Hôm 5/11 các nhà làm luật Việt Nam bàn đến khả năng thành lập tổ chức đại diện người lao động bên cạnh tổ chức công đoàn nhà nước để phù hợp theo hiệp định thương mại có tên gọi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng các chuyên gia nhận định với VOA rằng nếu có thì đây cũng chỉ là “hình thức phái sinh” của công đoàn nhà nước.
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi được truyền thông trong nước trích lời nói rằng trong dự thảo Luật Công đoàn, chính phủ cũng đang dự kiến cho thành lập tổ chức đại diện người lao động cạnh tổ chức công đoàn. Ông Lợi nhấn mạnh: “Đây là một tổ chức không mang màu sắc chính trị, chủ yếu bảo vệ quyền lợi hợp pháp về quan hệ lao động và không có các hành động khác liên quan đến chính trị.”
Trong khi đó báo Pháp Luật TP. HCM trích lời ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, dự báo rằng “với sự ra đời của đại diện người lao động bên cạnh tổ chức công đoàn khiến công đoàn Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức lớn, chưa có tiền lệ.”
Từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân nêu nhận định của ông với VOA:
“Việc phải có một tổ chức khác để đại diện cho người lao động vì là đòi hỏi của CPTPP. Vì vậy cho nên người ta sẽ phải đưa ra một tổ chức nào đó – mà họ gọi là đại diện cho người lao động, nhưng lại không được tham gia hoạt động chính trị, không đại diện cho giới chủ để bóc lột công nhân… Họ nói như vậy, nhưng nếu cho phép ra đời thì cũng là hình thức phái sinh của công đoàn hiện tại.”
Theo cổng thông tin Công Đoàn Việt Nam, chính quyền Việt Nam không để các tổ chức khác ra đời không vì mục đích bảo vệ người lao động mà vì động cơ chính trị, chống phá đất nước mà giới chức Hà Nội gọi là “công đoàn vàng” và cũng không để các tổ chức khác ra đời do giới chủ thao túng, phá hoại tổ chức Công Đoàn Việt Nam và ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động.
Ngày 5/11, thảo luận tại hội trường về CPTPP, một số đại biểu quốc hội cho rằng cơ bản thống nhất với sự cần thiết và ủng hộ Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua Hiệp định CPTPP vào cuối tuần này, một hiệp định của 11 quốc gia có hiệu lực kể từ ngày 30/12, trong đó nêu rõ rằng người lao động có quyền tự do lập các tổ chức của mình.
Một luật sư khác không muốn nêu tên nhận định về việc Việt Nam sẽ cho phép thành lập công đoàn ngoài công đoàn nhà nước:
“Người ta không dám dùng từ công đoàn độc lập, mà dùng từ người đại diện của công nhân. Dù gì đây cũng là một thành quả của cuộc đấu tranh dân chủ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vì hiện nay, thực tế là Công đoàn Việt Nam là một tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền nên người lao động không được bảo vệ, và nó chỉ có danh nghĩa là bảo vệ cho công dân thực tế không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, mà chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Đảng cầm quyền.”
“Nếu như sau này mà chính nhà nước cho phép thì chính Đảng Cộng sản sẽ cho ra đời tổ chức đó, có thể có một cái tên mĩ miều nào đó, nhưng chắc chắn không thể đối lập, không tham gia chính trị, mà nếu như có ai đó có manh nha ý định hoạt động chính trị thì sẽ bị vùi dập ngay. Chẳng qua đó là cánh tay nối dài, một tổ chức ngoại vi của chính Công đoàn Việt Nam.”
Luật sư Quân nói thêm rằng giới tranh đấu và công nhân ở Việt Nam “luôn khát khao” có được một tổ chức độc lập đại diện cho tiếng nói của người lao động, nhưng nhiều năm qua luôn bị chính quyền tìm cách sách nhiễu và đàn áp, thậm chí một số nhà vận động phải đối mặt với án tù nhiều năm.
Blogger Bùi Quang Thắng viết trên Facebook rằng công đoàn độc lập chưa ra đời nhưng đã bị các đại biểu Quốc hội quy chụp, phủ đầu, và cho rằng phát biểu của các nhà làm luật “mang tính phân biệt đối xử và quy chụp,” trong khi đó Blogger Quang Hữu Minh cho rằng chính quyền Việt Nam “lo hơi xa.”
VOA
Trong khi đó báo Pháp Luật TP. HCM trích lời ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, dự báo rằng “với sự ra đời của đại diện người lao động bên cạnh tổ chức công đoàn khiến công đoàn Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức lớn, chưa có tiền lệ.”
Từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân nêu nhận định của ông với VOA:
Việc phải có một tổ chức khác để đại diện cho người lao động vì là đòi hỏi của CPTPP. Vì vậy cho nên người ta sẽ phải đưa ra một tổ chức nào đó... nhưng nếu cho phép ra đời thì cũng là hình thức phái sinh của công đoàn hiện tại.
Luật sư Lê Quốc Quân
Theo cổng thông tin Công Đoàn Việt Nam, chính quyền Việt Nam không để các tổ chức khác ra đời không vì mục đích bảo vệ người lao động mà vì động cơ chính trị, chống phá đất nước mà giới chức Hà Nội gọi là “công đoàn vàng” và cũng không để các tổ chức khác ra đời do giới chủ thao túng, phá hoại tổ chức Công Đoàn Việt Nam và ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động.
Công nhân tỉnh Thái Bình biểu tình. |
Ngày 5/11, thảo luận tại hội trường về CPTPP, một số đại biểu quốc hội cho rằng cơ bản thống nhất với sự cần thiết và ủng hộ Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua Hiệp định CPTPP vào cuối tuần này, một hiệp định của 11 quốc gia có hiệu lực kể từ ngày 30/12, trong đó nêu rõ rằng người lao động có quyền tự do lập các tổ chức của mình.
Một luật sư khác không muốn nêu tên nhận định về việc Việt Nam sẽ cho phép thành lập công đoàn ngoài công đoàn nhà nước:
“Người ta không dám dùng từ công đoàn độc lập, mà dùng từ người đại diện của công nhân. Dù gì đây cũng là một thành quả của cuộc đấu tranh dân chủ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vì hiện nay, thực tế là Công đoàn Việt Nam là một tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền nên người lao động không được bảo vệ, và nó chỉ có danh nghĩa là bảo vệ cho công dân thực tế không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, mà chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Đảng cầm quyền.”
Nếu như sau này mà chính nhà nước cho phép thì chính Đảng Cộng sản sẽ cho ra đời tổ chức đó, có thể có một cái tên mĩ miều nào đó, nhưng chắc chắn không thể đối lập, không tham gia chính trị, mà nếu như có ai đó có manh nha ý định hoạt động chính trị thì sẽ bị vùi dập ngay.
Luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Quân nói thêm rằng giới tranh đấu và công nhân ở Việt Nam “luôn khát khao” có được một tổ chức độc lập đại diện cho tiếng nói của người lao động, nhưng nhiều năm qua luôn bị chính quyền tìm cách sách nhiễu và đàn áp, thậm chí một số nhà vận động phải đối mặt với án tù nhiều năm.
Blogger Bùi Quang Thắng viết trên Facebook rằng công đoàn độc lập chưa ra đời nhưng đã bị các đại biểu Quốc hội quy chụp, phủ đầu, và cho rằng phát biểu của các nhà làm luật “mang tính phân biệt đối xử và quy chụp,” trong khi đó Blogger Quang Hữu Minh cho rằng chính quyền Việt Nam “lo hơi xa.”
VOA
Không có nhận xét nào