Hội nghị Trung ương 9 Đảng Cộng sản
Việt Nam đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 25/12 với phần nội dung
đáng chú ý là lấy phiếu tín nhiệm đối với các uỷ viên Bộ Chính trị và
Ban Bí Thư được diễn ra vào chiều cùng ngày.
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Trung ương 9 ở Hà Nội hôm 25/12/2018 |
Theo
truyền thông trong nước, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ chỉ được thực hiện
với 21 uỷ viên trong số 24 người. 3 người không có tên trong các phiếu
tín nhiệm ở hội nghị lần này là ông Đinh Thế Huynh đang nghỉ bệnh dài
ngày và hai người khác mới được bầu bổ sung vào Ban Bí thư là ông Trần
Cẩm Tú - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Trần Thanh Mẫn - Chủ
tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc.
Phát
biểu tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, uỷ viên Bộ
Chính trị, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là
nhằm thăm dò tín nhiệm, qua đó giúp các đồng chí được lấy phiếu tín
nhiện tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện,
không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Việc
lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo Nghị quyết 262 của Ban Chấp
hành Trung ương quy định về lấy phiếu tín nhiệm với thành viên lãnh đạo
cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận tổ
quốc, và các đoàn thể chính trị, xã hội.
Theo nguyên tắc, việc lấy phiếu tín nhiệm này được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ các cấp.
Hai
nội dung chính của lấy phiếu tín nhiệm bao gồm: phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong việc
thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, chống tham nhũng, trục lợi cá
nhân, gương mẫu của bản thân và gia đình. Nội dung thứ hai là năng lực
thực tiễn.
Theo
Quy định số 262 của Bộ Chính trị, cán bộ có trên 50% số phiếu tính
nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi quy hoạch chức vụ cao hơn, từ
2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì có thể cho từ chức hoặc cho thôi
giữ chức vụ.
Hình
minh hoạ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) bắt tay nguyên Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trước phiên khai mạc Quốc hội ở Hà Nội hôm 23/10/2017
Hình
minh hoạ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) bắt tay nguyên Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trước phiên khai mạc Quốc hội ở Hà Nội hôm 23/10/2017
AFP
Vào
năm 2015, tại Hội nghị Trung ương 10, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các
lãnh đạo đảng lúc đó cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đạt số phiếu
tín nhiệm cao nhất với 152 phiếu tính nhiệm cao, tiếp theo là Chủ tịch
nước Trường Tấn Sang với 149 phiếu và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân với 145 phiếu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó chỉ đứng số 8
trong số 20 người được lấy phiếu tín nhiệm với số phiếu tín nhiệm cao là
135 phiếu.
Trước
đó tại hội nghị Trung ương 6 năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị
đề nghị kỷ luật nhưng kết thúc hội nghị ông đã không phải chịu hình thức
kỷ luật nào. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau này chỉ nói đến tên đồng
chí X bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại hội nghị Trung ương mà sau đó
nhiều người cho rằng đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại
Đại hội đảng vào đầu năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu
tiếp tục giữ chức. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tiếp tục vào danh
sách các lãnh đạo Đảng và chính phủ.
(RFA)
Không có nhận xét nào