Phải chăng Phan Văn Anh Vũ và những
quan chức Tổng cục tình báo Bộ Công an đã chủ đích tung tài liệu trên
lên mạng xã hội để “chơi lại” Tổng cục 2 quân đội?
Hai 'tham tướng' Bùi Văn Thành (trái) và Trần Việt Tân |
Dù
trang tin điện tử của Bộ Công an thông tin với lý do bắt hai thứ trưởng
bộ này - Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân - là “nằm trong diễn biến mở
rộng điều tra vụ án lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ liên
quan Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm”, nhưng rất có thể lý do đó chỉ mang
tính danh nghĩa và/hoặc mang tính kỹ thuật trong chiến thuật điều tra và
tố tụng hình sự, trong khi nguồn cơn thực chất của vụ khởi tố trên còn
thâm sâu và ‘nhạy cảm chính trị’ hơn.
Vào
cuối tháng 12/2017, vào lúc Vũ “Nhôm” - tức Thượng tá công an Phan Văn
Anh Vũ đào tẩu và bị phát lệnh truy nã quốc tế, có một chi tiết “lạ”:
trong khi báo chí nhà nước ồn ào đưa tin về rất nhiều dự án đất đai và
nhà công sản mà Phan Văn Anh Vũ đã trục lợi chính sách để có được và làm
giàu bất chính, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an lại tung ra lệnh
truy nã của đối với Phan Văn Anh Vũ và khởi tố Vũ do có hành vi “Cố ý
làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.
Trong
những tháng đầu năm 2018, Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục tình báo Bộ Công an đã nghỉ hưu - bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an khởi tố và tống giam về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.
Cùng bị bắt với tướng Tuấn trong đợt này là Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ
Công an, cũng về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.
Đến
tháng 7 năm 2018, Bộ Chính trị họp kín và kết luận về ‘đồng chí Bùi Văn
Thành’, trong đó có một nội dung dù mơ hồ nhưng rất đáng chú ý là “vi
phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ
Công an”, còn ‘đồng chí Trần Việt Tân’ thì “ký một số văn bản vi phạm
quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh
hưởng rất xấu đến uy tín của ngành công an”.
Đến
nay và liên quan đến tội danh “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, đã xuất
hiện ít nhất một đa giác với 5 đỉnh: Bùi Văn Thành - Trần Việt Tân -
Phan Hữu Tuấn - Nguyễn Hữu Bách - Phan Văn Anh Vũ.
Nếu
quả thực Phan Văn Anh Vũ có tài liệu bí mật và chủ ý làm lộ tài liệu bí
mật ấy, tài liệu này có thể được chỉ đạo cung cấp bởi các tướng Bùi Văn
Thành, Trần Việt Tân, Phan Hữu Tuấn, còn cán bộ Nguyễn Hữu Bách là
người trực tiếp chuyển giao tài liệu.
Vào
thời gian Phan Văn Anh Vũ bị truy nã, đã xuất hiện một luồng dư luận
cho rằng Vũ có trong tay danh sách màng lưới tình báo viên cùng danh
sách các công ty bình phong và công ty sân sau của ngành công an đang
hoạt động ở trong và ngoài nước. Nếu bản danh sách này bị lộ ra thì đó
sẽ là một chấn động không chỉ đối nội mà còn đối ngoại và mang tầm cỡ
quốc tế, khiến không chỉ Tổng cục Tình báo mà cả Bộ Công an cũng “đi
đứt”.
Nhưng có lẽ “bí mật nhà nước” được hình dung bị lộ lọt rõ hơn cả là “Báo cáo tin tình báo”.
Một
chi tiết liên quan vụ Vũ “Nhôm” nhưng có vẻ ít được dư luận chú ý là
chỉ ít ngày sau khi Vũ “Nhôm” bị đặt vào lệnh truy nã, trên mạng xã hội
bất thần hiện ra một tài liệu mang tên “Báo cáo tin tình báo”. Không
biết tài liệu này có tính xác cứ nào hay không và nếu có thì xác cứ đến
mức độ nào, nhưng địa chỉ được cho là phát hành nó là Tổng cục 2 (Tổng
cục Tình báo) - Bộ Quốc phòng, ký tên Trung tướng Phạm Ngọc Hùng - Tổng
cục trưởng Tổng cục Tình báo.
Bản
“Báo cáo tin tình báo” trên dài đến 4 trang, đặc biệt đề cập về Vũ
“Nhôm” và “phe cánh chính trị” không chỉ ở Đà Nẵng mà còn lên đến “trung
ương”, cùng mối quan hệ của Vũ “Nhôm” với một số nhân vật và quan chức
khác.
Nếu
đọc kỹ bản báo cáo trên thì có thể nhận ra một số “biện pháp nghiệp vụ”
mà cơ quan được cho là Tổng cục 2 quân đội đã áp dụng để theo dõi Vũ
“Nhôm”.
Vậy phía quân đội đã phản ứng thế nào với tài liệu hiếm có trên?
Thông
thường, việc xuất hiện một tài liệu nghiệp vụ chuyên sâu cùng độ bảo
mật cao như vậy là một sự kiện “động trời” trong ngành tình báo, phải
khiến cho đương sự là Tổng cục 2 “nhảy nhổm lên”, để ngay lập tức có
hành động “phản bác các luận điệu sai trái” trên mạng xã hội, nhất là
khi Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã khoe khoang về “lực lượng 47” có
đến 10.000 dư luận viên vào cuối năm 2017.
Nhưng
rất lạ lùng là cho tới nay, đã nhiều tháng trôi qua kể từ thời điểm
hiện ra “Báo cáo tin tình báo” trên, người ta vẫn chưa thấy Bộ Quốc
phòng tổ chức họp báo hay có công bố nào để phản bác tính vô xác cứ của
tài liệu này.
Mà như vậy, ngày càng xác cứ rằng “Báo cáo tin tình báo” trên là có thực.
Phải
chăng Phan Văn Anh Vũ và những quan chức Tổng cục tình báo Bộ Công an
đã chủ đích tung tài liệu trên lên mạng xã hội để “chơi lại” Tổng cục 2
quân đội?
(VNTB)
Không có nhận xét nào