Theo
PLO, Bộ Chính trị cũng có quyền cách chức, nhưng chỉ với những chức vụ
do Bộ Chính trị phân công, điều động. Còn việc cách chức hoặc cho thôi
chức Ủy viên Trung ương do Ban Chấp hành trung ương quyết định.
Ông Tất Thành Cang |
Ủy
ban Kiểm tra trung ương tại kỳ họp tuần trước đã đề nghị Bộ Chính trị,
Ban Chấp hành trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền với
ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM.
Đây
là cuộc họp thứ hai của Ủy ban Kiểm tra trung ương về các vi phạm,
khuyết điểm của ông này, trong đó kỳ họp trước kết luận những vi phạm
của ông Cang là "rất nghiêm trọng… đến mức phải xem xét, thi hành kỷ
luật".
Vậy tại sao Ủy ban Kiểm tra trung ương không thi hành kỷ luật ngay, mà phải đề nghị cấp trên?
Thành ủy chủ động kiểm tra, phát hiện sai phạm
Thực
tế, các vụ việc có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Tất Thành Cang
đã được Thường vụ Thành ủy TP HCM phát hiện từ cuối năm 2017. Theo Điều
lệ Đảng và Quyết định 30 của Ban Chấp hành trung ương khóa XII hướng dẫn
thi hành thì tổ chức đảng từ chi bộ trở lên, cùng các cấp ủy đều phải
có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đảng viên trong tổ chức mình, bất kể
chức vụ của đảng viên ấy.
Vậy
nên, sau khi phát hiện dấu hiệu sai phạm, Thường vụ Thành ủy đã cho
kiểm tra, xác minh, đi đến nhận định ông Cang đã có những vi phạm liên
quan đến dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Đầu tháng 6-2018,
Thường vụ Thành ủy cũng bỏ phiếu đề nghị kỷ luật ông này.
Do
ông Cang đang là Ủy viên Trung ương Đảng, theo Điều lệ và Quyết định 30
hướng dẫn thi hành thì thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với ông Cang
thuộc về Bộ Chính trị hoặc cấp cao hơn là Ban Chấp hành trung ương. Thực
hiện theo hướng dẫn này, Thường vụ Thành ủy TP HCM đã gửi hồ sơ cho Ủy
ban Kiểm tra trung ương — cơ quan chuyên trách cao nhất về kiểm tra,
giám sát của Đảng.
Từ
báo cáo này, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã triển khai quy trình "kiểm
tra khi có dấu hiệu vi phạm" với ông Tất Thành Cang, qua đó không chỉ
kết luận vi phạm, khuyết điểm của ông Cang trong dự án Phước Kiển, mà
còn cả một số vụ việc khác, trong đó có các dự án từ thời ông Cang còn
là Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM.
Từ
kết luận này, các bước kiểm điểm với ông Cang được các tổ chức đảng ở
TP.HCM tiến hành theo qui định, và đó là cơ sở để Ủy ban Kiểm tra trung
ương tổng hợp, đánh giá, đi đến đề nghị cấp có thẩm quyền là Bộ Chính
trị, Ban Chấp hành trung ương xem xét, thi hành kỷ luật.
Các hình thức kỷ luật
Đối
chiếu Điều lệ Đảng và Quyết định 30 hướng dẫn thi hành các điều về giám
sát, kiểm tra, kỷ luật, thì Bộ Chính trị là cấp có thẩm quyền thi hành
kỷ luật với Ủy viên Trung ương với mức tối đa là cảnh cáo.
Bộ
Chính trị cũng có quyền cách chức, nhưng chỉ với những chức vụ do Bộ
Chính trị phân công, điều động. Còn việc cách chức hoặc cho thôi chức Ủy
viên Trung ương do Ban Chấp hành trung ương quyết định. Tất nhiên,
Trung ương cũng có thể quyết định thi hành kỷ luật với hình thức nhẹ
hơn.
Hiện
chưa biết Bộ Chính trị sẽ xem xét báo cáo, đề nghị của Ủy ban Kiểm tra
trung ương về trường hợp ông Cang như thế nào. Nhưng như trường hợp sai
phạm của ông Nguyễn Xuân Anh, Bộ Chính trị đã báo cáo Ban Chấp hành
trung ương, và Trung ương ở Hội nghị lần thứ 6, hồi tháng 10-2017 đã bỏ
phiếu quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên
Trung ương đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Còn
trường hợp ông Trương Minh Tuấn trong vụ Mobifone — AVG, cũng là Ủy
viên Trung ương, Bộ Chính trị trong thẩm quyền của mình, quyết định thi
hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời cho thôi chức Bí thư Ban
Cán sự đảng Bộ Thông tin truyền thông — chức danh do Bộ Chính trị phân
công.
(Sputniknews)
Không có nhận xét nào