Hôm 7 tháng 12, mạng báo Scroll có bài viết của tác giả Tom Fawthorp
dịch ra tiếng Việt đại ý là “Người dân chống đối Trung Quốc gây khó khăn
cho chính quyền Việt Nam.”
Người biểu tình Việt Nam phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông. Ảnh chụp hôm 14 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội |
Tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh và Hà Nội, các cuộc biểu tình nổ ra vào sáng ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2018.
Người dân phẫn nộ vì các đặc khu này nằm ở các vị trí chiến lược mà thời gian cho thuê đất tới 99 năm, và gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ là bên thuê đất. Giáo sư Nguyễn Đình Cống phân tích về làn sóng phản đối Trung Quốc với RFA ngay khi sự việc xảy ra:
“Phản ứng nhiều nhất của dân Việt Nam là ở điểm này, là người ta cho là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là những vị trí có tính chất chiến lược. Những chỗ ấy nếu để cho nước ngoài, mà nước ngoài là nói chung chung chứ người ta rất lo khả năng rất lớn nước ngoài chính là Tàu vào, đưa người của họ vào.”
Theo bài viết thì đảng cộng sản Việt Nam thường đàn áp thẳng tay các lời kêu gọi đa đảng, nhưng xã hội dân sự và một số các tiếng nói cải cách bên trong chính phủ có thể làm trì hoãn hoặc sửa đổi các chính sách không hợp lòng dân liên quan đến Trung Quốc. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương đã từng ký tên vào một bản kiến nghị lên Quốc hội kêu gọi hoãn lại dự luật. Vào tối ngày 27 tháng 8 năm 2018, ông lên tiếng với RFA về thông báo của Quốc hội liên quan Dự luật Đặc khu:
“Tôi hoan nghênh động thái của Quốc hội đã dừng không có xem xét Luật Đặc khu và cũng lại hoãn việc xem xét luật này vào kỳ họp sắp tới đây, để chắc chắn là phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của các cựu chiến binh, của người dân và cần phải có sự đánh giá thật là khách quan, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kinh nghiệm trong nước.”
Những năm gần đây, nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông đã xảy ra ở Hà Nội và Sài Gòn.
Ngoài ra còn có các cuộc biểu tình của người dân chống lại dự án Bauxite năm 2009 và vụ nhà máy thép Formosa xả chất thải độc hại trực tiếp ra biển gây nhiễm độc biển khiến cá chết hàng loạt dọc theo 120 km bờ biển bốn tỉnh miền Trung Việt Nam năm 2016.
Ảnh hưởng Internet
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc thì mức độ thâm nhập Internet của Việt Nam hơn 60% dân số và Việt Nam hiện là nước đứng thứ bảy trên thế giới với số lượng người dùng facebook là 58 triệu.
Theo tác giả Tom Fawthorp, các nhà phê bình nghi ngờ rằng Trung Quốc
trao đổi việc giám sát internet với Việt Nam, nhưng họ cũng thừa nhận
không có bằng chứng cụ thể. Blogger Mạnh Kim từng viết “Chúng tôi
biết rằng cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc và
không loại trừ việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam thiết kế và trang bị cơ
sở hạ tầng an ninh mạng.”
Bài viết trích dẫn các cuộc phản đối dự luật đặc khu diễn ra sôi nổi trên không gian mạng xã hội. Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, một nhân vật hàng đầu của cộng đồng Công giáo Việt Nam, đã nêu trong một bản kiến nghị với Quốc hội rằng việc thông qua dự luật đặc khu có thể gây hại cho an ninh và chủ quyền quốc gia bởi Trung Quốc có thể thông qua các tập đoàn được ưu đãi để từng bước xâm nhập những vị trí an ninh chiến lược của Việt Nam như một cuộc xâm lược mềm.
Chuyên gia về Việt Nam, ông Carl Thayer giải thích rằng các đặc khu có thể mang lại lợi ích kinh tế, nhưng các địa điểm lại rất nhạy cảm: Quảng Ninh nằm gần biên giới với Trung Quốc; Đảo Phú Quốc nằm gần các dự án và xây dựng cảng của Trung Quốc ở vùng duyên hải Campuchia; và Bắc Vân Phong là ở tỉnh Khánh Hòa.
Phân tích thêm về vị trí chiến lược của ba khu vực trong dự thảo Luật đặc khu, Giáo sư Tương Lai nhắc đến lịch sử ngàn năm đô hộ giặc Tàu trên đất Việt trong một lần trao đổi với RFA:
“Vân Đồn án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý, một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc mà xưa kia ông cha ta đã từng ngăn chặn quân xâm lược phương Bắc theo đường biển kéo vào nước ta: Ngô Quyền chống quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên.”
Trung Quốc có thể sẽ là nhà đầu tư lớn trong ba đặc khu do sự thống trị kinh tế tại Mekong, Đông Nam Á, một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con Đường của Trung Quốc. Tiến sĩ Vũ Quang Việt, từng làm việc ở Cục thống kê Liên Hiệp Quốc hoài nghi về những lợi ích. Ông cho rằng các đặc khu sẽ không giúp phát triển kinh tế công nghệ cao mà chỉ là khuyến khích phát triển các dự án bất động sản và cờ bạc.
Ngày 9 tháng 6 năm 2018, người dân trong nước nhận được thông báo từ Văn phòng Chính phủ về quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp, tức tháng 10 năm 2018. Sau đó lại được hoãn tiếp đến tháng 5 năm 2019. Đây được cho là một thắng lợi của các tiếng nói phản biện.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng khi trao đổi với RFA về lần hoãn đầu tiên, ông gọi đó chỉ là kế hoãn binh:
“Lùi lại luôn luôn là một kế hoãn binh. Khi mà họ không tiến lên được thì họ chấp nhận lùi. Lùi đó là một cách âm thầm tổ chức lại và sẽ có một số động tác không công bố và sau đó sẽ trình dự luật y như cũ, và thậm chí có thể âm thầm lén lút thông qua. Với Quốc hội như thế này thì tôi chẳng kỳ vọng gì.”
Hóc búa Trung Quốc
Cũng theo bài viết trên mạng báo Scroll thì Trung Quốc là một vấn đề hóc búa cho các nhà lãnh đạo Việt Nam với lịch sử xâm lược từ hàng ngàn năm.
Bài viết trích dẫn các cuộc phản đối dự luật đặc khu diễn ra sôi nổi trên không gian mạng xã hội. Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, một nhân vật hàng đầu của cộng đồng Công giáo Việt Nam, đã nêu trong một bản kiến nghị với Quốc hội rằng việc thông qua dự luật đặc khu có thể gây hại cho an ninh và chủ quyền quốc gia bởi Trung Quốc có thể thông qua các tập đoàn được ưu đãi để từng bước xâm nhập những vị trí an ninh chiến lược của Việt Nam như một cuộc xâm lược mềm.
Chuyên gia về Việt Nam, ông Carl Thayer giải thích rằng các đặc khu có thể mang lại lợi ích kinh tế, nhưng các địa điểm lại rất nhạy cảm: Quảng Ninh nằm gần biên giới với Trung Quốc; Đảo Phú Quốc nằm gần các dự án và xây dựng cảng của Trung Quốc ở vùng duyên hải Campuchia; và Bắc Vân Phong là ở tỉnh Khánh Hòa.
Phân tích thêm về vị trí chiến lược của ba khu vực trong dự thảo Luật đặc khu, Giáo sư Tương Lai nhắc đến lịch sử ngàn năm đô hộ giặc Tàu trên đất Việt trong một lần trao đổi với RFA:
“Vân Đồn án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý, một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc mà xưa kia ông cha ta đã từng ngăn chặn quân xâm lược phương Bắc theo đường biển kéo vào nước ta: Ngô Quyền chống quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên.”
Trung Quốc có thể sẽ là nhà đầu tư lớn trong ba đặc khu do sự thống trị kinh tế tại Mekong, Đông Nam Á, một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con Đường của Trung Quốc. Tiến sĩ Vũ Quang Việt, từng làm việc ở Cục thống kê Liên Hiệp Quốc hoài nghi về những lợi ích. Ông cho rằng các đặc khu sẽ không giúp phát triển kinh tế công nghệ cao mà chỉ là khuyến khích phát triển các dự án bất động sản và cờ bạc.
Ngày 9 tháng 6 năm 2018, người dân trong nước nhận được thông báo từ Văn phòng Chính phủ về quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp, tức tháng 10 năm 2018. Sau đó lại được hoãn tiếp đến tháng 5 năm 2019. Đây được cho là một thắng lợi của các tiếng nói phản biện.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng khi trao đổi với RFA về lần hoãn đầu tiên, ông gọi đó chỉ là kế hoãn binh:
“Lùi lại luôn luôn là một kế hoãn binh. Khi mà họ không tiến lên được thì họ chấp nhận lùi. Lùi đó là một cách âm thầm tổ chức lại và sẽ có một số động tác không công bố và sau đó sẽ trình dự luật y như cũ, và thậm chí có thể âm thầm lén lút thông qua. Với Quốc hội như thế này thì tôi chẳng kỳ vọng gì.”
Hóc búa Trung Quốc
Cũng theo bài viết trên mạng báo Scroll thì Trung Quốc là một vấn đề hóc búa cho các nhà lãnh đạo Việt Nam với lịch sử xâm lược từ hàng ngàn năm.
Gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới nổ ra vào sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi hơn 600 ngàn lính Trung Quốc đồng loạt tấn công các tỉnh dọc biên giới phía bắc Việt Nam bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Sau một tháng, Trung Quốc tuyên bố đã đạt mục đích và rút quân.
Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ trong những năm 1990 với thương mại, đầu tư và ngoại giao nhưng vẫn tiếp tục có những xung đột do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên những vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng như việc Trung Quốc đánh chìm các tàu cá của Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.
Bắc Kinh là đối tác thương mại không được ưa chuộng tại Việt Nam.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam những năm gần đây phản ánh tình trạng người dân Việt không còn tin tưởng vào những quyết sách của chính phủ Việt Nam với Trung Quốc.
Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc được tổ chức ở Thượng Hải đầu tháng 11 năm 2018 rằng Việt Nam là vùng đất hứa cho các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Ông nói thêm rằng Việt Nam cần 25 tỷ USD mỗi năm để phát triển cơ sở hạ tầng.
Bác sĩ Đinh Đức Long nói với RFA rằng theo ông thì chính phủ có quyền lực trong tay và họ làm theo ý họ, người dân phản đối không ảnh hưởng lên quyết định của nhà cầm quyền. Luật An ninh mạng chính thức được thi hành vào ngày 1/1/2019 là một ví dụ.
Diễm Thi
(RFA)
Không có nhận xét nào