Sau vụ Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát ngôn về vi phạm của
ngành công an tại nghị trường rồi ngành này phản ứng gay gắt khiến công
luận lại đặt vấn đề về hành xử của ngành Công An. Gần nhất tại phiên
chất vấn giám đốc công an Thanh Hóa liên quan tín dụng đen, chỉ có 7
trên 94 đại biểu chất vấn. Có phải có tâm lý đại biểu sợ chất vấn ngành
công an sau vụ Lưu Bình Nhưỡng?
Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII hôm 13/12/2018 |
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2018, tại buổi chất vấn Giám đốc Công an Tỉnh Thanh Hóa, Thiếu Tướng Nguyển Hải Trung, về tình trạng tín dụng đen bị cho là phức tạp trên địa bàn tỉnh này; chỉ có 7 trên 94 đại biểu Hội Đồng Nhân Dân tỉnh đăng ký chất vấn mặc dù đây là vấn đề có sự quan tâm lớn của nhân dân và cử tri trong tỉnh. Theo thuật lại của báo giới thì nhiều thời điểm hội trường rơi vào im lặng.
Mặc dù khó có thể so sánh giữa cấp độ trung ương và địa phương, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, có thể có tâm lý đại biểu sợ chất vấn ngành công an sau vụ Lưu Bình Nhưỡng?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, cho biết:
“Tại sao các Đại biểu quốc hội ngại chất vấn ngành công an? Tại vì ngành công an từ lâu đã đã được là chế độ công an trị mà. Đặc điểm của nó là dùng quyền lực để át đi những tiếng nói phản biện, đối lập, át đi những tiếng nói mà nêu ra những cái xấu của ngành công an. Theo một số người quen của tôi làm trong ngành kiểm sát, tòa án, nói thì thầm với tôi, thì sau vụ ông Lưu Bình Nhữơng chất vấn ngành công an. Họ nói ông Lưu Bình Những nói đúng đấy, nhưng chẳng qua ông cô đơn quá, cô độc quá. Cho nên tất cả đều bị át đi hết. Và ngành công như chúng ta đã biết là sau đó đã phản ứng rất dữ dội, thậm lấy truyền thông công an đa dọa hàm ý muốn bắt ông Lưu Bình Những. Nếu thế thì các ĐBQH sao có thể lên tiếng được, vì họ đã quen với việc bị định hướng chính trị, quen sợ sệt chính trị, thì với với cái thói hống hách của công an làm sao ĐBQH có thể liên tiếng nói.”
Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định liên quan vấn đế này:
“Cái suy đoán chỉ có 7 trên tổng số gần 100 đại biểu Hội đồng nhân
dân ở Thanh Hóa chất vấn giám đốc công an Thanh Hóa về bê bối của ngành
công an tín dụng đen, thì tôi nghĩ rằng nó cũng chưa hẳn là sau cú sốc
của ông Lưu Bình Nhưỡng ngoài Quốc hội. Cái vụ ông Lưu Bình Nhưỡng với
ngành công an thì cho đến bây giờ số liệu vẫn chưa được làm rõ… Cái đó
nó làm gây chấn động dư luận cả nước.”
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, ngành công an do quyền lực quá lớn, là chế độ công an trị, cho nên nó sinh ra một lực lượng hư hỏng kiêu binh. Theo ông, ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu thế thì cũng không có một hành động gì là chơi xấu ngành công an. Vì ông Nhưỡng cũng là một đại biểu của chế độ, thì cũng biết công an là một lá chắn của chế độ, thì chơi xấu với ngành công an để làm gì. Nhưng thái độ của ngành công an lại ghim gút trả thù, ông Tạo cho rằng thái độ của ngành công an là rất dở và sai lệt.
E ngại chất vấn lẫn nhau
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, ngành công an do quyền lực quá lớn, là chế độ công an trị, cho nên nó sinh ra một lực lượng hư hỏng kiêu binh. Theo ông, ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu thế thì cũng không có một hành động gì là chơi xấu ngành công an. Vì ông Nhưỡng cũng là một đại biểu của chế độ, thì cũng biết công an là một lá chắn của chế độ, thì chơi xấu với ngành công an để làm gì. Nhưng thái độ của ngành công an lại ghim gút trả thù, ông Tạo cho rằng thái độ của ngành công an là rất dở và sai lệt.
Còn theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, không chỉ e ngại chất vấn ngành công an, các Đại biểu quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam còn ngại chất vấn lẫn nhau. Theo ông họ được định hướng chính trị, và nếu không được bật đèn xanh từ cấp trên thì họ sẽ không hỏi, mà bằng chứng rõ nét nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông, liên quan vấn đề chống tham nhũng… hay liên quan đến những vấn đề nóng sốt của xã hội như vấn đề Đồng Tâm, Thủ Thiêm thì cũng có rất ít Đại biểu quốc hội đặt câu hỏi về vấn đề này. Ông Dũng cho biết, chỉ vài đại biểu trong tổng số 500 đại biểu quốc hội đặt câu hỏi về vấn đề này. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng, trong khi mỗi ngày họp quốc hội tiêu tốn khoản 1 tỷ đồng, mà các đại biểu này quá thiếu liêm sĩ, vẫn nhận những đồng lương này, vẫn ngồi họp, ăn uống với nhau, vẫn phè phỡn và không quan tâm đời sống người dân. Ông nói tiếp:
“Thật ra tỷ lệ 7 / 94 ở Thanh Hóa cũng không phải là thấp đâu. Tức
là khoảng 5 đến 10% chịu chất vấn đã là thành công cho một Quốc hội mà
người ta gọi là Quốc Hội Nghị gật, hoặc những Hội đồng nhân dân toàn là
Nghị gật, im lặng, á khẩu… Cho nên tỷ lệ đó không phải là thấp, nhưng
vấn đề câu hỏi xoáy vào vấn đề gì, câu hỏi có chất lượng hay không, câu
hỏi có mang tính phản biện hay không, và có bật ra được những vấn đề mà
người dân quan tâm hay không? Hay chỉ là những câu hỏi xuôi chéo mát mái
và làm vừa lòng nhau. ”
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng việc ở Thanh Hóa hay ở nơi khác, ít người phản biện và ít tiếng nói phản biện chất lượng, là một hiện tượng rất phổ biến, rất phổ cập ở Việt Nam. Mà khi nói đến phổ biến phổ cập ở Việt Nam thì nói một ít liên quan đến phổ cập giáo dục, như tình trạng “xâm hại tình dục” trong giáo dục nổi lên mấy ngày gần đây. Ông kết luận:
“Tôi cho rằng đó là một cái gì đó đi vào Quốc Hội Việt Nam, tức là Quốc hội Việt Nam nói theo một cách nào đó cũng bị ‘xâm hại tình dục’, làm cho các đại biểu á khẩu.”
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vào 31 tháng 10 năm 2018, khi trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng thuộc doàn Bến Tre cho biết rất ủng hộ cuộc cách mạng trong ngành công an, tuy nhiên qua báo cáo ông thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất “khủng khiếp”. Ông dẫn chứng tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76%…
Ngay sau đó, nhiều tranh luận gay gắt đã diễn ra không chỉ trong nghị trường mà cả bên ngoài. Ngành công an cho rằng số liệu sai và đòi ông Lưu Bình Nhưỡng phải đính chính phát ngôn của mình, thậm chí nhiều tờ báo thuộc ngành công an còn yêu cầu xử lý đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng việc ở Thanh Hóa hay ở nơi khác, ít người phản biện và ít tiếng nói phản biện chất lượng, là một hiện tượng rất phổ biến, rất phổ cập ở Việt Nam. Mà khi nói đến phổ biến phổ cập ở Việt Nam thì nói một ít liên quan đến phổ cập giáo dục, như tình trạng “xâm hại tình dục” trong giáo dục nổi lên mấy ngày gần đây. Ông kết luận:
“Tôi cho rằng đó là một cái gì đó đi vào Quốc Hội Việt Nam, tức là Quốc hội Việt Nam nói theo một cách nào đó cũng bị ‘xâm hại tình dục’, làm cho các đại biểu á khẩu.”
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vào 31 tháng 10 năm 2018, khi trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng thuộc doàn Bến Tre cho biết rất ủng hộ cuộc cách mạng trong ngành công an, tuy nhiên qua báo cáo ông thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất “khủng khiếp”. Ông dẫn chứng tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76%…
Ngay sau đó, nhiều tranh luận gay gắt đã diễn ra không chỉ trong nghị trường mà cả bên ngoài. Ngành công an cho rằng số liệu sai và đòi ông Lưu Bình Nhưỡng phải đính chính phát ngôn của mình, thậm chí nhiều tờ báo thuộc ngành công an còn yêu cầu xử lý đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
Trung Khang
(RFA)
Không có nhận xét nào