Khi hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất
thế giới gặp nhau trong tuần này, cuộc chiến thương mại căng thẳng của
họ là cơ sở để họ làm lành hoặc cách xa nhau hơn.
Donald
Trump và Tập Cận Bình đã có một mối quan hệ gập ghềnh. Năm ngoái, Tổng
thống Trump dường như là người xuống thang và Bắc Kinh ở thế "cửa
trên". Tổng thống Trump thậm chí không đổ lỗi cho Trung Quốc gây ra
thặng dư mậu dịch - nói rằng đó là lỗi của các chính quyền Mỹ trước đó.
Đổi
lại, Trung Quốc cho biết sẽ làm giảm rào thâm nhập thị trường đối với
một số ngành, và các nhà đầu tư trên khắp thế giới thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng
trong suốt năm 2018, mối quan hệ của họ rạn nứt nhanh chóng. Thuế quan
trả đũa được nói trên twitter làm gia tăng một cuộc chiến thương mại đe
dọa khả năng làm cho tất cả chúng ta nghèo đi.
Cuộc chiến thương mại sẽ là tâm điểm khi họ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.
Chính quyền của ông Trump nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng sự hào phóng của Hoa Kỳ và phải thay đổi điều đó. |
Trung Quốc muốn kiểm soát
Hoa
Kỳ có mối quan ngại chính đáng về tiếp cận thị trường ở Trung Quốc,
theo Viện Brookings. Nhưng thuế quan không phải lúc nào cũng là vấn đề.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã giảm thuế và trong một số lĩnh vực, thuế suất còn thấp hơn các thị trường mới nổi khác.
Cái
mà Trung Quốc cần phải thay đổi là làm sao chính phủ có thể giảm hạn
chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài đối với người tiêu dùng.
Có
những hạn chế trực tiếp đầu tư vào các lĩnh vực từ xe hơi, dịch vụ tài
chính và viễn thông. Điều đó khiến các công ty nước ngoài khó đầu tư vào
Trung Quốc, và họ khó bán hàng hóa cho khách hàng Trung Quốc mà không
phải tham gia một dạng công ty liên doanh nào đó.
Đó
là lúc mà các chủ đề chuyển giao công nghệ và các vấn đề sở hữu trí tuệ
được đưa ra. Trung Quốc sẽ cần phải từ bỏ các quy định liên doanh của
mình để xoa dịu Hoa Kỳ, và thật khó để nhìn thấy họ sẽ làm điều đó bởi
điều mà Bắc Kinh khao khát nhất chính là kiểm soát.
Nếu
Bắc Kinh cho phép các công ty nước ngoài đưa ra các điều kiện để đầu
tư, về cơ bản nó sẽ thay đổi cách hoạt động của Trung Quốc. Trong một
thời đại mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã kiểm soát nhiều hơn đối với nền
kinh tế, chứ không bớt kiểm soát, điều đó là rất khó xảy ra.
Mất mặt đến thế là cùng
Tổng
thống Trump làm những việc mà Trung Quốc khó còn chỗ nào để giữ thể
hiện. Ông đã liên tục nói rằng ông sẽ áp thêm thuế quan với Bắc Kinh
nếu họ không có hành động thỏa đáng, ngay cả khi việc áp thuế này có
nguy cơ làm tổn hại tới các lá phiếu cử tri của chính ông.
Tại tất cả cuộc họp quốc tế lớn, Washington đã và đang nhắc nhở cộng đồng toàn cầu rằng Bắc Kinh có lỗi trong mối quan hệ này.
Phát
biểu tại hội nghị thượng đỉnh Apec gần đây, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike
Pence xúc phạm Sáng kiến Vành đai và Con đường - một phần quan trọng của
chính sách kinh tế và nước ngoài của Trung Quốc - nói rằng sáng kiến
này sẽ dẫn đến thực trạng các quốc gia chết trong nợ nần.
Ông
cũng nói Hoa Kỳ đã cho đi nhiều hơn cái gọi là "vành đai thắt chặt hoặc
đường một chiều". Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết các dự án
của Trung Quốc thường trông vậy mà không phải vậy.
Và
ngay cả trước thềm của cuộc họp G20, Larry Kudlow, giám đốc của Hội
đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng sẽ không có thỏa thuận nào
trừ khi "các vấn đề về đánh cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ
bắt buộc và thuế quan và hàng rào phi thuế quan" được giải quyết.
Đó
kể như là mọi thứ đã giúp đưa nền kinh tế Trung Quốc đến được vị thế
hôm nay. Trung Quốc sẽ không muốn có thỏa thuận nào mà lại không có gì
bù lại.
Hơn cả một cuộc chiến thương mại
Quan
hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ chiến lược, kinh tế và chính trị quan trọng
nhất của thời đại chúng ta. Trong nhiều thập niên, quan hệ đối tác này
đã mang lại kết quả.
Nhưng
trong những năm gần đây - và đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Tập lên nắm
quyền - Trung Quốc đã tự khẳng định mình trên trường quốc tế. Đôi khi
điều này là do khoảng trống do Hoa Kỳ bỏ bễ tại châu Á do Washington
phải bận rộn với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các vấn đề nội
địa của họ.
Trung
Quốc đã thế vào vai trò cứu tinh tài chính, và có một cảm giác oán giận
chính đáng tại Bắc Kinh rằng họ không nhận được sự công nhận xứng đáng.
Nhưng
sau đó Trung Quốc cũng đã khởi động Sáng kiến Vành đai Con đường - ban
đầu được định ra như một cách để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư,
nhưng ngày càng được xem là chủ nghĩa thực dân kinh tế của Trung Quốc.
Hành
động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng khiến nhiều người ở Washington lo
ngại về mục đích thực sự của Trung Quốc trong khu vực là gì.
Vì
vậy, cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ đơn
giản là về thương mại. Đó là một cách để chính quyền Trump cố gắng giữ
cho Trung Quốc ngồi một chỗ, một nỗi sợ hãi mà nhiều người ở Bắc Kinh
có, và đó là lý do tại sao hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận.
Và
ngay cả khi Tổng thống Trump nói rằng ông có quan hệ cá nhân tuyệt vời
với Chủ tịch Tập, chính quyền của ông nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng
sự hào phóng của Hoa Kỳ và phải thay đổi điều đó.
Vì
vậy, đó là một bước tiến hai bước lùi. Trong bất kỳ đàm phán nào cả
hai bên đều cần phải rời bàn thương lượng với cảm giác như họ đã đạt
được điều gì đó, nếu không một thỏa thuận sẽ không thể tồn tại.
Đó
là lý do tại sao rất nhiều người đang trông đợi vào ngày quan trọng
nhất của thế giới, và tại sao gần như thượng đỉnh G20 sẽ không thể kết
thúc với bất cứ điều gì ngoài một nụ hôn khách sáo, và có lẽ có cả lời
tạm biệt lạnh lẽo và đắng lòng.
Karishma Vaswani
Phóng viên kinh doanh châu Á BBC
(BBC)
Không có nhận xét nào