Các nhà phê bình chế độ Việt Nam tại Berlin bị doạ dẫm, lung lạc tinh thần, đe dọa giết chết và tấn công mạng – được cho là do mật vụ Việt Nam thực hiện.
Tổng biên tập tờ báo mạng thoibao.de có lẽ không phải là người Việt Nam duy nhất ở Berlin bị đe doạ. Theo nghiên cứu tìm hiểu của đài truyền hình RBB, có ít nhất một blogger Việt Nam quan trọng khác ở thủ đô Đức (Bùi Thanh Hiếu – Người Buôn Gió) bị đe doạ giết chết.
Trong thời gian qua, Tổng Công tố viện Liên bang cũng đã tiến hành điều tra vụ này. Thông thường Tổng Công tố viện Liên bang chỉ vào cuộc, khi an ninh nội bộ hoặc bên ngoài nước CHLB Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng – ví dụ như do các hoạt động gián điệp nước ngoài.
Hôm qua ngày 30/10/2018, hàng loạt tờ báo và các phương tiện truyền thông của Đức như các kênh truyền thanh và truyền hình đã đồng loạt có những bài tường thuật, các cuộc phỏng vấn về đề tài mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam ở nước Đức:
– Với tựa đề “Mật vụ Việt Nam đang làm gì ở Berlin?“, kênh phát thanh Radio Eins đã phỏng vấn ông Torsten Mandalka, thuộc nhóm phóng viên đài truyền hình RBB điều tra và thực hiện phóng sự về vụ này.
– Trang báo mạng Finanzen.net đăng bài “Đe dọa các nhà bất đồng chính kiến người Việt ở Berlin – Viện Công tố Liên bang vào cuộc“.
– Chương trình truyền hình RBB24 đã đăng bài phỏng vấn ông Christian Mihr, Giám đốc điều hành của tổ chức “Phóng viên không biên giới” với tựa đề “Mật vụ Việt Nam hoạt động rất tích cực ở nước ngoài“.
– Trên trang web của đài ARD, đài truyền hình có tầm vóc Liên bang và lớn nhất nước Đức, đăng bài tường thuật với tựa đề “Các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam trong tầm ngắm của chế độ“.
– Vào lúc 13 giờ trưa, chương trình truyền hình RBB24 chiếu phóng sự (bản rút ngắn) “Đe dọa người Việt Nam ở nước ngoài – Nỗi sợ hãi mật vụ Việt Nam“.
– Kênh phát thanh Inforadio đã phỏng vấn ông Jan Wiese, thuộc nhóm phóng viên đài truyền hình RBB điều tra và thực hiện phóng sự về vụ này. Cuộc phỏng vấn mang tiêu đề: “Nhà báo Việt Nam ở Berlin đang bị nguy hiểm đến tính mạng“.
– Nhật báo Der Tagesspiegel đăng bài “Những nhà báo lưu vong trong tầm ngắm của mật vụ Việt Nam“.
– Cao điểm là trong chương trình thời sự Abenschau vào lúc 19:30 giờ tối, đài truyền hình RBB của bang Berlin và Brandenburg đã chiếu phóng sự (bản đầy đủ) “Mật vụ Việt Nam hoạt động tại Berlin – Tôi sợ rời khỏi căn hộ của tôi“.
Mời xem clip có lồng tiếng Việt:
Sau đây là lược dịch những phần quan trọng trong phóng sự này: “Tôi không dám vào đó vì sợ rằng tôi không thể ra khỏi đó – giống như nhà báo Ả Rập Saudi ở Istanbul“, ông Lê Trung Khoa vừa nói vừa chỉ vào Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin-Treptow ở phía sau lưng ông.
Lê Trung Khoa phải gia hạn hộ chiếu Việt Nam, sắp hết hạn trong một vài ngày tới, vì vậy ông ta phải đến Đại sứ quán. Đó chính là Đại sứ quán, nơi mà vào mùa hè năm 2017 Trịnh Xuân Thanh đã bị nhốt trong vài ngày – sau khi bị bắt cóc ở Tiergarten – trước khi mật vụ Việt Nam đưa ông ra khỏi nước Đức.
Lê Trung Khoa sống ở Đức từ năm 1993, ông đã tường thuật chi tiết và chỉ trích phê bình về vụ bắt cóc này. Ông là tổng biên tập và chủ nhiệm tờ báo mạng chuyên về tin tức thoibao.de, mà ông sáng lập. Trang web của ông đạt tới 2,7 triệu lượt truy cập mỗi tháng, chủ yếu từ Đức và Việt Nam.
Bị tấn công mạng
Nhưng kể từ khi ông Lê phê bình chính phủ độc đảng cộng sản Việt Nam trong những bài báo của ông, thì ở quê hương ông, tờ thoibao.de chỉ có thể truy cập bằng đường vòng (vượt tường lửa). Và ở Đức, cổng thông tin của ông đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. “Nó xảy ra ngày càng thường xuyên hơn làm trang web của chúng tôi bị tê liệt trong nhiều giờ và không ai có thể tiếp cận được“, ông Lê kể. Ông đã nhiều lần tố cáo với sở Cảnh sát hình sự bang Berlin.
Trong thời gian vừa qua, Tổng Công tố viện Liên bang cũng tiến hành điều tra vụ này. Thông thường Tổng Công tố viện Liên bang chỉ vào cuộc, khi an ninh nội bộ hoặc bên ngoài của nước Cộng hòa Liên bang Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng – ví dụ như do các hoạt động gián điệp nước ngoài.
Trách nhiệm điều tra các cuộc tấn công mạng ở Đức là cơ quan Bảo Hiến Liên bang (Verfassungsschutz, một trong những nhiệm vụ của cơ quan này là phản gián, phòng thủ trong nước). Một phát ngôn viên của cơ quan Bảo Hiến không muốn trả lời câu hỏi rằng cơ quan này có biết về những vụ tấn công mạng mà có thể là do các đơn vị Việt Nam thực hiện hay không.
Dân biểu đảng Xanh: “Phản gián của chúng ta phải trở nên tốt hơn“
Về vấn đề này, theo quan điểm của dân biểu Konstantin von Notz (thuộc đảng Xanh) -ông là thành viên Ủy ban Quốc hội Liên bang Đức kiểm tra hoạt động gián điệp- thì cũng có thể là một vấn đề về cấu trúc. Bởi vì khả năng phòng thủ trên mạng của cơ quan Bảo Hiến vẫn còn quá hạn chế.
“Số lượng các vụ việc vượt quá khả năng phòng thủ nhiều lần và chúng ta cần cải thiện trong lĩnh vực này“, ông von Notz nói. Ông yêu cầu của Chính phủ Liên bang cũng như cơ quan Bảo Hiến Liên bang, “trong lĩnh vực chống gián điệp và phòng thủ chống lại sự gây ảnh hưởng bất hợp pháp ở Đức cũng phải được thiết lập nghiêm ngặt hơn và rõ ràng hơn“.
Vào mùa xuân năm nay, Cảnh sát hình sự bang Berlin đã hướng tới ông Lê và mời ông ta đến một cuộc nói chuyện về vấn đề an ninh, như theo lời ông Lê kể. Lý do cho cuộc nói chuyện này: Cảnh sát đã nhận được một lá thư nặc danh, trong đó cảnh báo về một âm mưu ám sát ông Lê, đã được lên kế hoạch. Nó sẽ được thực hiện giống như một tai nạn, người gửi giấu tên nói. Ông Lê đã đưa biên bản (về cuộc nói chuyện với cảnh sát) cho đài RBB xem. Cảnh sát không muốn bình luận về điều này.
Đe dọa qua Facebook
Nhưng trực tuyến qua Facebook, ông Lê cũng nhận được sự đe dọa giết chết. Người gửi là một đồng hương sống ở Munich (München). Trong một tin nhắn, người đàn ông này đã mời ông Lê đi ăn “tiết canh ngang“. Cụm từ này ở Việt Nam là tiếng lóng ám chỉ “Tao giết mày“, ông Lê nói.
Người Việt Nam mà đưa ra lời đe dọa trên dường như có những mối quan hệ tốt. Trên Facebook người ta tìm thấy những bức ảnh thể hiện người này với ông Đại sứ Việt Nam tại Berlin Đoàn Xuân Hưng: uống bia và chơi golf cùng nhau. Cho đến khi đăng bài báo này, ông Đại sứ Việt Nam đã không trả lời các câu hỏi của đài RBB.
“Sách lược lung lạc, đe dọa”
Ông Mihr, Giám đốc điều hành của tổ chức “Phóng viên không biên giới” đã không lấy làm ngạc nhiên về những đe dọa này có liên quan với nhau. Cho đến nay, mặc dù không có các cuộc tấn công bạo lực đối với các nhà báo lưu vong Việt Nam ở Đức, tuy nhiên, “nguy cơ đối với ông Lê được xem là rất khẩn thiết, một điều gì đó có thể xảy ra với ông ấy“. Và đồng thời, nó phù hợp với “khuôn mẫu” của sự đe dọa trực tuyến trên Facebook.
“Chúng tôi biết rằng các nhà phê bình chế độ Việt Nam đặc biệt bị đe dọa từ Facebook. Ngoài ra mật vụ Việt Nam cũng hoạt động rất tích cực ở nước ngoài“, ông Mihr nói. “Và đó là lý do tại sao các mối đe dọa mà ông Lê nhận được cũng cùng một “khuôn mẫu” giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm ngoái, như một sách lược có hệ thống: lung lạc, đe dọa đối lập lưu vong“.
Trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình RBB24 “Mật vụ Việt Nam hoạt động rất tích cực ở nước ngoài, ông Christian Mihr nêu rõ: “Ở Việt Nam các phương tiện truyền thông đều bị kiểm duyệt. Các nhà báo phê bình chế độ phải đối mặt với án tù. Mật vụ Việt Nam cũng gây áp lực lên những người đã rời bỏ đất nước đến Berlin”.
“Chúng tôi biết rằng các nhà báo Việt Nam lưu vong tại Berlin cũng bị đe dọa. Trước hết nó diễn ra trên mạng trực tuyến. Và chúng tôi có ấn tượng rằng các cơ quan an ninh Đức coi các mối đe dọa này là quan trọng chứ không phải là trò đùa”, ông Mihr nói.
“Kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm ngoái, những người Việt Nam mà chúng tôi liên lạc tại Berlin đã ở trong tình trạng sợ hãi. Họ lo lắng rằng những gì đã xảy ra năm ngoái có thể xảy ra với bất cứ ai khác. Điều đó làm cho họ rất không yên tâm. Về khía cạnh này, đó có lẽ cũng là mục tiêu của hành động đe dọa: nhằm gây ra cảm giác không an toàn, bên cạnh việc bắt cóc cụ thể”, ông Mihr giải thích.
Ông Mihr cũng lên tiếng chỉ trích phê bình đường lối ngoại giao của chính phủ Đức: “Nước Đức, cũng như chính phủ Đức hành xử như thế nào với một chế độ như Việt Nam? Ở điểm này chúng tôi có ấn tượng rằng đôi khi chính phủ Đức thiếu sự rõ ràng để có thể đặt vấn đề một cách phân minh, ví dụ như việc cải thiện các quan hệ thương mại phải ràng buộc với những điều kiện về nhân quyền. Và đồng thời phải lên án rõ ràng hơn nữa rằng các hoạt động ở nước ngoài của mật vụ Việt Nam là bất lợi cho sự hợp tác giữa 2 nước”.
Trở lại phóng sự của đài truyền hình RBB: Tổng biên tập tờ báo mạng thoibao.de có lẽ không phải là người Việt Nam duy nhất ở Berlin bị đe doạ. Theo nghiên cứu tìm hiểu của đài rbb, có ít nhất một blogger Việt Nam quan trọng khác ở thủ đô Đức (Bùi Thanh Hiếu – Người Buôn Gió) bị đe doạ giết chết.
Hiếu Bá Linh
ThoiBaoDe
Trong thời gian qua, Tổng Công tố viện Liên bang cũng đã tiến hành điều tra vụ này. Thông thường Tổng Công tố viện Liên bang chỉ vào cuộc, khi an ninh nội bộ hoặc bên ngoài nước CHLB Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng – ví dụ như do các hoạt động gián điệp nước ngoài.
***
Hôm qua ngày 30/10/2018, hàng loạt tờ báo và các phương tiện truyền thông của Đức như các kênh truyền thanh và truyền hình đã đồng loạt có những bài tường thuật, các cuộc phỏng vấn về đề tài mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam ở nước Đức:
– Với tựa đề “Mật vụ Việt Nam đang làm gì ở Berlin?“, kênh phát thanh Radio Eins đã phỏng vấn ông Torsten Mandalka, thuộc nhóm phóng viên đài truyền hình RBB điều tra và thực hiện phóng sự về vụ này.
– Trang báo mạng Finanzen.net đăng bài “Đe dọa các nhà bất đồng chính kiến người Việt ở Berlin – Viện Công tố Liên bang vào cuộc“.
– Chương trình truyền hình RBB24 đã đăng bài phỏng vấn ông Christian Mihr, Giám đốc điều hành của tổ chức “Phóng viên không biên giới” với tựa đề “Mật vụ Việt Nam hoạt động rất tích cực ở nước ngoài“.
– Trên trang web của đài ARD, đài truyền hình có tầm vóc Liên bang và lớn nhất nước Đức, đăng bài tường thuật với tựa đề “Các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam trong tầm ngắm của chế độ“.
– Vào lúc 13 giờ trưa, chương trình truyền hình RBB24 chiếu phóng sự (bản rút ngắn) “Đe dọa người Việt Nam ở nước ngoài – Nỗi sợ hãi mật vụ Việt Nam“.
– Kênh phát thanh Inforadio đã phỏng vấn ông Jan Wiese, thuộc nhóm phóng viên đài truyền hình RBB điều tra và thực hiện phóng sự về vụ này. Cuộc phỏng vấn mang tiêu đề: “Nhà báo Việt Nam ở Berlin đang bị nguy hiểm đến tính mạng“.
– Nhật báo Der Tagesspiegel đăng bài “Những nhà báo lưu vong trong tầm ngắm của mật vụ Việt Nam“.
– Cao điểm là trong chương trình thời sự Abenschau vào lúc 19:30 giờ tối, đài truyền hình RBB của bang Berlin và Brandenburg đã chiếu phóng sự (bản đầy đủ) “Mật vụ Việt Nam hoạt động tại Berlin – Tôi sợ rời khỏi căn hộ của tôi“.
Mời xem clip có lồng tiếng Việt:
Sau đây là lược dịch những phần quan trọng trong phóng sự này: “Tôi không dám vào đó vì sợ rằng tôi không thể ra khỏi đó – giống như nhà báo Ả Rập Saudi ở Istanbul“, ông Lê Trung Khoa vừa nói vừa chỉ vào Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin-Treptow ở phía sau lưng ông.
Lê Trung Khoa phải gia hạn hộ chiếu Việt Nam, sắp hết hạn trong một vài ngày tới, vì vậy ông ta phải đến Đại sứ quán. Đó chính là Đại sứ quán, nơi mà vào mùa hè năm 2017 Trịnh Xuân Thanh đã bị nhốt trong vài ngày – sau khi bị bắt cóc ở Tiergarten – trước khi mật vụ Việt Nam đưa ông ra khỏi nước Đức.
Lê Trung Khoa sống ở Đức từ năm 1993, ông đã tường thuật chi tiết và chỉ trích phê bình về vụ bắt cóc này. Ông là tổng biên tập và chủ nhiệm tờ báo mạng chuyên về tin tức thoibao.de, mà ông sáng lập. Trang web của ông đạt tới 2,7 triệu lượt truy cập mỗi tháng, chủ yếu từ Đức và Việt Nam.
Bị tấn công mạng
Nhưng kể từ khi ông Lê phê bình chính phủ độc đảng cộng sản Việt Nam trong những bài báo của ông, thì ở quê hương ông, tờ thoibao.de chỉ có thể truy cập bằng đường vòng (vượt tường lửa). Và ở Đức, cổng thông tin của ông đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. “Nó xảy ra ngày càng thường xuyên hơn làm trang web của chúng tôi bị tê liệt trong nhiều giờ và không ai có thể tiếp cận được“, ông Lê kể. Ông đã nhiều lần tố cáo với sở Cảnh sát hình sự bang Berlin.
Trong thời gian vừa qua, Tổng Công tố viện Liên bang cũng tiến hành điều tra vụ này. Thông thường Tổng Công tố viện Liên bang chỉ vào cuộc, khi an ninh nội bộ hoặc bên ngoài của nước Cộng hòa Liên bang Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng – ví dụ như do các hoạt động gián điệp nước ngoài.
Trách nhiệm điều tra các cuộc tấn công mạng ở Đức là cơ quan Bảo Hiến Liên bang (Verfassungsschutz, một trong những nhiệm vụ của cơ quan này là phản gián, phòng thủ trong nước). Một phát ngôn viên của cơ quan Bảo Hiến không muốn trả lời câu hỏi rằng cơ quan này có biết về những vụ tấn công mạng mà có thể là do các đơn vị Việt Nam thực hiện hay không.
Dân biểu đảng Xanh: “Phản gián của chúng ta phải trở nên tốt hơn“
Về vấn đề này, theo quan điểm của dân biểu Konstantin von Notz (thuộc đảng Xanh) -ông là thành viên Ủy ban Quốc hội Liên bang Đức kiểm tra hoạt động gián điệp- thì cũng có thể là một vấn đề về cấu trúc. Bởi vì khả năng phòng thủ trên mạng của cơ quan Bảo Hiến vẫn còn quá hạn chế.
“Số lượng các vụ việc vượt quá khả năng phòng thủ nhiều lần và chúng ta cần cải thiện trong lĩnh vực này“, ông von Notz nói. Ông yêu cầu của Chính phủ Liên bang cũng như cơ quan Bảo Hiến Liên bang, “trong lĩnh vực chống gián điệp và phòng thủ chống lại sự gây ảnh hưởng bất hợp pháp ở Đức cũng phải được thiết lập nghiêm ngặt hơn và rõ ràng hơn“.
Dân biểu Konstantin von Notz nói rằng phản gián của Đức không được thiết lập đầy đủ. Ảnh: internet |
Vào mùa xuân năm nay, Cảnh sát hình sự bang Berlin đã hướng tới ông Lê và mời ông ta đến một cuộc nói chuyện về vấn đề an ninh, như theo lời ông Lê kể. Lý do cho cuộc nói chuyện này: Cảnh sát đã nhận được một lá thư nặc danh, trong đó cảnh báo về một âm mưu ám sát ông Lê, đã được lên kế hoạch. Nó sẽ được thực hiện giống như một tai nạn, người gửi giấu tên nói. Ông Lê đã đưa biên bản (về cuộc nói chuyện với cảnh sát) cho đài RBB xem. Cảnh sát không muốn bình luận về điều này.
Đe dọa qua Facebook
Nhưng trực tuyến qua Facebook, ông Lê cũng nhận được sự đe dọa giết chết. Người gửi là một đồng hương sống ở Munich (München). Trong một tin nhắn, người đàn ông này đã mời ông Lê đi ăn “tiết canh ngang“. Cụm từ này ở Việt Nam là tiếng lóng ám chỉ “Tao giết mày“, ông Lê nói.
Người Việt Nam mà đưa ra lời đe dọa trên dường như có những mối quan hệ tốt. Trên Facebook người ta tìm thấy những bức ảnh thể hiện người này với ông Đại sứ Việt Nam tại Berlin Đoàn Xuân Hưng: uống bia và chơi golf cùng nhau. Cho đến khi đăng bài báo này, ông Đại sứ Việt Nam đã không trả lời các câu hỏi của đài RBB.
Sơn Điền và Đại sứ Đoàn Xuân Hưng (bên phải) |
“Sách lược lung lạc, đe dọa”
Ông Mihr, Giám đốc điều hành của tổ chức “Phóng viên không biên giới” đã không lấy làm ngạc nhiên về những đe dọa này có liên quan với nhau. Cho đến nay, mặc dù không có các cuộc tấn công bạo lực đối với các nhà báo lưu vong Việt Nam ở Đức, tuy nhiên, “nguy cơ đối với ông Lê được xem là rất khẩn thiết, một điều gì đó có thể xảy ra với ông ấy“. Và đồng thời, nó phù hợp với “khuôn mẫu” của sự đe dọa trực tuyến trên Facebook.
“Chúng tôi biết rằng các nhà phê bình chế độ Việt Nam đặc biệt bị đe dọa từ Facebook. Ngoài ra mật vụ Việt Nam cũng hoạt động rất tích cực ở nước ngoài“, ông Mihr nói. “Và đó là lý do tại sao các mối đe dọa mà ông Lê nhận được cũng cùng một “khuôn mẫu” giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm ngoái, như một sách lược có hệ thống: lung lạc, đe dọa đối lập lưu vong“.
Trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình RBB24 “Mật vụ Việt Nam hoạt động rất tích cực ở nước ngoài, ông Christian Mihr nêu rõ: “Ở Việt Nam các phương tiện truyền thông đều bị kiểm duyệt. Các nhà báo phê bình chế độ phải đối mặt với án tù. Mật vụ Việt Nam cũng gây áp lực lên những người đã rời bỏ đất nước đến Berlin”.
“Chúng tôi biết rằng các nhà báo Việt Nam lưu vong tại Berlin cũng bị đe dọa. Trước hết nó diễn ra trên mạng trực tuyến. Và chúng tôi có ấn tượng rằng các cơ quan an ninh Đức coi các mối đe dọa này là quan trọng chứ không phải là trò đùa”, ông Mihr nói.
“Kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm ngoái, những người Việt Nam mà chúng tôi liên lạc tại Berlin đã ở trong tình trạng sợ hãi. Họ lo lắng rằng những gì đã xảy ra năm ngoái có thể xảy ra với bất cứ ai khác. Điều đó làm cho họ rất không yên tâm. Về khía cạnh này, đó có lẽ cũng là mục tiêu của hành động đe dọa: nhằm gây ra cảm giác không an toàn, bên cạnh việc bắt cóc cụ thể”, ông Mihr giải thích.
Trong danh sách toàn cầu về tình trạng tự do báo chí của tổ chức “Phóng viên không biên giới”, Việt Nam hiện xếp hạng 175 trên tổng số 180 nước. Mặc dù Hiến pháp bảo đảm tự do ngôn luận, nhưng những sự chỉ trích vào Đảng Cộng sản cầm quyền thì không được dung thứ, tổ chức này viết. Thay vào đó, các phương tiện truyền thông bị kiểm soát rất kỹ lưỡng. Do đó, các blogger và nhà báo phải đối mặt với những cáo buộc tùy tiện và bị vô hiệu quá bằng cách bắt giam. Họ thường bị tạm giam điều tra rất dài, trong khi phiên tòa diễn ra rất ngắn và bị tuyên các án tù dài hạn. |
Ông Mihr cũng lên tiếng chỉ trích phê bình đường lối ngoại giao của chính phủ Đức: “Nước Đức, cũng như chính phủ Đức hành xử như thế nào với một chế độ như Việt Nam? Ở điểm này chúng tôi có ấn tượng rằng đôi khi chính phủ Đức thiếu sự rõ ràng để có thể đặt vấn đề một cách phân minh, ví dụ như việc cải thiện các quan hệ thương mại phải ràng buộc với những điều kiện về nhân quyền. Và đồng thời phải lên án rõ ràng hơn nữa rằng các hoạt động ở nước ngoài của mật vụ Việt Nam là bất lợi cho sự hợp tác giữa 2 nước”.
Trở lại phóng sự của đài truyền hình RBB: Tổng biên tập tờ báo mạng thoibao.de có lẽ không phải là người Việt Nam duy nhất ở Berlin bị đe doạ. Theo nghiên cứu tìm hiểu của đài rbb, có ít nhất một blogger Việt Nam quan trọng khác ở thủ đô Đức (Bùi Thanh Hiếu – Người Buôn Gió) bị đe doạ giết chết.
Hiếu Bá Linh
ThoiBaoDe
Không có nhận xét nào