Khi cuộc họp thất bại, APEC không thể ra tuyên bố chung, người Trung Quốc lại nổ những tràng pháo tay vang dội.
Liên
quan tới APEC 2018, cây viết Josh Rogin của Washington Post đã có bài
phân tích về lối hành xử gây bất ngờ của Trung Quốc tại diễn đàn đa
phương này. Dưới đây là phần lược dịch bài viết. Bài viết không thể hiện
quan điểm của tòa soạn.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại APEC 2018. Ảnh: Reuters |
"Ngoại giao thịnh nộ"
Lần
đầu tiên trong lịch sử 20 năm, hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương kết thúc một cách lộn xộn khi 21 quốc gia thành viên không
thể đi tới nhất trí về một tuyên bố chung do vấp phải sự phản đối của
một thành viên - Trung Quốc.
Khi
hội nghị thất bại, trước sự bất mãn của các quan chức ngoại giao khác,
người Trung Quốc lại nổ những tràng pháo tay vang dội.
Nhưng
đó chỉ là sự cố cuối cùng trong suốt 1 tuần lễ với hàng loạt màn kịch
gây hấn, hoang tưởng, kỳ quặc mà phái đoàn Trung Quốc đã dàn dựng để tìm
cách phô trương thanh thế và gây sức ép buộc nước chủ nhà, cũng như các
nước khác chấp nhận yêu cầu của mình.
"Điều
này đang trở thành lệ thường trong các quan hệ chính thức của Trung
Quốc: Ngoại giao thịnh nộ", một quan chức cấp cao của Mỹ có liên quan
tới các cuộc đàm phán nói với tôi, "Họ đi lại như thể đây là nhà họ và
tìm cách có được cái mình muốn bằng cách bắt nạt".
Thậm
chí trước khi hội nghị bắt đầu và cho tới khi kết thúc, các quan chức
Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để đe dọa và ngầm phá hoại chính quyền
nước chủ nhà Papua New Guinea (PNG), cũng như các thành viên khác.
Chiến
thuật của Trung Quốc bao gồm gây hấn với truyền thông quốc tế, lao vào
các tòa nhà chính phủ nước sở tại khi chưa được mời, bao phủ thủ đô Port
Moresby với các biểu ngữ ủng hộ Bắc Kinh và thậm chí có thể còn tấn
công mạng để cản trở thông điệp của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence.
Chiến thuật của Trung Quốc
Tôi
tháp tùng ông Pence, và hội nghị APEC là chặng dừng chân cuối cùng
trong chuyến công du châu Á của ông. Điểm dừng Papua New Guinea kiểu như
một màn đối đầu giữa ông Pence và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,
người đã tới Port Moresby trước đó vài ngày để tiến hành chuyến thăm
chính thức.
Nỗ
lực của Trung Quốc có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Phái đoàn Trung
Quốc đã treo cờ Trung Quốc ở khắp các nẻo đường của thủ đô Port Moresby
để phục vụ cho chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập.
Quan
chức Mỹ cho hay, chính quyền PNG đã yêu cầu gỡ xuống trước khi hội nghị
APEC diễn ra. Quan chức Trung Quốc cuối cùng cũng chấp thuận nhưng họ
thay thế bằng những lá cờ đỏ tuyền màu.
Một
tấm biểu ngữ khổng lồ chạy dọc con đường lớn ca ngợi sáng kiến kinh tế
Vành đai - Con đường của Trung Quốc "không chỉ là con đường của sự hợp
tác và một tình huống có lợi cho đôi bên mà còn là con đường của hy vọng
và hòa bình!".
Trong bài phát biểu tại APEC, ông Pence đã gọi đó là "vành đai siết chặt" và "con đường một chiều".
Động
thái hăm dọa đầu tiên của Trung Quốc là cấm tất cả các hãng truyền
thông nước ngoài tới cuộc gặp của ông Tập với các lãnh đạo của 8 nước
Thái Bình Dương.
Nhiều
nhà báo từ khắp các khu vực đã tới để tham dự sự kiện và được chính phủ
PNG ủy quyền đưa tin. Tuy nhiên các quan chức Trung Quốc đã ngăn không
cho họ vào tòa nhà và chỉ có truyền thông nhà nước Trung Quốc mới được
phép tác nghiệp.
Một quan chức Mỹ đã gọi đó là "pha phản lưới nhà" bởi các phóng viên sau đó chỉ có thể viết về hành vi của Trung Quốc.
Từ
đó mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Hôm 17/11, ông Tập và ông Pence là 2
diễn giả chính thức cuối cùng trong phần thảo luận công khai của hội
nghị. Họ thực hiện bài phát biểu của mình trên một con tàu du lịch thả
neo bên bờ biển trong khi phần lớn phóng viên đứng trên bờ, tại Trung
tâm Truyền thông Quốc tế.
Tuy
nhiên, chỉ 5 phút sau khi ông Pence bắt đầu phát biểu, mạng internet ở
trung tâm báo chí bị sập với hầu hết các phóng viên. Điều đó đồng nghĩa
với việc họ không thể nghe hoặc đưa tin theo thời gian thực.
Ngay
khi ông Pence kết thúc bài nói của mình, mạng internet ở trung tâm báo
chí được phục hồi một cách bí ẩn. Các quan chức Mỹ nói với tôi rằng -
mặc dù họ không chắc là do Trung Quốc và sự việc đang được điều tra.
"Có
vấn đề gì về mạng internet với diễn giả trước ông Pence không?" - một
quan chức cấp cao khác của Mỹ hỏi tôi. (Không). Và ai là người phát biểu
trước đó? (Ông Tập).
Thế
rồi mọi chuyện thậm chí còn trở nên điên rồ hơn khi các nước thành viên
thảo luận về tuyên bố chung của hội nghị. Không hài lòng với những gì
thể hiện trong cuộc đàm phán, quan chức Trung Quốc yêu cầu gặp Bộ trưởng
Ngoại giao PNG. Ông này từ chối vì không muốn vi phạm tính trung lập
của PNG ở cương vị nước chủ trì.
Tuy
nhiên, quan chức Trung Quốc không chấp nhận. Họ tới Bộ Ngoại giao PNG
và lao vào văn phòng của ông, yêu cầu ông phải gặp họ. Bộ trưởng Ngoại
giao PNG đã gọi cảnh sát để đưa người Trung Quốc ra khỏi tòa nhà. Tất cả
những chính khách tôi có dịp trao đổi tại PNG đều rất bất ngờ trước
hành động của Trung Quốc. Nhưng đó vẫn chưa phải là kết thúc.
Các cuộc đàm phán tiếp tục kéo dài sang ngày 18/11 và phái đoàn Trung Quốc tiếp tục có những hành vi tồi tệ.
Theo
giới chức Mỹ, các quan chức Trung Quốc đã trở nên hoang tưởng về tuyên
bố tới mức họ bắt đầu tác động tới các cuộc gặp của những nhóm nước nhỏ
hơn bên lề hội nghị. Trong những phiên chính thức, quan chức Trung Quốc
la lối về chuyện các nước "âm mưu" chống lại trung Quốc. Không ai khác
trong phòng to tiếng cả, quan chức Mỹ cho hay.
Ngoại
trừ Trung Quốc, toàn bộ 20 nước thành viên còn lại đều đồng ý với tuyên
bố chung. Về cơ bản, phái đoàn Trung Quốc phản đối vì 1 câu trong dự
thảo: "Chúng tôi nhất trí chống lại chủ nghĩa bảo hộ bao gồm tất cả
những biện pháp mậu dịch không công bằng". Họ cho rằng câu này là nhằm
vào Trung Quốc.
Các
quan chức Trung Quốc cản trở trong các phiên thảo luận, độc thoại dài
dòng dù biết thời gian có hạn và các nhà lãnh đạo thế giới còn phải lên
máy bay về nước. Khi hết thời gian và vì thế hội nghị đã chính thức thất
bại, phái đoàn Trung Quốc trong một căn phòng gần nơi diễn ra phiên đàm
phán chính đã nổ một tràng pháo tay vang dội, quan chức Mỹ cho hay.
3 kết luận
Có 3 kết luận chúng ta có thể rút ra từ màn bi hài kịch của Trung Quốc.
Thứ
nhất, họ đang hành xử một cách ép buộc và trơ trẽn. Điều này đặc biệt
đúng với những quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương nhỏ bé - như Papua New
Guinea - mà họ đang đổ vào những dự án phát triển và chất lên khoản nợ
khổng lồ.
Thứ
hai, bản chất hoang tưởng và nhạy cảm thái quá trong phần lớn hành vi
của Trung Quốc là chỉ dấu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đang cảm thấy bị đe
dọa bởi Mỹ và đồng minh.
Cuối
cùng, thực tế rằng Bắc Kinh đang cư xử theo cái cách khiến các nước
khác xa lánh - điều rõ ràng đang đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc -
cho thấy hành động của Trung Quốc được kiểm soát từ trên xuống. Thậm chí
kể cả khi phái đoàn Trung Quốc thấy chiến thuật của mình mang lại kết
quả ngược với mong đợi thì họ cũng không có quyền thay đổi.
Thi Anh
(So Ha)
Không có nhận xét nào