong danh sách ưu tiên so với Thái Lan hoặc Malaysia.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, số liệu 31% người Trung Quốc mua nhà đất tại TPHCM chỉ là thông tin phân tích từ số liệu nội bộ của CBRE. Đây cũng chỉ là một trong rất nhiều đơn vị đang cung cấp các sản phẩm bất động sản ra thị trường.
Dù là số liệu của một đơn vị nhưng chúng ta cũng thấy rằng xu thế người Trung Quốc mua nhà đất tại TPHCM đang tăng lên. Thực chất, 31% chỉ là số người Trung Quốc nội địa mua thôi, nếu tính cả người Trung Quốc – Hồng Kông thì con số này tại CBRE là 41%”
Theo Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở. Câu hỏi đặt ra tại sao người Trung Quốc không sợ luật lệ Việt Nam dám bỏ tiền ra mua bất động sản tại một nơi mà luật pháp không cho phép.
Câu trả lời cũng đơn giản không kém: Việt Nam có bài học “nạn kiều” khi xua đuổi hàng trăm ngàn người Hoa ra khỏi đất nước của mình thì lập tức bài học chiến tranh đã làm cho đất nước này kiệt quệ. Lịch sử không thể lập lại bất kể người Trung Quốc có tràn ngập Việt Nam hay không.
Câu thần chú “Không gì quý hơn độc lập, tự do” có vẻ đã lạc hậu khi mà sự độc lập ấy đặt căn bản trên những cái quỳ gối rất quen thuộc từ chính quyền cho tới nhân dân bởi quyền lực và đồng tiến chi phối.
Mặc Lâm
Blog VOA
Không có nhận xét nào