Theo lịch trình đã được xác định ngay
sau Hội nghị trung ương 8 vào tháng Mười năm 2018, sẽ có thêm một hội
nghị trung ương nữa - Hội nghị 9 - được tổ chức vào tháng Mười Hai cùng
năm. Hội nghị này nhắm tới mục tiêu sẽ lấy phiếu tín nhiệm các thành
viên bộ chính trị và ủy viên trung ương - tương tự Hội nghị trung ương
10 vào tháng Giêng năm 2017.
Bộ Chính trị đảng ai còn ai mất? |
Có
thể hình dung ra một ẩn ý của Nguyễn Phú Trọng khi ông ta muốn tổ chức
Hội nghị trung ương 9 chỉ hai tháng sau Hội nghị trung ương 8: sau khi
được ‘nhất thể hóa’ một cách thần tốc để ngồi luôn vào cái ghế của kẻ
mới chết là Trần Đại Quang, ông Trọng muốn tái hiện thành tích ‘100%
nhất trí’ mà các đại biểu của đại hội 12 đã dành cho ông ta - ứng cử
viên duy nhất cho chức tổng bí thư - tại đại hội 12 của đảng cầm quyền
vào đầu năm 2016, sau khi một ứng cử viên thuộc vị thế ‘có tôi không có
anh’ là Nguyễn Tấn Dũng đã không thể ngờ được là phải ‘trở về làm người
tử tế’.
Nhưng
nhu cầu hồi phục nỗi đau còn lớn hơn cả thành tích dễ như thò tay vào
túi. Theo rất nhiều nguồn tin không chính thức và cả báo chí quốc tế mà
cho tới nay vẫn không bị phản ứng hay cải chính nào của bất kỳ cơ quan
có trách nhiệm nào của đảng hay chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã
trở thành kẻ vượt mặt Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đua ‘thăm dò uy tín
tổng bí thư cho đại hội 12’ diễn ra tại Hội nghị trung ương 10 vào đầu
năm 2015, với kết quả Dũng xếp đầu bảng trong khi Trọng chỉ lót chót thứ
8.
Còn
giờ đây, khi Nguyễn Tấn Dũng đã phải yên vị ‘làm người tử tế’, còn Trần
Đại Quang thì không thể sống được để làm người tử tế, chỉ còn duy nhất
Nguyễn Phú Trọng. Hầu như không hoài nghi rằng Hội nghị trung ương 9 vào
tháng Mười Hai năm 2018 sẽ ghi nhận ‘uy tín cao nhất’ của ông ta - nếu
không phải là 100% thì cũng không thể dưới 99%.
Có thể cho rằng Hội nghị trung ương 9 là hội nghị đầu tiên được tổ chức sau ‘đại hội 13’.
Đại
hội 13 của đảng cầm quyền - dự định tổ chức tận năm 2021 - đã được đốt
cháy giai đoạn ngay tại Hội nghị trung ương 8 vào tháng Chín năm 2018
với cái ghế chủ tịch nước dành thêm cho Tổng bí thư Trọng, để hình ảnh
‘choàng hai vai’ sáng chói của ông ta sẽ lướt qua năm 2021 mang tính thủ
tục và kéo đến tận năm 2024 hoặc 2026 - tùy vào mức độ thay đổi hiến
pháp.
Tại
‘đại hội 13’, Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ là phương án
‘nghi binh’, và cả những phương án Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng,
Tòng Thị Phóng, Ngô Xuân Lịch… cũng chỉ là một thủ thuật ‘chân gỗ’ theo
truyền thống thủ đoạn ‘làm nhân sự’ - điều được thực hiện tương tự như
cái cách ‘đưa ra nhiều ứng cử viên cho chức tổng bí thư nhưng đến giờ
chót chỉ chọn một người’ ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, và
ứng cử viên ở vào thế ‘độc cô cầu bại’ đó, chẳng phải ai khác, chính là
‘chân thật’ Nguyễn Phú Trọng.
‘Đại
hội 13’ đã chính thức kết thúc với một ông vua của nền chính trị hiện
đại mà blogger Huy Đức trong bài ‘Nhất thể hóa’ trên facebook của mình
trùng thời điểm ngày 30/9 khi Bộ Chính trị họp, đã định hướng: "Nhất thể
hoá tạo tính chính danh cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở
Việt Nam” và "Đừng sợ tập trung quyền lực vào một người’.
Một
khi không còn đại hội 13 vào năm 2021 theo đúng nghĩa đen của nó, toàn
bộ những quan chức đầu sỏ hiện thời, trừ Trọng, sẽ ‘ai ngồi đâu ngồi
đó’. Sẽ không thể cục cựa gì nữa. Sẽ không còn màn chạy đua quyết liệt
và quá nhiều cảm xúc vào chức tổng bí thư hay chủ tịch nước như những
đại hội trước đây. Tất cả đều bị triệt tiêu ‘động lực cống hiến’, bởi
tương lai sự nghiệp chính trị của tất cả đều đã ‘đụng trần’.
Thậm
chí vào năm 2021, nếu Nguyễn Phú Trọng muốn và còn giữ được quyền lực
độc tôn trước ‘đàn cừu’ của mình, ông ta hoàn toàn có thể làm như Tập
Cận Bình đã làm tại đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm
2019: không biết làm cách nào mà Tập đã khiến cả Ban chấp hành trung
ương lẫn Quốc hội chấp thuận bỏ thẳng điều khoản ‘chủ tịch nước làm
không quá hai nhiệm kỳ’ trong hiến pháp, để từ đó hướng đến tương lai
‘ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi’.
(VNTB)
Không có nhận xét nào