Tổng Cục Thống kê, vào chiều ngày 27 tháng 12 công bố Tổng sản phẩm trong nước-GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, vượt qua dự báo của Ngân hàng Thế giới-World Bank ở mức 6,8% và lập kỷ lục cao nhất kể từ năm 2008.
Đài RFA có cuộc trao đổi với Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng xoay quanh thông tin vừa nêu để tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2018.
Trước hết, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về con số GDP tăng trưởng ngoạn mục ở mức 7,08%:
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Điều đầu tiên có thể khẳng định là con số đó không trung thực. Tại vì rất nhiều người đánh giá là tình hình kinh tế Việt Nam cho đến giờ chưa có gì sáng sủa, và một số chuyên gia phản biện độc lập còn đánh giá kể từ năm 2008, tức là thời điểm kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào suy thoái cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào thời điểm đó, cho đến nay đã 10 năm thì kinh tế Việt Nam vẫn hoàn toàn suy thoái. Do đó, một nền kinh suy thoái thì không thể có GDP tăng trưởng vượt bậc như vậy.
Vào năm 2017, vào khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chính phủ và các bộ, ngành hào hứng tuyên bố là GDP đã vượt lên đến 6,7% nguyên năm và 7% cho Quý IV của năm 2017. Trong khi đó, một chuyên gia phản biện ở Việt Nam là Tiến sĩ kinh tế Bùi Trinh, bằng một số tính toán vẫn dựa trên những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì ông tính ra GDP thực của Việt Nam chỉ vào khỏang 3%. Và, theo tôi thì những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì khó mà tin cậy được. Cho nên nếu dựa trên những dữ liệu thực hơn nữa thì GDP thực của Việt Nam có khi còn giảm dưới 3%.
RFA: Thưa tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông nhận định số liệu GDP 2018 của Việt Nam tăng 7,08% do Tổng cục Thống kê công bố là không trung thực. Vậy những phản biện của ông là gì?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu rủi ro của bộ ba bao gồm nợ công, nợ xấu và tình hình ngân sách.
Nợ công thực hiện nay đã lên đến 210% GDP, tức là lên tới ít nhất 431 tỷ đô la Mỹ (USD). Nhưng vào năm 2018 thì có lẽ lên phải tới 450 tỷ USD, tức là gấp đôi GDP; nghĩa là bao gồm cả nợ của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước mà Luật Nợ công Việt Nam không chịu tính vào. Tuy nhiên, nếu chiếu theo tiêu chuẩn, theo tiêu chí của Liên Hiệp Quốc (LHQ) thì phải tính vào luôn thì nợ công của Việt Nam sẽ lên rất cao, ít nhất ở mức 210% GDP.
Trong khi đó, nợ xấu thì hình như vẫn chưa giải quyết được một khoản đáng kể nào cả. Và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có thể lên đến hàng triệu ngàn tỷ đồng, rất cao.
GDP được cấu thành chủ yếu từ giá trị sản lượng của ba thành phần kinh tế lớn của Việt Nam, gồm thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Nhưng trong năm 2017 và năm 2018 thì thu thuế từ ba thành phần kinh tế này đều giảm khá mạnh và không đạt được dự toán. Cụ thể, thu từ khối doanh nghiệp nhà nước là gỉam 2,9%; thu từ khối doanh nghiệp tư nhân giảm 2,2%; và thu từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm đến 15,1%. Khi nhìn vào tỷ lệ thu thuế bị sụt giảm từ ba thành phần kinh tế tạo ra sản lượng thì lấy đâu ra cho việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 7%, là tăng trưởng cao nhất trong 10 năm?
Phản biện thứ hai là một nền kinh tế tăng trưởng thì không thể có số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp phải giải thể và tạm ngừng hoạt động cao. Vào tháng 10 năm 2018, Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và phải giải thể nhiều bất thường, lên đến 24.500 doanh nghiệp, tức là tăng 76% so với cùng kỳ năm 2017. Có nghĩa là tỷ lệ doanh nghiệp ‘bị chết’ cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập mới. Như vậy thì làm sao có thể nói nền kinh tế tăng trưởng mạnh?
RFA: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam sẽ ở mức 7% và Ngân hàng Thế giới-World Bank dự báo ở mức 6,8%, tương đương như năm 2018 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại. Quan điểm của ông thế nào?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Dự báo cho kinh tế năm 2019 của Việt Nam vừa rồi được phát ra bởi một số bộ, ngành và kể cả từ tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp vào cuối tháng 12 năm 2018. Trong đó đưa ra ba kịch bản kinh tế và đều có chỉ số tăng trưởng GDP cao, từ 6,5-7%. Thế thì tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng lấy cơ sở dữ liệu ở đâu mà có thể đánh giá được việc tăng trưởng như vậy? Hay thuần túy đây là một động cơ chính trị và phục vụ cho những mục địc chính trị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để đánh bóng, tô hồng và hô hào?
Nền kinh tế đã suy thoái như những yếu tố mà tôi nêu ra và nhiều chuyên gia khác góp ý thì không thể có tăng trưởng kinh tế mạnh đến mức như vậy?
Một vấn đề khác là tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng đánh giá xuôi chiều theo đánh giá của một số cơ quan nhà nước, như Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư, Bộ Tài Chính hay Ngân hàng Nhà nước về chỉ số lạm phát ở Việt Nam, chỉ ở mức 4%. Tôi không hiểu nỗi họ tính như thế nào trong khi lạm phát thực tế ở Việt Nam mỗi năm, trong những năm vừa qua đã lên đến vài ba chục phần trăm, chứ không phải được kiềm chế dưới 4% hay 5%.
Chúng ta chỉ cần đưa ra một so sánh vào thời điểm năm 2008 thì tổng dư nợ tín dụng cho vay chỉ là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 thì tổng dư nợ tín dụng cho vay đã lên đến 7 triệu tỷ đồng, tức là gấp hơn 3 lần. Có nghĩa là trong khỏang thời gian một thập niên qua thì Bộ Chính trị, Đảng và Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính rất có thể đã phải cho in tiền và in tiền rất ghê gớm từ 400-500 ngàn tỷ đồng/năm. Và chính việc in tiền như vậy tạo ra lạm phát tăng vọt.
Thực tế bây giờ bất kỳ người dân nào phải đi mua sắm thì đều thấy các mặt hàng tăng giá rất nhanh, chưa kể là được kích thích, kích hoạt bởi những yếu tố tăng giá điện, tăng giá xăng dầu, tăng giá y tế, tăng giá khám chữa bệnh… và tất cả đè lên đầu lên cổ người dân Việt Nam.
RFA: Trong cuộc phỏng vấn với Đài tiếng nói Việt Nam vào hạ tuần tháng 12, ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhắc đến một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ tăng trưởng GDP năm 2019 là chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân và chủ trương của Chính phủ là kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế? Ông có nghĩ rằng thời điểm năm 2019, khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ được đặc biệt chú trọng và trở thành nội lực của nền kinh tế?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tại Nghị quyết 5 vào tháng 5 năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn công nhận kinh tế nhà nước là chủ đạo, chứ không phải kinh tế tư nhân và vẫn duy trì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải kinh tế thị trường. Cho nên mâu thuẫn với lấy kinh tế tư nhân làm nội lực là chính.
Thứ hai, kinh tế tư nhân chỉ chiếm được có 1/3 số tài sản so với 2/3 giá trị tài sản mà kinh tế nhà nước chiếm. Và, kinh tế tư nhân bị hạn chế bởi nhiều chính sách, không có đặc thù được nhiều ưu đãi như kinh tế nhà nước. Thế nhưng, kinh tế tư nhân từ nhiều năm qua đã chiếm hơn 2/3 giá trị tổng sản lượng của Việt Nam, trong khi kinh tế nhà nước chỉ chiếm có 1/3. Về việc này thì lại mâu thuẫn vô cùng lớn vì Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng chỉ đánh giá cho đến nay giá trị sản lượng của kinh tế tư nhân tạo ra chiếm có 8% mà thôi, trong khi thực chất là hơn 2/3.
Như vậy, tôi gọi những con số của Tổng cục Thống kê là những con số rất đáng bị nghi ngờ và nói thực chất ra đó là những con số giả. Tổng cục Thống kê, một cơ quan thống kê lớn nhất của Nhà nước mà đưa ra số liệu thống kê giả thì ai có thể tin được?
Thêm nữa là các cơ quan nhà nước có nêu thành tích của giá trị xuất khẩu của Việt Nam, cho rằng đây là thành tố chính để kích thích GDP tăng trưởng. Quả thực giá trị xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là tăng và tăng gấp đôi GDP, ước khoảng từ 430 đến 440 tỷ USD trong năm 2018. Nhưng, hơn 70% giá trị xuất khẩu thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, Việt Nam có thể xuất siêu, có thể tăng giá trị sản lượng xuất khẩu, nhưng về mặt thực chất là ngân sách nhà nước chỉ thu được thuế từ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thôi. Còn lãi ròng qua xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng. Điều này có nghĩa là kinh tế Việt Nam chẳng được hưởng lợi gì cả ngoài thuế.
Từ đó có thể thấy là hai thành phần kinh tế chính tạo ra nội lực kinh tế ở Việt Nam gồm doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước. Cho nên Việt Nam có một mâu thuẫn vô cùng lớn. Trong nước về mặt phổ biến nghị quyết, chủ trương thì luôn luôn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi các quan chức cao cấp đi nước ngoài để xin tiền, vay tiền thì luôn luôn chỉ nói kinh tế thị trường và đề nghị Mỹ, các nước Phương Tây-Liên minh Châu Âu linh hoạt cho Việt Nam sớm được chấp nhận quy chế kinh tế thị trường, bỏ luôn cái đuôi ‘xã hội chủ nghĩa’.
RFA: Đài RFA ghi nhận tại các diễn đàn về kinh tế ở Việt Nam, một số giới chức và chuyên gia nhấn mạnh mặc dù GDP tăng trưởng kỷ lục, nhưng phải lưu tâm đến phát triển bền vững. Qua phân tích của ông vừa rồi, có phải yếu tố ‘phát triển bền vững’ cho nền kinh tế Việt Nam là một khái niệm xa vời?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Một nền kinh tế phát triển bền vững làm sao có thể dựa trên cơ sở dữ liệu của quá khứ và hiện tại mang tính chất là bị nghi ngờ và không trung thực, thậm chí là giả tạo?
RFA: Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2018 và đang chờ đợi ký Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Châu Âu trong tương lai gần. Qua việc ký kết hai hiệp định này, Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, ông có nhận thấy dấu hiệu Việt Nam buộc phải chuyển sang cơ chế thị trường của thế giới và sẽ có cơ hội tạo ra đà phát triển kinh tế thật sự, chứ không phải là ‘ảo’ theo như nhận định của ông là GDP tăng nhưng kinh tế lại suy yếu?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Sẽ có bước chuyển dần, chuyển chậm, nhưng bắt buộc phải chuyển. Bởi vì nếu không chuyển thì sẽ không thể đáp ứng được những điều kiện của CPTPP; đặc biệt là những điều kiện về đầu tư, vay tín dụng và xuất khẩu. Nếu không có ‘kinh tế thị trường’ thì không được đáp ứng những điều kiện đó đâu.
Việt Nam bây giờ bắt buộc phải chuyển. Vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng chuyển hay ông Nguyễn Xuân Phúc chuyển hoặc cả hai ông cùng chuyển? Nếu ông Trọng không chịu chuyển thì làm sao ông Phúc chuyển được? Ông Trọng cứ khư khư giữ ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’. Còn ông Phúc cứ khư khư giữ kinh tế nhà nước làm chủ đạo và vẫn say sưa với thành tích của GDP tăng trưởng kỷ lục thì làm sao nhìn vào thực chất của nền kinh tế để phát triển được?
RFA: Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng dành thời gian cho cuộc trao đổi này với Đài RFA.
Hòa Ái
RFA
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Trước hết, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về con số GDP tăng trưởng ngoạn mục ở mức 7,08%:
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Điều đầu tiên có thể khẳng định là con số đó không trung thực. Tại vì rất nhiều người đánh giá là tình hình kinh tế Việt Nam cho đến giờ chưa có gì sáng sủa, và một số chuyên gia phản biện độc lập còn đánh giá kể từ năm 2008, tức là thời điểm kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào suy thoái cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào thời điểm đó, cho đến nay đã 10 năm thì kinh tế Việt Nam vẫn hoàn toàn suy thoái. Do đó, một nền kinh suy thoái thì không thể có GDP tăng trưởng vượt bậc như vậy.
Vào năm 2017, vào khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chính phủ và các bộ, ngành hào hứng tuyên bố là GDP đã vượt lên đến 6,7% nguyên năm và 7% cho Quý IV của năm 2017. Trong khi đó, một chuyên gia phản biện ở Việt Nam là Tiến sĩ kinh tế Bùi Trinh, bằng một số tính toán vẫn dựa trên những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì ông tính ra GDP thực của Việt Nam chỉ vào khỏang 3%. Và, theo tôi thì những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì khó mà tin cậy được. Cho nên nếu dựa trên những dữ liệu thực hơn nữa thì GDP thực của Việt Nam có khi còn giảm dưới 3%.
RFA: Thưa tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông nhận định số liệu GDP 2018 của Việt Nam tăng 7,08% do Tổng cục Thống kê công bố là không trung thực. Vậy những phản biện của ông là gì?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu rủi ro của bộ ba bao gồm nợ công, nợ xấu và tình hình ngân sách.
Nợ công thực hiện nay đã lên đến 210% GDP, tức là lên tới ít nhất 431 tỷ đô la Mỹ (USD). Nhưng vào năm 2018 thì có lẽ lên phải tới 450 tỷ USD, tức là gấp đôi GDP; nghĩa là bao gồm cả nợ của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước mà Luật Nợ công Việt Nam không chịu tính vào. Tuy nhiên, nếu chiếu theo tiêu chuẩn, theo tiêu chí của Liên Hiệp Quốc (LHQ) thì phải tính vào luôn thì nợ công của Việt Nam sẽ lên rất cao, ít nhất ở mức 210% GDP.
Chuyên gia phản biện ở Việt Nam là Tiến sĩ kinh tế Bùi Trinh, bằng một số tính toán vẫn dựa trên những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì ông tính ra GDP thực của Việt Nam chỉ vào khỏang 3%. Và, theo tôi thì những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì khó mà tin cậy được. Cho nên nếu dựa trên những dữ liệu thực hơn nữa thì GDP thực của Việt Nam có khi còn giảm dưới 3%
-TS. Phạm Chí Dũng
GDP được cấu thành chủ yếu từ giá trị sản lượng của ba thành phần kinh tế lớn của Việt Nam, gồm thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Nhưng trong năm 2017 và năm 2018 thì thu thuế từ ba thành phần kinh tế này đều giảm khá mạnh và không đạt được dự toán. Cụ thể, thu từ khối doanh nghiệp nhà nước là gỉam 2,9%; thu từ khối doanh nghiệp tư nhân giảm 2,2%; và thu từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm đến 15,1%. Khi nhìn vào tỷ lệ thu thuế bị sụt giảm từ ba thành phần kinh tế tạo ra sản lượng thì lấy đâu ra cho việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 7%, là tăng trưởng cao nhất trong 10 năm?
Phản biện thứ hai là một nền kinh tế tăng trưởng thì không thể có số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp phải giải thể và tạm ngừng hoạt động cao. Vào tháng 10 năm 2018, Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và phải giải thể nhiều bất thường, lên đến 24.500 doanh nghiệp, tức là tăng 76% so với cùng kỳ năm 2017. Có nghĩa là tỷ lệ doanh nghiệp ‘bị chết’ cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập mới. Như vậy thì làm sao có thể nói nền kinh tế tăng trưởng mạnh?
RFA: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam sẽ ở mức 7% và Ngân hàng Thế giới-World Bank dự báo ở mức 6,8%, tương đương như năm 2018 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại. Quan điểm của ông thế nào?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Dự báo cho kinh tế năm 2019 của Việt Nam vừa rồi được phát ra bởi một số bộ, ngành và kể cả từ tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp vào cuối tháng 12 năm 2018. Trong đó đưa ra ba kịch bản kinh tế và đều có chỉ số tăng trưởng GDP cao, từ 6,5-7%. Thế thì tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng lấy cơ sở dữ liệu ở đâu mà có thể đánh giá được việc tăng trưởng như vậy? Hay thuần túy đây là một động cơ chính trị và phục vụ cho những mục địc chính trị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để đánh bóng, tô hồng và hô hào?
Nền kinh tế đã suy thoái như những yếu tố mà tôi nêu ra và nhiều chuyên gia khác góp ý thì không thể có tăng trưởng kinh tế mạnh đến mức như vậy?
Một vấn đề khác là tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng đánh giá xuôi chiều theo đánh giá của một số cơ quan nhà nước, như Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư, Bộ Tài Chính hay Ngân hàng Nhà nước về chỉ số lạm phát ở Việt Nam, chỉ ở mức 4%. Tôi không hiểu nỗi họ tính như thế nào trong khi lạm phát thực tế ở Việt Nam mỗi năm, trong những năm vừa qua đã lên đến vài ba chục phần trăm, chứ không phải được kiềm chế dưới 4% hay 5%.
Chúng ta chỉ cần đưa ra một so sánh vào thời điểm năm 2008 thì tổng dư nợ tín dụng cho vay chỉ là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 thì tổng dư nợ tín dụng cho vay đã lên đến 7 triệu tỷ đồng, tức là gấp hơn 3 lần. Có nghĩa là trong khỏang thời gian một thập niên qua thì Bộ Chính trị, Đảng và Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính rất có thể đã phải cho in tiền và in tiền rất ghê gớm từ 400-500 ngàn tỷ đồng/năm. Và chính việc in tiền như vậy tạo ra lạm phát tăng vọt.
Thực tế bây giờ bất kỳ người dân nào phải đi mua sắm thì đều thấy các mặt hàng tăng giá rất nhanh, chưa kể là được kích thích, kích hoạt bởi những yếu tố tăng giá điện, tăng giá xăng dầu, tăng giá y tế, tăng giá khám chữa bệnh… và tất cả đè lên đầu lên cổ người dân Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tại Nghị quyết 5 vào tháng 5 năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn công nhận kinh tế nhà nước là chủ đạo, chứ không phải kinh tế tư nhân và vẫn duy trì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải kinh tế thị trường. Cho nên mâu thuẫn với lấy kinh tế tư nhân làm nội lực là chính.
Thứ hai, kinh tế tư nhân chỉ chiếm được có 1/3 số tài sản so với 2/3 giá trị tài sản mà kinh tế nhà nước chiếm. Và, kinh tế tư nhân bị hạn chế bởi nhiều chính sách, không có đặc thù được nhiều ưu đãi như kinh tế nhà nước. Thế nhưng, kinh tế tư nhân từ nhiều năm qua đã chiếm hơn 2/3 giá trị tổng sản lượng của Việt Nam, trong khi kinh tế nhà nước chỉ chiếm có 1/3. Về việc này thì lại mâu thuẫn vô cùng lớn vì Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng chỉ đánh giá cho đến nay giá trị sản lượng của kinh tế tư nhân tạo ra chiếm có 8% mà thôi, trong khi thực chất là hơn 2/3.
Như vậy, tôi gọi những con số của Tổng cục Thống kê là những con số rất đáng bị nghi ngờ và nói thực chất ra đó là những con số giả. Tổng cục Thống kê, một cơ quan thống kê lớn nhất của Nhà nước mà đưa ra số liệu thống kê giả thì ai có thể tin được?
Thêm nữa là các cơ quan nhà nước có nêu thành tích của giá trị xuất khẩu của Việt Nam, cho rằng đây là thành tố chính để kích thích GDP tăng trưởng. Quả thực giá trị xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là tăng và tăng gấp đôi GDP, ước khoảng từ 430 đến 440 tỷ USD trong năm 2018. Nhưng, hơn 70% giá trị xuất khẩu thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, Việt Nam có thể xuất siêu, có thể tăng giá trị sản lượng xuất khẩu, nhưng về mặt thực chất là ngân sách nhà nước chỉ thu được thuế từ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thôi. Còn lãi ròng qua xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng. Điều này có nghĩa là kinh tế Việt Nam chẳng được hưởng lợi gì cả ngoài thuế.
Từ đó có thể thấy là hai thành phần kinh tế chính tạo ra nội lực kinh tế ở Việt Nam gồm doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước. Cho nên Việt Nam có một mâu thuẫn vô cùng lớn. Trong nước về mặt phổ biến nghị quyết, chủ trương thì luôn luôn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi các quan chức cao cấp đi nước ngoài để xin tiền, vay tiền thì luôn luôn chỉ nói kinh tế thị trường và đề nghị Mỹ, các nước Phương Tây-Liên minh Châu Âu linh hoạt cho Việt Nam sớm được chấp nhận quy chế kinh tế thị trường, bỏ luôn cái đuôi ‘xã hội chủ nghĩa’.
RFA: Đài RFA ghi nhận tại các diễn đàn về kinh tế ở Việt Nam, một số giới chức và chuyên gia nhấn mạnh mặc dù GDP tăng trưởng kỷ lục, nhưng phải lưu tâm đến phát triển bền vững. Qua phân tích của ông vừa rồi, có phải yếu tố ‘phát triển bền vững’ cho nền kinh tế Việt Nam là một khái niệm xa vời?
Một nền kinh tế phát triển bền vững làm sao có thể dựa trên cơ sở dữ liệu của quá khứ và hiện tại mang tính chất là bị nghi ngờ và không trung thực, thậm chí là giả tạo?
-TS. Phạm Chí Dũng
RFA: Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2018 và đang chờ đợi ký Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Châu Âu trong tương lai gần. Qua việc ký kết hai hiệp định này, Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, ông có nhận thấy dấu hiệu Việt Nam buộc phải chuyển sang cơ chế thị trường của thế giới và sẽ có cơ hội tạo ra đà phát triển kinh tế thật sự, chứ không phải là ‘ảo’ theo như nhận định của ông là GDP tăng nhưng kinh tế lại suy yếu?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Sẽ có bước chuyển dần, chuyển chậm, nhưng bắt buộc phải chuyển. Bởi vì nếu không chuyển thì sẽ không thể đáp ứng được những điều kiện của CPTPP; đặc biệt là những điều kiện về đầu tư, vay tín dụng và xuất khẩu. Nếu không có ‘kinh tế thị trường’ thì không được đáp ứng những điều kiện đó đâu.
Việt Nam bây giờ bắt buộc phải chuyển. Vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng chuyển hay ông Nguyễn Xuân Phúc chuyển hoặc cả hai ông cùng chuyển? Nếu ông Trọng không chịu chuyển thì làm sao ông Phúc chuyển được? Ông Trọng cứ khư khư giữ ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’. Còn ông Phúc cứ khư khư giữ kinh tế nhà nước làm chủ đạo và vẫn say sưa với thành tích của GDP tăng trưởng kỷ lục thì làm sao nhìn vào thực chất của nền kinh tế để phát triển được?
RFA: Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng dành thời gian cho cuộc trao đổi này với Đài RFA.
Hòa Ái
RFA
Không có nhận xét nào