Sau khi Giám đốc Tài chính kiêm Phó
Chủ tịch của Huawei là bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, phía Trung Quốc đã dùng
đến các bộ máy của quốc gia như ngoại giao, tuyên truyền, an ninh để
giải cứu. Điều này khiến dư luận nghi ngờ, Trung Quốc ra sức như vậy,
liệu có phải là vì lo lắng bà Mạnh Vãn Châu tiết lộ bí mật của Bắc Kinh.
Bà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei. Bà Mạnh cũng là con gái của người sáng lập Huawei Nhập Chính Phi (Ảnh từ trang web của Huawei) |
Đài
Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin hôm 13/12 cho biết, đối với vụ
Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu bị bắt, chính quyền Trung Quốc
đã có cách làm khiến dư luận nảy sinh nhiều nghi ngờ. Quan sát có thể
thấy, trước đó một khoảng thời gian, phía Trung Quốc đã có hàng loạt
những hành động để bảo vệ bà Mạnh Vãn Châu.
Về
phương diện ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc
Thành đã lần lượt hội kiến với Đại sứ Mỹ và Canada tại Trung Quốc để yêu
cầu thả bà Mạnh, đồng thời còn đưa ra đe dọa “nếu không thả bà Mạnh thì
sẽ tạo thành hậu quả nghiêm trọng”. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị cũng cho biết, đối với việc nước ngoài xâm hại “quyền lợi
chính đáng” của công dân Trung Quốc, Trung Quốc “sẽ không ngồi nhìn mà
không quản”.
Về
phương diện tuyên truyền, 3 kênh truyền thông lớn của nhà nước Trung
Quốc là Nhân Dân Nhật báo, Tân Hoa Xã và Đài truyền hình trung ương
(CCTV) đều đăng bài viết tấn công nhắm vào Canada, chỉ trích việc Canada
bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu là “bị Mỹ chỉ đâu đánh đó”.
Trung
Quốc cũng đã lần lượt bắt giữ 2 công dân Canada tại Liêu Ninh và Bắc
Kinh. Hai người này bao gồm Michael Spavor (thương nhân) và Michael
Kovrig (nhân viên của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế).
Bà
Hà Thanh Liên – Học giả Kinh tế Xã hội Trung Quốc hiện đang cư trú tại
Mỹ đăng bình luận trên Twitter chỉ ra, “Xem ra lần này Trung Quốc đã hạ
quyết tâm không để cho bà Mạnh Vãn Châu bị dẫn độ đến Mỹ. Nếu không sẽ
không có chuyện bắt một người rồi lại bắt thêm người thứ 2, Canada có
thể không đỡ nổi cách bắt người này – bởi sẽ có áp lực từ trong nước.”
Được
biết, khi bà Mạnh Vãn Châu được bảo lãnh tại ngoại, Tổng Lãnh sự quán
Trung Quốc tại Vancouver là Đồng Hiểu Linh còn đích thân đến tận nơi cư
trú của bà Mạnh để thăm hỏi.
Đài
RFI bình luận cho rằng, thái độ của quan chức Trung Quốc đối với bà
Mạnh Vãn Châu không giống với việc đối đãi với một lãnh đạo cấp cao của
doanh nghiệp tư nhân, mà giống như đang phục vụ một quan chức cấp cao
của chính phủ đang nắm quyền lớn trong tay. Bài bình luận đặt câu hỏi,
“Huawei thực sự là một doanh nghiệp tư nhân? Bắc Kinh ra sức ngăn cản
Canada dẫn độ bà Mạnh đến Mỹ có lẽ là vì lo lắng sau khi bước vào trình
tự tư pháp, sẽ khó tránh khỏi việc tiết lộ bí mật quốc gia?”
Điều
đáng nghi ngờ là, sau khi bà Mạnh bị bắt, ông Nhậm Chính Phi (người
sáng lập Huawie, bố của bà Mạnh) vẫn luôn giữ kín tiếng, bề ngoài dường
như vụ việc không liên quan gì tới ông, mà giống như vụ tố tụng liên
quan đến Chính phủ Trung Quốc hơn.
Nhật
báo Apple tại Hồng Kông đăng bài viết nói, nếu bà Mạnh Vãn Châu chỉ là
một công dân bình thường, thì Chính phủ Trung Quốc sẽ không quan tâm đến
vậy; Chính phủ Trung Quốc mạnh mẽ kháng nghị, “đủ để chứng minh Huawei
tuyệt đối không phải là một công ty tư nhân như biểu hiện bề mặt, còn bà
Mạnh Vãn Châu là Giám đốc Tài chính cũng là chức vụ nắm tất cả chứng cứ
hoạt động và giao dịch của Huawei trong tay. Giống như chính quyền
Trung Quốc bắt quan tham nhũng, đầu tiên cần khống chế giám đốc tài
chính trước.”
Trong
lúc dư luận quan tâm đến mối quan hệ phía sau giữa Huawei và Chính phủ
Trung Quốc, một số tài liệu mà Huawei công bố cũng được lan truyền nhanh
chóng trên mạng xã hội. Trong đó có một bản danh sách khách hàng của
Huawei, danh sách này cho thấy trong số khách hàng của công ty này có
một nửa là thuộc hệ thống công an Trung Quốc.
Một
bức ảnh chụp lại màn hình được chú thích “Hơn 100 khách hàng trên toàn
quốc đang sử dụng giải pháp lưu trữ đám mây video của Huawei”, mặc dù
bức ảnh chỉ hiển thị 80 đơn vị, nhưng có một nửa là cục công an các nơi,
nhà giam, trường học cảnh sát, ngoài ra còn có nhiều đơn vị chính phủ,
doanh nghiệp nhà nước, v.v.
Ảnh chụp màn hình danh sách khách hàng sử dụng giải pháp lưu trữ video đám mây của Huawei, có một nửa khách hàng thuộc cơ quan công an (Ảnh từ trang web của Huawei) |
Bên
cạnh đó, có 3 bức ảnh cho thấy Huawei còn tham gia vào xây dựng “thành
phố bình an” tại hơn 30 thành phố trong đó có Chu Hải, Tân Cương.
Trí Đạt
(Tri thức vn)
Không có nhận xét nào