PHÚ THỌ, Việt Nam – Trong lúc phiên tòa xử hai vị tướng công an CSVN và các “đồng phạm” trong vụ đường dây đánh bạc ngàn tỷ đang diễn ra, công luận được dịp bàn tán về các chi tiết xoay quanh các ông này.
Lời tự bào chữa trước tòa vào chiều 22 Tháng Mười Một, 2018, của cựu Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa được báo InfoNet ghi nhận: “Hiện cuộc đời tôi đã mất tất cả. Tôi đã từng thề trước đảng rằng luôn trung thành, cống hiến hết sức mình nhưng tạo hóa đã cho tôi bộ não quá bé với ước mơ quá lớn. Bản thân tôi thật lòng nhận sai phạm, Viện Kiểm Sát truy tố không sai, chỉ mong Hội Đồng Xét Xử xem xét để phần đời còn lại tôi được hương khói cho tổ tiên…”
Phát ngôn của Tướng Hóa khiến cộng đồng mạng xôn xao, có ý kiến cho rằng lẽ ra ông này nên nói: “Tạo hóa cho tôi cái tội quá lớn nhưng mức án bị đề nghị thì quá bé.”
Tờ báo của Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN cũng hé lộ một tình tiết đáng giật mình: “Theo lời bào chữa của luật sư, ông Hóa được bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao (C50) nhưng không có hiểu biết gì về mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số. Thậm chí ông Hóa không biết sử dụng máy vi tính…”
Lời biện hộ của luật sư cũng khiến công luận hoang mang, vì theo quy định của Bộ Công An CSVN, sĩ quan từ cấp tá, chức vụ phó phòng trở lên là phải có trình độ tương đương cử nhân Luật và toàn bộ sĩ quan của ngành phải có trình độ tin học, ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên.
Và cũng nhờ phiên tòa này mà người ta vỡ lẽ Cục C50 được thành lập năm 2010 với 30 nhân sự được điều chuyển từ Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Tham Nhũng. Đáng lưu ý là tất cả những người này “đều không có chuyên môn gì về lĩnh vực công nghệ thông tin và tội phạm công nghệ cao.”
Cũng vì lý do nêu trên mà ông Hóa biện hộ trước tòa rằng Cục C50 “rất cần sự trợ giúp từ doanh nghiệp bên ngoài, trong đó có Công Ty CNC (công ty bình phong của C50 từ giai đoạn năm 2011-2015, vận hành game bài đánh bạc).”
Báo Zing tường thuật, ông Hóa đã yêu cầu công ty bình phong dừng vận hành game bài khi một đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công An thông báo đang điều tra hệ thống game bài Rikvip. Ông này khai sau đó làm theo chỉ đạo của cựu Trung Tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị cho CNC tiếp tục vận hành game bài “nhằm tạo nguồn thu xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.”
Ông Hóa, người bị báo Tuổi Trẻ mô tả là “quanh co chối tội, không thừa nhận hành vi của mình, đổ tội cho người khác,” bị đề nghị 8 năm tù. Tuy vậy, nhiều dấu hiệu cho thấy khi phiên xử kết thúc, ông Hóa sẽ được tuyên dưới mức này, do Luật Sư Đỗ Ngọc Quang, người bào chữa cho ông, nói thân chủ mình “đã ăn năn, hối hận” và đề nghị Hội Đồng Xét Xử xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuyên phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.”
Báo Lao Động cho hay trong lúc phiên xử đang diễn ra thì mẹ ông Hóa qua đời. Ông này ngỏ lời trước tòa: “Tôi hy vọng, Hội Đồng Xét Xử quan tâm đến hoàn cảnh hiện tại của tôi, cho tôi sớm được trở về chịu tang mẹ. Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn nhưng tôi không được gặp mẹ, trong khi con tôi còn đang đi học, tôi muốn sớm trở về để làm chỗ dựa tinh thần cho con tôi.”
Tình huống này khiến người ta nhớ lại lời của cựu chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), cựu Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Đinh La Thăng trong phiên tòa hồi Tháng Ba, 2018: “Bố tôi đã mất trong tâm trạng đau buồn. Nếu không có những vụ án như thế này, những phiên tòa như thế này thì bố tôi đã không ra đi sớm. Gia đình tôi đã rơi vào tột cùng đau thương. Tôi trở thành người con bất hiếu vì khi bố mình mất đi đã không được ở nhà lo tang lễ, đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Điều này thực sự sẽ là nỗi ám ảnh, day dứt trong suốt quãng đời còn lại của tôi.” Ông Thăng bị tuyên tổng công 30 năm tù sau hai phiên xử gần như liên tiếp và dường như chuyện cha ông mất không phải là tình tiết giúp ông được giảm án.
Người Việt
Phát ngôn của Tướng Hóa khiến cộng đồng mạng xôn xao, có ý kiến cho rằng lẽ ra ông này nên nói: “Tạo hóa cho tôi cái tội quá lớn nhưng mức án bị đề nghị thì quá bé.”
Tờ báo của Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN cũng hé lộ một tình tiết đáng giật mình: “Theo lời bào chữa của luật sư, ông Hóa được bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao (C50) nhưng không có hiểu biết gì về mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số. Thậm chí ông Hóa không biết sử dụng máy vi tính…”
Lời biện hộ của luật sư cũng khiến công luận hoang mang, vì theo quy định của Bộ Công An CSVN, sĩ quan từ cấp tá, chức vụ phó phòng trở lên là phải có trình độ tương đương cử nhân Luật và toàn bộ sĩ quan của ngành phải có trình độ tin học, ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên.
Và cũng nhờ phiên tòa này mà người ta vỡ lẽ Cục C50 được thành lập năm 2010 với 30 nhân sự được điều chuyển từ Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Tham Nhũng. Đáng lưu ý là tất cả những người này “đều không có chuyên môn gì về lĩnh vực công nghệ thông tin và tội phạm công nghệ cao.”
Cũng vì lý do nêu trên mà ông Hóa biện hộ trước tòa rằng Cục C50 “rất cần sự trợ giúp từ doanh nghiệp bên ngoài, trong đó có Công Ty CNC (công ty bình phong của C50 từ giai đoạn năm 2011-2015, vận hành game bài đánh bạc).”
Báo Zing tường thuật, ông Hóa đã yêu cầu công ty bình phong dừng vận hành game bài khi một đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công An thông báo đang điều tra hệ thống game bài Rikvip. Ông này khai sau đó làm theo chỉ đạo của cựu Trung Tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị cho CNC tiếp tục vận hành game bài “nhằm tạo nguồn thu xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.”
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa. (Hình: Tuổi Trẻ) |
Ông Hóa, người bị báo Tuổi Trẻ mô tả là “quanh co chối tội, không thừa nhận hành vi của mình, đổ tội cho người khác,” bị đề nghị 8 năm tù. Tuy vậy, nhiều dấu hiệu cho thấy khi phiên xử kết thúc, ông Hóa sẽ được tuyên dưới mức này, do Luật Sư Đỗ Ngọc Quang, người bào chữa cho ông, nói thân chủ mình “đã ăn năn, hối hận” và đề nghị Hội Đồng Xét Xử xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuyên phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.”
Báo Lao Động cho hay trong lúc phiên xử đang diễn ra thì mẹ ông Hóa qua đời. Ông này ngỏ lời trước tòa: “Tôi hy vọng, Hội Đồng Xét Xử quan tâm đến hoàn cảnh hiện tại của tôi, cho tôi sớm được trở về chịu tang mẹ. Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn nhưng tôi không được gặp mẹ, trong khi con tôi còn đang đi học, tôi muốn sớm trở về để làm chỗ dựa tinh thần cho con tôi.”
Tình huống này khiến người ta nhớ lại lời của cựu chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), cựu Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Đinh La Thăng trong phiên tòa hồi Tháng Ba, 2018: “Bố tôi đã mất trong tâm trạng đau buồn. Nếu không có những vụ án như thế này, những phiên tòa như thế này thì bố tôi đã không ra đi sớm. Gia đình tôi đã rơi vào tột cùng đau thương. Tôi trở thành người con bất hiếu vì khi bố mình mất đi đã không được ở nhà lo tang lễ, đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Điều này thực sự sẽ là nỗi ám ảnh, day dứt trong suốt quãng đời còn lại của tôi.” Ông Thăng bị tuyên tổng công 30 năm tù sau hai phiên xử gần như liên tiếp và dường như chuyện cha ông mất không phải là tình tiết giúp ông được giảm án.
Người Việt
Không có nhận xét nào