Cuộc bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ TT Trump
vào ngày 6 tháng 11 năm 2018 có một thay đổi khá lớn trong chánh quyền
Mỹ. Đảng Dân Chủ đối lập chiếm Hạ viện liên bang, với 221 ghế, đảng Cộng
Hòa chỉ 198 ghế trên tổng số 435 ghế của Hạ Viện. Nhưng Đảng Cộng Hoà
cầm quyền vẫn còn giữ thế đa số ở Thượng Viện như trước mà còn tăng số
ghế từ 51 có thể lên 54 trên tổng số 100 ghế. Dư luận chung của Mỹ và
của các nước trên thế giới không ai lo ngại đường lối chánh sách đối
ngoại của Mỹ sẽ thay đổi.
Ngoại Giao Mỹ Không Thay Đổi |
Không
phải vì đơn giản thích hay không thích TT Trump mà lo ngại Ông Già Gân
Donald Trump đổi thay hay không. Trái lại thầm khen dân chúng Mỹ rất
khôn khéo, nhiều kinh nghiệm dân chủ đã từng dùng lá phiếu củng cố nền
dân chủ. Ít khi để cho một đảng, đảng cầm quyền nắm trọn bộ chánh quyền,
nước Mỹ mất tinh thần hiến định Checks & Balances, cân đối kiểm
sóat lẫn nhau có từ thời lập quốc do những nhà lập hiến đồng thuận như
Thomas Jefferson, James Madison, Thomas Paine và John Adams đồng thuận
và là “đồng tác giả” của Hiến Pháp Mỹ.
Đặc
biệt kỳ bầu cử này dân chúng Mỹ chỉ dành cho Dân Chủ đối lập Hạ nghị
Viện thôi, và vẫn tiếp giữ cho Cộng Hoà quyền đa số tăng cường ở Thượng
Viện.
Thượng
Viện vẫn do Cộng Hoà tiếp tục nắm, nắm chắc hơn nhờ Cộng Hoà thêm ghế.
Cộng Hòa nắm, nên ngoại giao Mỹ không thay đổi gì đâu. Về học lý và thực
tế, vì ngoại giao chánh yếu là do Hành pháp, tổng thống đại diện ngoại
giao cho Mỹ, chớ không phải Quốc Hội, đặc biết là Hạ viện. Quyền phê
chuẩn các bộ trưởng nội các, đại sứ, tướng lãnh quan trọng do TT Trump
để cử và Thượng Viện, do Cộng Hoà kiểm soát, với đa số cao hơn trước bầu
cử, phê chuẩn. Thêm quan trọng nữa là công ước, hiệp ước của Mỹ đều do
tổng thống có sáng quyền lập ước và Thượng Viện phê chuẩn. TT có thể ban
hành sắc lịnh, phủ quyết một số vấn đề do đối lập thường cầu Tối Cao
Pháp Viện phán xét vi hiến, nhưng hiện nay tại TCPV tỷ số Bảo thủ, do
Cộng hoà cử lớn hơn do Cấp Tiến Dân Chủ cử, 5 Bảo thủ/4 Cấp tiến.
Chuyện
đảng đối lập chiếm đa số cả hai viện Quốc Hội Mỹ là chuyện bình thường,
nhưng đối lập biến tổng thống thành ‘con vịt què’ cũng khó. Dân chúng
Mỹ sẽ áp lực vì quyền lợi quốc gia, đòi hỏi Lập pháp và Hành Pháp phải
sống chung với nhau, cùng lo giải quyết chuyện nước việc dân. Bên nào cứ
lo tấn công như cản trở ngân sách, khiến nhà nước phải đóng cửa, coi
như tự xé phiếu của phe mình trong kỳ bầu cử tới.
Mấy
đời tổng thống tiền nhiệm trong trường hợp đảng đối lập nắm Quốc Hội,
một hay lưỡng viện cũng phải sống chung. Thí dụ TT George W. Bush và TT
Barack Obama cũng phải làm thế, phải thay đổi phần nào chính sách đối
ngoại sau các cuộc bầu cử giữa kỳ hồi 2006 và 2010.
Báo
Pháp không bị dị ứng bởi cuộc bầu cử Mỹ 6-11, có một số nhận xét, xin
phép trích dẫn để rộng đường dư luận và nhận định. Tờ báo thiên hữu Le
Figaro nhận định: «Trump có thế mạnh cho năm 2020». Chính quyền Trump đã
vượt qua thử thách bầu cử giữa kỳ. Sự thắng lợi của phe Cộng Hòa ở
Thượng Viện cho phép ông Trump hy vọng có được nhiệm kỳ tổng thống thứ
hai.
Báo
Le Monde có bài xã luận «Sự ăn sâu bám rễ của trường phái Trump» nói về
hai bài học rút ra từ kỳ bầu cử giữa kỳ Mỹ: nền dân chủ không thể bị
hủy diệt. Sự tham gia của 114 triệu cử tri Mỹ đi bầu. Báo kinh tế Les
Echos nhận định: «Trump sẽ phải lãnh đạo với một Quốc Hội bị chia rẽ.»
Dân Chủ hy vọng Hạ Viện sẽ giúp họ gây được sức ép trên một số hồ sơ đối
ngoại. Tuy nhiên, Le Figaro nhấn mạnh là khả năng thành công của phe
Dân Chủ trong các hồ sơ trên là rất thấp. Tại Mỹ, tổng thống là người
dẫn dắt chính sách ngoại giao, và Thượng Viện cũng có quyền hành hơn Hạ
Viện trong những vấn đề này, nhất là về việc phê chuẩn các hiệp ước.”
Công
tâm mà nói trong nửa nhiệm kỳ của TT Trump, Ông hoạt động ngoại giao
cho Mỹ hơn cả một nhiệm kỳ TT Bush hay Obama. Từ khi lên cầm quyền,
đường lối, hành động ngoại giao của Ông làm nhiều nước đồng minh cũng
như đối tác chới với, không thể ngờ được. Nào là Ông đòi các nước có
quân đội Mỹ đến bảo vệ hoà bình phải tăng tiền chung chịu quân phí với
Mỹ. Liên Âu bực mình nhưng phải giải quyết yêu cầu công bằng ấy. TT
Trump rút khỏi công ước khí Hậu quốc tế ở Paris vì quá bất công với Mỹ
so với TC không đóng mà còn được hưởng trợ cấp tiền cải thiện dù TC xài
điện than, xăng dầu ngang với Mỹ. Ông xù bỏ Hiệp Ước NAFTA ở Bắc Mỹ để
làm lại cái mới là USMCA.
Ông
điện thoại cho Nữ Tổng Thống Đài Loan, cho Bà quá cảnh tại Mỹ, lập toà
đại sứ thực tế Mỹ ở Đài Bắc, bán vũ khí cả tỷ Mỹ Kim cho Đài Loan, cho
chiến hạm Mỹ tuần tra Eo Biển Đài Loan, phớt lờ hiệp ước Mỹ Trung coi
Đài Loan là một tỉnh của TQ. Đích thân Ông đi hội nghị với Kim Jong un
để đàm phán về việc giải trừ vũ khí nguyên tử của chế độ CS mà TC từ lâu
bảo vệ để làm trái độn giữa Mỹ và TC này. Với tư cách TT Mỹ trước Đại
Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Ông kêu gọi chống Chủ Nghĩa Xã Hội tức chủ
nghĩa CS và tại Hội Đồng Bảo an Ông tố cáo TC âm mưu xen vào bầu cử Mỹ.
Mạnh mẽ nhứt, TT Trump mở cả cuộc chiến tranh thương mại chống TC, đòi
công bằng giao thương cho Mỹ, mỗi năm Mỹ thiệt hại vào tay TC trên 500
tỷ và bị TC ăn cắp bản quyền, sở hữu trí tuệ cả 600 tỷ.
Phân
tích cho thấy ngoại giao của TT Trump không thay đổi vì ảnh hưởng của
cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của TT Trump. Ô. Trump không thể “bán đồ nhi
phế”, nửa đường bỏ cuộc chiến tranh thương mại chống TC đòi công bình
giao thương cho Mỹ, đòi TC phải chấm dứt ăn trộm, ăn cắp sở hữu trí tuệ
của Mỹ. Ông Trump cũng không thể chấm dứt cuộc thương lượng giải trừ
nguyên tử của CS Bắc Hàn.
Nhưng
phần lớn các nhà quan sát đều đưa ra một nhận xét chung là Donald Trump
tiếp tục con đường mà ông đã vạch ra cho dù đa số tại Hạ Viện hoài nghi
về thực tâm từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trong quan hệ với
Nga, đảng này kiên quyết đòi làm sáng tỏ sự thật về nghi án Moscow đã
can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cách nay hai năm, giúp ông Trump
đắc cử.
Nhưng
trên tất cả các hồ sơ nhậy cảm mà chánh quyền Trump đã dấn thân quá
sâu, không lý do gì TT Trump nhượng bộ vì khả năng can thiệp của đảng
Dân Chủ khá hạn hẹp. Bởi về mặt kỹ thuật, tại Mỹ chính sách đối ngoại
thuộc thẩm quyền của tổng thống, và trong lĩnh vực ngoại giao, quyền hạn
của Thượng Viện lớn hơn so với của Hạ Viện. Với kết quả bầu cử vừa qua
phe Cộng Hòa của tổng thống Trump đã củng cố vị thế tại Thượng Viện.
Đi
sâu hơn về nội dung hồ sơ nóng bỏng nhất hiện nay là chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung, không chỉ có nội bộ đảng Cộng Hòa mà bên Dân Chủ cũng bị
chia rẽ về cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới. Trả
lời hãng tin Anh, Reuters, dân biểu Eliot Angel, người có nhiều khả năng
đứng đầu Ủy Ban Đối ngoại tại Hạ Viện Mỹ trong nhiệm kỳ sắp tới, nhìn
nhận Washington cần thận trọng với Bắc Kinh. Một tiếng nói có trọng
lượng khác của đảng Dân Chủ là ông Adam Schiff còn đi xa hơn khi cho
rằng ông có cùng quan điểm với bên đảng Cộng Hòa và cần đưa ra các biện
pháp trừng phạt Bắc Kinh và xem Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an
ninh Mỹ.
Như
vậy, sẽ là không tưởng nếu hy vọng rằng đa số mới ở Hạ Viện Mỹ có thể
thúc đẩy bình thường hóa quan hệ kinh tế và mậu dịch giữa Hoa Kỳ với
Trung Quốc. Hơn nữa, thương mại cũng là một hồ sơ mà tổng thống Hoa Kỳ
có thể can thiệp mà không cần có đồng thuận của Hạ Viện.
Kể
cả hồ sơ nhậy cảm khác đối với công luận Mỹ là chính sách nhập cư: xây
một bức tường trên đường biên giới giữa Mỹ và Mexico vẫn là một dự án ám
ảnh ông Trump. Theo lời giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Mỹ thuộc
trường London School of Economics, ông Peter Trubowitz, thất bại của
đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện có nguy cơ thúc đẩy tổng thống Donald Trump lại
càng quyết liệt hơn nữa về chính sách di dân.
Trả
lời Reuters, một nhà ngoại giao xin được dấu tên không loại trừ khả
năng trong nửa cuối nhiệm kỳ, chính sách ngoại giao của tổng thống Mỹ
thứ 45 còn táo bạo hơn nữa. Đương đầu với quốc tế có thể là một trong
những chiêu bài của Donald Trump để chuẩn bị ra tranh cử cho một nhiệm
kỳ thứ hai vào năm 2020./.
Vi Anh
(Việt Báo)
Không có nhận xét nào