Sáng ngày 19/12, hội thảo "Vai trò
của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và
giám sát dịch vụ công" đã diễn ra tại khách sạn Hanoi Club, 76 Yên Phụ,
Hà Nội. Đây là hội thảo thường niên lần 3 của các tổ chức xã hội dân sự,
bao gồm nhiều tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, tại Việt Nam.
Sân khấu Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần 3 |
Đồng
tổ chức hội thảo là 8 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Nhóm làm việc
vì sự tham gia của người dân (PPWG), Liên minh hành động vì công bằng và
sức khỏe (PAHE), Nhóm quản trị và cải cách hành chính công (GPAR),
Không gian nhân quyền (HRS), Mạng giới và phát triển cộng đồng
(GENCOMNET), v.v.[1]
Hội
thảo có sự góp mặt của khoảng 100 người tham dự, trong đó các diễn giả
là các tên tuổi trong giới chính sách và xã hội dân sự như TS. Nguyễn
Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ThS. Lê
Quang Bình – chủ tịch PPWG, TS. Đặng Hoàng Giang – Phó Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng, ThS. Nghiêm Hoa – điều phối viên
HRS, v.v.[2]
Các
tham luận của các diễn giả xoay quanh chủ đề của hội thảo, chẳng hạn
"Vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ công: từ mô hình chủ nghĩa
xã hội đến chủ nghĩa tư bản tân tự do" (TS. Nguyễn Đức Thành), "Quá
trình tư nhân tham gia vào dịch vụ công và vai trò của nhà nước: trường
hợp Bridge International Academy" (ThS. Nghiêm Hoa).[3]
Theo
lịch trình, hội thảo diễn ra trong một ngày rưỡi, từ ngày 19/12 (cả
buổi sáng lẫn buổi chiều) đến ngày 20/12 (riêng buổi sáng). Tuy nhiên,
hội thảo phải dừng lại "vì lý một lý do ngoài ý muốn" và "các hoạt động
chiều ngày 19 và sáng ngày 20 không thể tiếp tục triển khai", như thông
báo trên fanpage của PPWG.[4]
Một
người tham dự hội thảo cho biết khi TS. Đặng Hoàng Giang đang trình bày
tham luận về vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tham gia vào đảm
bảo chất lượng và tiếp cận dịch vụ công thì một số đèn bị tắt làm hội
trường tối hẳn. Tầm 12h, Ban Tổ chức thông báo cho người tham dự rằng
chính quyền sở tại yêu cầu hội thảo phải dừng lại kèm theo lý do.
Lý
do đó là Ban Tổ chức hội thảo đã vi phạm Nghị định 257-TTg năm 1957.
Như ThS. Nghiêm Hoa viết trên facebook cá nhân của mình thì đó là "một
văn bản từ thời chiến được khai quật để áp dụng cho BTC Hội thảo thường
niên: tụ tập hơn 5 người ở nơi công cộng phải báo trước 24h cho chính
quyền sở tại!".[5]
Sự
can thiệp của chính quyền vào các sự kiện của xã hội dân sự bằng cách
ngắt điện không phải là hiếm. Nhiều sự kiện của xã hội dân sự từ trước
tới nay đã bị can thiệp theo cách này, như hội thảo về chủ quyền của
Việt Nam tại Hoàng Sa – Trường Sa của các cá nhân, nhóm độc lập vào năm
2011 tại Hà Nội, [6] workshop về bảo mật cho máy tính của giới hoạt động
vào năm 2017 tại Sài Gòn, v.v.
Việc
làm của chính quyền trong hội thảo xã hội dân sự thường niên lần này
cho thấy ý muốn và nỗ lực kiểm soát của họ ngay cả đối với các tổ chức
xã hội dân sự lành mạnh, không có hoặc có ít tính chính trị, và phần
nhiêu là có đăng ký.
Trong
khi hai hội thảo trước đã diễn ra trọn vẹn, hội thảo lần này bị buộc
dừng lại một phần vì tính nhạy cảm của chủ đề, một phần có thể vì chính
quyền chủ trương gia tăng sự kiểm soát đối với xã hội dân sự. Như vậy,
việc tổ chức các hội thảo xã hội dân sự thường niên tiếp theo có thể sẽ
khó khăn hơn.
Xã
hội dân sự cùng nhà nước và thị trường vốn là 3 trụ cột của sự phát
triển của một quốc gia. Khi xã hội dân sự bị ngăn cản, không chỉ người
dân mà cả nhà nước cũng chịu tổn thất, vì khi ấy, nhìn chung, nhà nước
khó có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề của quốc gia.
Bởi
thế, nếu thực tâm muốn quốc gia phát triển, chính quyền cần tôn trọng
không gian sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự. Xa hơn, chính quyền
cần đối thoại và phối hợp với họ trong việc tìm kiếm các biện pháp đưa
Việt Nam đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh".
Nguyễn Trang Nhung
-------------
Chú thích:
[1] Thông tin hội thảo
[2][3] Lịch trình hội thảo
[5] ThS. Nghiêm Hoa viết về việc hội thảo bị buộc dừng lại
[6] TS Nguyễn Nhã thuyết trình về chủ quyền Việt Nam tại HS - TS
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
(RFA)
Không có nhận xét nào