Loạn tướng. Phải gọi đúng thế.
Kết
thúc chiến tranh, sau 1975, Việt Nam chỉ vỏn vẹn 36 tướng. Nay, quân
đội đã tăng đến 415 tướng (3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng,
313 thiếu tướng[1].
Cộng thêm 205 tướng bên công an[2].
Chỉ
tính 8 năm từ 2006 đến 2014, riêng quân đội đã có 231 sỹ quan cấp tướng
được thụ phong, gồm 10 thượng tướng, 65 trung tướng và 157 thiếu tướng,
gấp 20 lần số tướng trong kháng chiến chống Pháp và hơn 4 lần số tướng
trong kháng chiến chống Mỹ.
Chưa
kể một lượng khá khủng “thiếu tướng chìm”. Gọi nôm na là “đại tá nhô”,
tức sỹ quan cấp đại tá không được phong hàm tướng nhưng lại hưởng lương
tướng[3].
Hình minh họa |
Trong
chiến tranh, tướng chỉ để phong cho những chỉ huy thực tài và có chiến
công hiển hách. Thời bình, nhiều sỹ quan văn phòng, giáo dục, y tế, bán
buôn… cũng đeo hàm tướng.
Loạn từ đấy.
Đến
một quân nhân hàm vụ trưởng kinh tài, tức chuyên bấm bàn tính chia
lương cho lính cũng tướng. Bác sỹ bệnh viện cũng tướng. Một lão giảng
viên, trưởng khoa Mác Lê cũng tướng. Một cậu quân nhân chuyên chuyện bán
buôn như ông cựu Chủ tịch tập đoàn viễn thông Viettel Nguyễn Mạnh Hùng
(nay là Bộ trưởng Thông tin truyền thông) cũng tướng. Một gã làm báo
viết văn lăng nhăng như Hữu Ước cũng tướng, trung tướng mới tởm!
Tướng
phong rất vớ vẩn. Phong vì cả nể. Không loại trừ khả năng chạy chọt. Dư
luận, ngay cả trên báo chí chính thống cũng từng có thời đặt nghi vấn
về “thị trường sao vạch” này.
Cực
kỳ khôi hài, thậm chí là lố bịch khi vị đại tướng cựu Bộ trưởng quốc
phòng Phùng Quang Thanh trước đây có lần tha thiết xin quốc hội đừng cắt
giảm quân số tướng, vì “không phong tướng thì anh em rất tâm tư”.
Rồi
ngay chiều qua 6/11, khi quốc hội thảo luận sửa đổi luật công an nhân
dân, thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch hội cựu chiến binh, cựu Thứ
trưởng quốc phòng cũng “tâm tư” khi so bì định khung chuẩn cho tướng
giữa ngành công an với quân đội:
“Việc
phong hàm cho các đồng chí công an cũng là đáng mừng, nhưng nếu hai bên
không công bằng thì sẽ thấy “tủi thân”. Giờ ngồi họp như nhau, một bên
tướng, một bên tá thì cũng không vui lắm… Làm thế này, bên quân đội
buồn, tủi thân”[4].
Ý
ông, muốn so việc qui định giám đốc công an tỉnh thành được phong hàm
tướng, trong khi chỉ huy trưởng quân sự các tỉnh thành lại chỉ được hàm
đại tá.
So
bì “anh ít tôi nhiều, anh được sao tôi không” trong việc phong tướng
giữa quân đội và công an, nhiều khi nghe cứ như chuyện tị nạnh của bọn
trẻ nít.
Nhớ
hồi ông Hữu Ước còn Tổng Biên tập báo công an, khi đó mới mang hàm đại
tá. Khi nghe tin ông làm thủ tục “xin” hàm tướng, cũng có lời ra tiếng
vào. Ông nghe được, cười rằng: nhiều người như tôi, thậm chí thua tôi,
vẫn tướng. So với qui định khung, tôi thừa chuẩn, vậy tại sao lại không?
Họ tướng thì tôi cũng tướng chứ!
Đại loại thế, quá lâu rồi, tôi không nhớ chính xác từng câu chữ ông nói, nhưng cơ bản nội dung vậy.
Rồi ông lên tướng thật. Thiếu tướng, rồi trung tướng mới kinh!
Trước
đây, hồi tôi còn ở công an. Nhớ qui định chỉ giám đốc công an Hà Nội
với Sài Gòn mới được phong hàm tướng, cũng chỉ kịch trần thiếu tướng.
Khi đó tướng ít lắm, nghe là giật mình. Ngay cấp Bộ cũng cực ít. Ông Lê
Thế Tiệm, năm 1990 ra ngồi ghế Tổng cục trưởng cảnh sát cũng chỉ hàm đại
tá. Giờ, tất tật giám đốc công an các tỉnh thành đa phần đều tướng. Có
nơi như Hà Nội, Sài Gòn, đến mấy tướng.
Thế nên, dân tình nhạo "tướng nhiều như lợn con” cũng chẳng oan gì. Chưa bao giờ, cái danh "tướng" lại mỉa mai và ê chề đến thế.
Sửa
luật, phải trên tinh thần dẹp tan loạn tướng này. Tướng là cấp hàm,
không phải chức vụ. Luật, nên qui định đúng tinh thần đó. Không phải cứ
bộ trưởng thì đại tướng, thứ trưởng thì thượng tướng, hay giám đốc công
an tỉnh/thành thì thiếu tướng. Phong tướng, vì họ xứng hàm tướng, có tài
năng và chiến công hiển hách. Không phải phong tướng vì họ là giám đốc,
thứ, bộ trưởng…
Trương Duy Nhất
---------------------
(4): http://www.baogiaothong.vn/phong-tuong-cong-an-khong-cong-bang-quan-doi-se-tui-than-d277996.html
(FB Trương Duy Nhất)
Không có nhận xét nào