Muốn xây dựng một quốc gia cường
thịnh cần phải có những cán bộ, viên chức có kiến thức, có năng lực, có
đạo đức. Theo quy định của ngành giáo dục là muốn học lớp 6 thì phải có
bằng Tốt nghiệp Tiểu học, muốn vào Đại học phải có bằng Tốt nghiệp Trung
học Phổ thông. Ấy vậy mà ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều cán bộ
viên chức chưa học lớp 9, lớp 10… mà đã có hai, ba bằng cử nhân (Lãnh
đạo cho phép “nợ bằng”, tức là sau đó phải học Bổ túc lớp 9, 10, 11,
12). Học hành kiểu “sinh con rồi mới sinh cha” thì làm sao mà nắm vững
kiến thức!
Loại
cán bộ viên chức mang học vị, học hàm “tiến sĩ giấy”, “giáo sư ma” là
loại “chỉ biết chăm chăm xu thời hay nịnh đời” cho nên đất nước phải
chịu thảm cảnh: “Đất nước mình thương quá phải không anh/ Mỗi đứa trẻ
sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại/Di sản cho mai sau có gì để cháu
con ta trang trải” (3). Biết mình không có kiến thức, không có năng lực
thì khi được giao nhiệm vụ quá năng lực thì lo mà thoái thác, đằng này
vẫn “hiên ngang, dũng cảm” nhận chức vụ để rồi khi thất bại lại thốt
lên: “…tôi không xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ
này hay một chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không từ chối, không thoái
thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng và nhà nước giao phó cho tôi”
Con
người ta (ngoại trừ những người bệnh tâm thần) khi bắt đầu có trí khôn
thì cũng bắt đầu biết hổ thẹn. Tính hổ thẹn đã xuất hiện từ rất xa xưa
trên mặt đất này. Theo Kinh thánh Cựu ước thì từ thuở hồng hoang, Thượng
đế tạo dựng nên Adam và Eva, rồi để hai ông bà sống trong vườn Địa
Đàng. Hai ông bà được hưởng mọi thứ hoa trái trong vườn, chỉ trừ cây
“biết lành, biết dữ” ở giữa vườn. Hai ông bà sống trần truồng mà không
hề hổ thẹn. Một hôm Satan dụ dỗ bà Eva hái trái cây giữa vườn mà ăn. Eva
từ chối, nhưng Satan bảo: “Ngày nào các ngươi ăn vào, mắt các ngươi sẽ
được mở ra, các ngươi cũng trở nên thần minh, biết điều thiện ác”. Nghe
êm tai, bà Eva liền hái và trao cho Adam cùng ăn. Sau khi ăn, tức khắc
hai ông bà nhận thấy mình trần truồng, liền lấy lá cây kết lại mà che
thân.
Con
người ta, nếu làm việc gì trái với lương tâm, trái với những tập tục,
những quy định của xã hội, tôn giáo thì cảm thấy hổ thẹn.
Trong
cách phát âm từ Hán Việt, hổ thẹn được phát âm là: Tu, Tàm, Sỉ, Ố, Quý,
Tu Ố, Tu Sỉ, Tu Tàm, Tu Quý. Nhưng thông dụng thường dùng từ Tu Ố, Tu
Sỉ(1). Ví dụ: Bất tri tu sỉ là không biết hổ thẹn. Tiếng Việt gọi là
“Trơ tráo”(2) hoặc Tu Ố là một trong thuyết “Tứ đoan” (Trắc ẩn, Tu ố, Từ
nhượng, Thị phi) của Mạnh tử.
Sách
Quản tử ghi: “Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ thị vi tứ duy” (Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ
là 4 giềng mối chính). Liêm- Sỉ là cặp phạm trù đạo đức. So sánh giữa
Liêm và Sỉ thì sỉ cần hơn liêm. Người không liêm làm những việc bất
nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra. Cán bộ viên chức trong bộ máy Nhà
nước mà vô liêm sỉ thì đất nước suy bại. Cách mạng Tháng 10 Nga thành
công, nghe tin một số đảng viên có chức có quyền tham nhũng, Lénine cảnh
báo: “Không ai có thể tiêu diệt Đảng Cộng sản Nga. Chỉ có những đảng
viên của đảng mới có thể làm việc đó”.
Tử
Cống hỏi Khổng tử: Phải làm thế nào mới đáng là kẻ sĩ? Khổng tử đáp:
“Hành kỷ hữu sỉ” (Biết xấu hổ trong mọi cử chỉ và hành động- Luận ngữ:
13,20). Muốn xây dựng một quốc gia cường thịnh cần phải có những cán bộ,
viên chức có kiến thức, có năng lực, có đạo đức. Theo quy định của
ngành giáo dục là muốn học lớp 6 thì phải có bằng Tốt nghiệp Tiểu học,
muốn vào Đại học phải có bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Ấy vậy mà ở
Việt Nam trong thời gian qua có nhiều cán bộ viên chức chưa học lớp 9,
lớp 10… mà đã có hai, ba bằng cử nhân (Lãnh đạo cho phép “nợ bằng”, tức
là sau đó phải học Bổ túc lớp 9, 10, 11, 12). Học hành kiểu “sinh con
rồi mới sinh cha” thì làm sao mà nắm vững kiến thức! Loại cán bộ viên
chức mang học vị, học hàm “tiến sĩ giấy”, “giáo sư ma” là loại “chỉ biết
chăm chăm xu thời hay nịnh đời” cho nên đất nước phải chịu thảm cảnh:
“Đất nước mình thương quá phải không anh/ Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ
nần ông cha để lại/Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải”
(3). Biết mình không có kiến thức, không có năng lực thì khi được giao
nhiệm vụ quá năng lực thì lo mà thoái thác, đằng này vẫn “hiên ngang,
dũng cảm” nhận chức vụ để rồi khi thất bại lại thốt lên: “…tôi không xin
với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ
khác. Mặt khác tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ
gì mà đảng và nhà nước giao phó cho tôi”(4).
Trong
các nước tự do và dân chủ, người lãnh đạo hết lòng với quốc gia luôn
trăn trở: “Quân tử sỉ kỳ ngôn, nhi quá kỳ hạnh” (Hứa nhiều làm ít, người
quân tử lấy làm hổ thẹn- Luận ngữ : 14,29). Do đó, khi thấy làm không
được việc thì tự động xin từ chức chứ không có cái gọi là “văn hóa từ
chức” mới xuất hiện ở Việt Nam cách nay vài ba năm. Tự nhận biết lỗi lầm
và tự xin từ chức, đó là người biết liêm sỉ.
“Riêng
liêm sỉ là đức tính rất hay. Vì người không có liêm đụng cái gì cũng
lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Hạng người như vậy là người bỏ đi
không khác gì giống vật”. Bà Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã
phơi bày bộ mặt vô liêm sỉ của cán bộ viên chức Nhà nước cho bàn dân
thiên hạ thấy: “… Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng
cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ đồng vừa rồi mới khởi
tố. Cái liều vac xin tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay
tại Hà Nội. Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một thứ
gì”(5).
Vào
những ngày cuối năm Mậu Tý, chính phủ đã hỗ trợ cho người nghèo tiền ăn
Tết Kỷ Sửu (2009), vậy mà có rất… rất nhiều tỉnh bị mấy ông cán bộ vô
liêm sỉ “chấm mút”. Sự việc này được tác giả Đồ Bì viết trong bài “Kỹ
thuật chấm mút” đăng trên báo Tuổi Trẻ Cười số 374 trang 3: “…Điển hình
là các ông trưởng thôn, trưởng xóm, trưởng ấp hoặc cũng có thể là các
ông trưởng của các trưởng này chấm mút tiền chính phủ hỗ trợ cho người
nghèo ăn Tết. Tổng số tiền được Chính phủ chi ra giúp người nghèo ăn Tết
Kỷ Sửu là 3800 tỷ đồng. Theo quy định mỗi hộ được 1 triệu đồng; mỗi
nhân khẩu trong hộ được 200.000 đồng. Thế nhưng các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Cà Mau… đã có hiện
tượng trưởng thôn, trưởng xóm, trưởng ấp hoặc trưởng của các ông trưởng
trên chấm mút tiền ăn Tết của người nghèo”.
Ai
đã tham nhũng? Các thế lực thù địch của đảng chăng? Thiếu tướng Phan
Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP. HCM đã giải đáp: “Hầu hết đối tượng
gây ra hành vi tham nhũng từ đảng viên”(6). Ông Lê Minh Trí, Phó Trưởng
Ban Nội chính Trung ương cũng xác nhận: “Chỉ có cán bộ đảng viên tham
nhũng chứ dân thường không tham nhũng”(7). Tham nhũng ở Việt Nam đã trở
thành căn bệnh trầm kha khó có thuốc chữa. Ấy vậy mà ông Đinh Thế Huynh,
Cựu Thường trực Ban Bí thư đã đề xuất ý kiến: “Phải xây dựng văn hóa
khinh bỉ kẻ tham nhũng”(8). Tham nhũng thì có pháp luật trừng trị, đằng
này đề xuất của ông Đinh Thế Huynh giống như chữa bệnh ngoại khoa: “Đau
Nam chữa Bắc”. Người dân tộc thiểu số sống ở rừng sâu, núi thẳm nào có
“xây dựng văn hóa khinh bỉ” mà vẫn sống công bằng với nhau. Đề xuất của
ông Đinh Thế Huynh đã được Giáo sư Tương Lai phản bác: “Khi nó đã vô
liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện
văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân”(9).
Đề
xuất “xây tượng đài nghìn tỷ” có đúng thật là nguyện vọng tha thiết của
nhân dân không? Giáo sư Ngô Bảo Châu có ý kiến: “Số tiền này đủ để xây
dựng toàn bộ trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ
con ăn không no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra
1400 tỷ để xây dựng tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần
kinh”(10).
“Than
ôi! Người đời bây giờ có phải đa số là người “vô liêm sỉ” không? Nếu
quả vậy thì người ta ngậm ngùi than thở rất là phải. Vì “liêm, sỉ” là
nền tảng của đạo làm người. Ở đời còn có sỉ, thì hiếu, đễ, trung, tín,
lễ, nghĩa, liêm còn được, chớ liêm, sỉ đã mất, nhất là sỉ, thì còn gì là
luân thường đạo lý và mong cậy vào đâu nữa. Con người mà đã đến vô sỉ
thì tuy mặc áo, đội mũ mà như con chim, con muông, còn cái gì kiêng nể
mà không dám làm”
Mạnh tử nói: “Vô tu ố chi tâm phi nhân dã” (Người không có lòng hổ thẹn không phải là con người vậy).
“Than
ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta
quên cả liêm, sỉ, không kể chi người thường, thậm chí đến bọn cán bộ
cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước
cũng không phải là nói ngoa”(11).
Diên Khánh- Khánh Hòa - 12/12/2018
Nguyễn Văn Nghệ
________________________________
Chú thích:
1- Tu đi với sỉ là một từ đồng nghĩa để tạo nên cấu trúc ghép đẳng lập
“tu sỉ”. Trước ngày 30/4/1975 dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa có tội
“Công xúc tu sỉ”, có nghĩa là tội công khai làm mất liêm sỉ, làm cho kẻ
khác thẹn thùng, phạm thuần phong mỹ tục. Ví dụ: trần truồng đi ngoài
đường là ghép vào tội “Công xúc tu sỉ”.
2- Ban Tu thư Khai Trí, Tự Điển Việt Nam, Nhà sách Khai Trí 62, Lê Lợi, Sài Gòn, tr.888
3 – Trích từ bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của tác giả Trần Thị Lam
5 - baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-tri-viet-nam/cai-nhin-thang-cua-pho-chu-tich-nuoc-nguyen-thi-doan-3290000/
8 – vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/phai-xay-dung-van-hoa-khinh-bi-ke-tham-nhung-326239.html
10- https://tintucvietnam.vn/giao-su-ngo-bao-chau-noi-gi-ve-chuyen-xay-tuong-dai-1400-ti-tai-son-la-4181
11- Trích từ bài “Liêm, Sỉ” trong tác phẩm “Cổ học tinh hoa”
(Dân Làm Báo)
Không có nhận xét nào