Chống cờ đỏ nghĩa là biểu tỏ sự bất đồng của những người bình thường với một chính quyền tham tàn. - Huỳnh Thục Vy
Bà
chị đi lấy chồng đúng vào lúc tôi vừa đủ lớn để giã từ
tuổi thơ, vĩnh biệt cá chim/diều dế (chia tay những trò chơi
của thưở ấu thời) để bước vào một thế giới khác với khói
thuốc lá Bastos, nhạc Beatles, café noir, bière 33, và tràn lan
phim truyện.
Bà Huỳnh Thục Vy, rõ ràng, không hề nao núng trước chuyện giam cầm. |
Nhà
vốn nhỏ hẹp nên vắng chị tôi được “thừa hưởng” nguyên cái
giường trống (khỏi phải nằm chung với bố hay mẹ nữa) cùng một
tủ sách nho nhỏ có đủ mặt Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Lan
Khai, Đinh Hùng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Minh
Đức Hoài Trinh, Võ Hồng, Thanh Nam, Mai Thảo, Nhật Tiến, Tuấn
Huy, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Văn Quang, Sơn Nam, Bình
Nguyên Lộc...
Tôi
đọc tuốt luốt nhưng “chịu” Doãn Quốc Sỹ, và vẫn cứ tiếp tục
lẽo đẽo theo ông cho đến lúc xế chiều. Theo Nguyễn Mộng Giác:
“Khi xây dựng nhân vật, Doãn Quốc Sỹ thường không lưu tâm moi móc những
ngóc ngách xấu xa của họ.” Võ Phiến cũng có nhận xét (gần) tương
tự: “Các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt, việc gì cũng có
khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo được người xấu, kể nổi việc xấu.
Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn.” (Văn Học Miền Nam Tổng Quan.
Westminster, CA: Văn Nghệ, 1999).
Quả
là đúng thế nhưng tưởng cũng cần nên nói thêm là tác phẩm
của Doãn Quốc Sỹ rất ít những hình ảnh hư cấu, và không
thiếu những cảnh tượng não lòng:
“Chỉ
mới sang khoảng 1947, anh đã nhận chân rằng thuộc thành phần địa chủ
như gia đình anh, gặp nhiều khó khăn lắm trong cuộc sống song hành với
những đảng viên đảng Lao Động đương lãnh đạo cuộc kháng chiến. Biết là
sống lộ liễu ở quê hương không nổi, anh đơn độc lẳng lặng dọn đến làng
Cốc... và sinh sống bằng nghề buôn thuốc Tây và chích dạo. Gia đình anh
đóng thuế nông nghiệp. Khánh tận của chìm của nổi rồi, mẹ già anh vừa
mất, chắc chắn u uất mà chết, chỉ còn vợ anh và lũ con thơ.
Mẹ
anh được chôn cất xong, công tác bao vây địa chủ tiếp tục tiến hành. Họ
bao vây nhà anh bằng trống lớn, trống nhỏ thay phiên nhau gõ liên miên
như hổ huê riễu cợt, như chửi rủa thúc dục. Nhưng vợ anh quả không còn
một đồng một chữ trong tay để trả thuế nông nghiệp. Ruộng bán không ai
mua, nhờ cầy nhờ cấy không ai giúp, vì tránh liên hệ với địa chủ. Họ
đánh trống liên miên như vậy suốt ba ngày đêm, tiếng trống bỗng ngưng
bặt vào sớm tinh sương hôm đó giữa sự bỡ ngỡ của chị Cò Đùm. Chị bước ra
sân, và chị rụng rời tưởng có thể khụyu xuống ngất xỉu.
Ba
cây cau cao ngất ngoài sân trước nhà, cây cau chính giữa phất phới một
lá cờ đỏ sao vàng to gấp đôi lá cờ vuông cổ truyền vẫn treo phất phới
trước sân đình vào những ngày hội ngày xuân xưa cũ. Đó là bản án tử hình
căn nhà và năm mẹ con chị mà đao thủ phủ sẽ là một phi công địch nào
chợt bay qua đó. (Doãn Quốc Sỹ. Cò Đùm. Westminster, CA: Văn Nghệ,
1997).
Ngoài
vợ chồng Cò Đùm, vào thời điểm này, còn có thêm bao nhiêu
người dân Việt Nam khác nữa cũng nhận lãnh bản án tử hình
với lá cờ đỏ sao vàng (phất phơ) trước cửa nhà hay ghim trước
ngực?
Tác giả Bảo Giang ghi nhận:
“Giai
đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự
chết rình rập. Bởi vì, sau đêm Việt Minh về là ngay sáng hôm sau, trên
đầu cái cọc cắm giữa đường làng, nơi có nhiều người qua lại là có cái
đầu của một viên chức, hay của người có con em làm việc trong thành phố,
đôi khi là những phú hộ, treo ở đó. Rồi ở ngay phía bên dưới là một
cái lá Cờ Đỏ với hàng chữ có khi sai cả chính tả. ‘Việt Minh xử tử Việt
gian bán nước’!... Làng tôi ở Thái Bình là một làng tề nổi tiếng. Sau
ngày 20-7-54 cả làng đã di cư vào Nam.”
Vào
đến miền Nam chưa hẳn đã yên. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
được khai sinh tại Hà Nội vào hôm 20 tháng 12 năm 1960. Từ thời
điểm này cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, thêm bao nhiêu mạng
sống của người dân miền Nam đã được cái “mặt trận” này “giải
phóng”? Rồi sau đó, theo nhiều nguồn tin khả tín (*) có vài
trăm ngàn thuyền nhân đã vùi thây trong lòng biển cả chỉ vì muốn từ
bỏ cờ đỏ sao vàng.
Lá cờ đỏ – do thế – còn được gọi là “cờ máu” và bị không ít người lên tiếng phủ nhận, kết án, hay chế giễu:
Lê
Diễn Đức: “Theo tôi, cờ đỏ sao vàng không phải là cờ của Tổ quốc Việt
Nam (VN), của dân tộc Việt Nam, mặc dù tôi đã từng học tập, lớn lên
dưới lá cờ này và nhiều lúc đã tự hào vì cha ông tôi đã chiến đấu dưới
nó. Nhưng chính xác mà nói thì đó là cờ hiệu của nhà nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm
quyền.”
Song
Chi: “Một đảng phái có quá nhiều tội ác với nước với dân như vậy thì
không thể được vinh danh và lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản cũng
vậy."
Bùi
Bích Hà: “Cùng lắm, chỉ có hơn ba triệu đảng viên người Việt đứng
dưới lá cờ ấy, nhìn nhận nó khi tuyên thệ nhận căn cước Cộng Sản của
họ.”
Trương
Duy Nhất: “Tặng ảnh ông Hồ cho người già. Tặng cờ cho dân … ăn Tết.
Không biết tự bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến
thế.”
Mai
Tú Ân: “Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội
tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng.
Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao
vàng là xông vào đánh tơi bời.”
Tôi
không tin dị đoan nhưng vẫn phải đồng ý với Mai Tú Ân là “lá
cờ máu này xui thấy mẹ.” Đụng tới nó nếu không lôi thôi lớn
thì cũng lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm. Ngày 17 tháng 11 năm 2017,
ông Nguyễn Đình Túc đốt cờ nên bị công an tỉnh Hà Tĩnh khởi
tố về tội “xúc phạm quốc kỳ.” Trước đó không lâu, một công dân
VN khác, bà Huỳnh Thục Vy cũng bị cáo buộc tương tự vì đã
“xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng.”
Theo
theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự 1999 của nhà đương cuộc Hà Nội qui
định: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.” Sở dĩ họ không nhắc nhở chi đến đảng kỳ vì
tự thâm tâm những kẻ “vẽ” ra cái điều luật này (chắc) đã mặc
nhiên xem quốc kỳ với đảng kỳ ... là một!
Tuần
qua, trên trang FB của bà Huỳnh Thục Vy, đọc được vào ngày 5
tháng 11 năm 2018, có một stt ngắn (nguyên văn) như sau:
“Ba
mình ở tù 10 năm từ 1992 đến 2002 dưới điều 88 Bộ luật HS. Dù tuổi thơ
đói khổ vì không cha không mẹ bên cạnh, việc ở tù dưới điều 88 là cái gì
đó đáng tự hào đối với mình. Giờ mình bị truy tố dưới điều 276 vớ vẩn,
sẽ ra tòa dưới một tòa án cấp huyện, cảm thấy thật vớ vẩn và không cam
lòng. Hức hức.”
Bà
Huỳnh Thục Vy, rõ ràng, không hề nao núng trước chuyện giam
cầm. Với tâm thế này thì bản án của phiên toà sắp tới (dù
xử kiểu gì chăng nữa) cũng sẽ chả răn đe được ai mà chỉ là
một vết lọ đen, bôi thêm vào bản mặt trơ tráo của chế độ hiện
hành.
Tưởng Năng Tiến
______________________________________
- Jacqueline Desbarats and Karl Jackson (“Vietnam 1975-1982: The Cruel
Peace”, in The Washington Quarterly, Fall 1985) estimated that there had
been around 65,000 executions. This number is repeated in the Sept.
1985 Dept. of State Bulletin article on Vietnam.
- Orange County Register (29 April 2001): 1 million sent to camps and 165,000 died.
- Northwest Asian Weekly (5 July 1996): 150,000-175,000 camp prisoners unaccounted for.
- Estimates for the number of Boat People who died:
- Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High
Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600
reached asylum
- The 20 July 1986 San Diego Union-Tribune cites the UN Refugee
Commission: 200,000 to 250,000 boat people had died at sea since 1975.
- The 3 Aug. 1979 Washington Postcites the Australian immigration
minister’s estimate that 200,000 refugees had died at sea since 1975.
- Also: “Some estimates have said that around half of those who set out do not survive.”
- The 1991 Information Please Almanac cites unspecified “US Officials” that 100,000 boat people died fleeing Vietnam.
- Encarta estimates that 0.5M fled, and 10-15% died, for a death toll of 50-75,000.
- Nayan Chanda, Brother Enemy (1986): ¼M Chinese refugees in two years,
30,000 to 40,000 of whom died at sea. (These numbers also repeated by
Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945-1990 (1991))
- Rummel
- Vietnamese democide: 1,040,000 (1975-87)
- Executions: 100,000
- Camp Deaths: 95,000
- Forced Labor: 48,000
- Democides in Cambodia: 460,000
- Democides in Laos: 87,000
- Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese government)
(Dân Làm Báo)
Không có nhận xét nào