Gia đình ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) tiếp tục bán cổ phiếu, quyết rút hết tài sản khỏi nhà băng VietBank, gây ra nhiều đồn đoán là sẽ ra ngoại quốc định cư.
Báo VietNamNet ngày 19 Tháng Mười Hai, 2018, cho biết Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa công bố giao dịch cổ phiếu từ người nội bộ ngân hàng.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Kim Thanh và ông Đặng Công Minh, cha mẹ đẻ của bà Đặng Ngọc Lan (vợ Bầu Kiên), thành viên Hội Đồng Quản Trị VietBank vừa ghi danh chuyển nhượng toàn bộ hơn 7.4 triệu cổ phiếu, nhằm thoái sạch vốn khỏi ngân hàng này. Giao dịch bán cổ phiếu diễn ra từ ngày 19 Tháng Mười Hai, 2018 đến ngày 19 Tháng Một, 2019.
Đây là diễn biến tiếp theo sau nhóm cổ đông khá lớn của VietBank có liên quan tới vợ chồng Bầu Kiên, mà trước đó nhóm người này đã liên tục có động thái muốn thoái sạch vốn khỏi VietBank.
Tin cho biết, vợ chồng ông Kiên có dấu hiệu rút khỏi VietBank ngay từ đầu năm 2018, mặc dù những điều bí ẩn, phức tạp về tình trạng chủ sở hữu và hoạt động của ngân hàng này dần bớt đi và có kết quả hoạt động khá tốt, với lợi nhuận sau thuế quý 3 năm 2018 với tăng hơn 400% nhờ thu nhập lãi thuần và từ việc mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh.
Hồi Tháng Bảy, 2018, bà Đặng Ngọc Lan đang nắm giữ gần 15 triệu cổ phiếu VietBank, tương đương hơn 4.6% vốn điều lệ, cũng đã từng ghi danh bán toàn bộ cổ phiếu, nhưng không thành công.
Sau đó, trong Tháng Mười, 2018, ông Nguyễn Đức Kiên ghi danh thoái toán bộ hơn 6.6 triệu cổ phần (mệnh giá 10,000 đồng/cổ phần), tương đương hơn 2% vốn điều lệ nhưng chưa thành công sau khi bán bất thành trước đó vài tháng với nguyên nhân “chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.”
Trước đó, Bầu Kiên và bố mẹ vợ cũng đã nhiều lần thoái vốn khỏi VietBank và bán thành công cả chục triệu cổ phiếu VietBank.
Tương tự, bà Nguyễn Thúy Lan, em ruột của Bầu Kiên cùng chồng và chị gái hồi cuối Tháng Bảy, 2018 đã chuyển nhượng xong 19.3 triệu cổ phiếu VietBank.
Bà Đặng Ngọc Lan mặc dù là thành viên Hội Đồng Quản Trị VietBank nhưng trong các cuộc họp gần đây bà đều vắng mặt.
Trong khi đó, một nhân vật cũ tại Ngân Hàng ACB của ông Nguyễn Đức Kiên là ông Phạm Trung Cang bắt đầu xuất hiện trở lại tại VietBank với tư cách là người có liên quan tới một cổ đông tại ngân hàng này.
Ông Phạm Trung Cang đã mãn hạn tù trong vụ án Nguyễn Đức Kiên tại Ngân Hàng ACB và hiện nay “đã có thẻ xanh ở Mỹ.”
VietBank là một ngân hàng nhỏ, thành lập từ đầu năm 2007 tại Sóc Trăng, nhưng thông tin về cổ đông ít được công bố công khai. VietBank có mối quan hệ khá gần gũi với Ngân Hàng ACB và nổi tiếng trong giới đầu tư Việt Nam sau vụ án Bầu Kiên hồi năm 2013.
Ngân Hàng ACB được nói đến như là cổ đông sáng lập của VietBank, nhưng trên thực tế gần như không có ai biết Ngân Hàng ACB đầu tư vào đây bao nhiêu tiền. Mọi người chỉ biết rằng, hiện bà Đặng Ngọc Lan vẫn là thành viên Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng này.
Dư luận cho rằng, gia đình Bầu Kiên đang âm thầm chuyển tài sản ra hết ngoại quốc, tạo sẵn cơ sở làm ăn đợi khi ông Kiên ra tù sẽ đi định cư, tựa như nhiều “đồng chí” của ông hiện nay.
Người Việt
Theo đó, bà Nguyễn Thị Kim Thanh và ông Đặng Công Minh, cha mẹ đẻ của bà Đặng Ngọc Lan (vợ Bầu Kiên), thành viên Hội Đồng Quản Trị VietBank vừa ghi danh chuyển nhượng toàn bộ hơn 7.4 triệu cổ phiếu, nhằm thoái sạch vốn khỏi ngân hàng này. Giao dịch bán cổ phiếu diễn ra từ ngày 19 Tháng Mười Hai, 2018 đến ngày 19 Tháng Một, 2019.
Đây là diễn biến tiếp theo sau nhóm cổ đông khá lớn của VietBank có liên quan tới vợ chồng Bầu Kiên, mà trước đó nhóm người này đã liên tục có động thái muốn thoái sạch vốn khỏi VietBank.
Tin cho biết, vợ chồng ông Kiên có dấu hiệu rút khỏi VietBank ngay từ đầu năm 2018, mặc dù những điều bí ẩn, phức tạp về tình trạng chủ sở hữu và hoạt động của ngân hàng này dần bớt đi và có kết quả hoạt động khá tốt, với lợi nhuận sau thuế quý 3 năm 2018 với tăng hơn 400% nhờ thu nhập lãi thuần và từ việc mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh.
Hồi Tháng Bảy, 2018, bà Đặng Ngọc Lan đang nắm giữ gần 15 triệu cổ phiếu VietBank, tương đương hơn 4.6% vốn điều lệ, cũng đã từng ghi danh bán toàn bộ cổ phiếu, nhưng không thành công.
Sau đó, trong Tháng Mười, 2018, ông Nguyễn Đức Kiên ghi danh thoái toán bộ hơn 6.6 triệu cổ phần (mệnh giá 10,000 đồng/cổ phần), tương đương hơn 2% vốn điều lệ nhưng chưa thành công sau khi bán bất thành trước đó vài tháng với nguyên nhân “chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.”
Trước đó, Bầu Kiên và bố mẹ vợ cũng đã nhiều lần thoái vốn khỏi VietBank và bán thành công cả chục triệu cổ phiếu VietBank.
Tương tự, bà Nguyễn Thúy Lan, em ruột của Bầu Kiên cùng chồng và chị gái hồi cuối Tháng Bảy, 2018 đã chuyển nhượng xong 19.3 triệu cổ phiếu VietBank.
Bà Đặng Ngọc Lan mặc dù là thành viên Hội Đồng Quản Trị VietBank nhưng trong các cuộc họp gần đây bà đều vắng mặt.
Trong khi đó, một nhân vật cũ tại Ngân Hàng ACB của ông Nguyễn Đức Kiên là ông Phạm Trung Cang bắt đầu xuất hiện trở lại tại VietBank với tư cách là người có liên quan tới một cổ đông tại ngân hàng này.
Ông Phạm Trung Cang đã mãn hạn tù trong vụ án Nguyễn Đức Kiên tại Ngân Hàng ACB và hiện nay “đã có thẻ xanh ở Mỹ.”
VietBank là một ngân hàng nhỏ, thành lập từ đầu năm 2007 tại Sóc Trăng, nhưng thông tin về cổ đông ít được công bố công khai. VietBank có mối quan hệ khá gần gũi với Ngân Hàng ACB và nổi tiếng trong giới đầu tư Việt Nam sau vụ án Bầu Kiên hồi năm 2013.
Ngân Hàng ACB được nói đến như là cổ đông sáng lập của VietBank, nhưng trên thực tế gần như không có ai biết Ngân Hàng ACB đầu tư vào đây bao nhiêu tiền. Mọi người chỉ biết rằng, hiện bà Đặng Ngọc Lan vẫn là thành viên Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng này.
Dư luận cho rằng, gia đình Bầu Kiên đang âm thầm chuyển tài sản ra hết ngoại quốc, tạo sẵn cơ sở làm ăn đợi khi ông Kiên ra tù sẽ đi định cư, tựa như nhiều “đồng chí” của ông hiện nay.
Người Việt
Không có nhận xét nào