Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ dưới đáy Biển Đông phục vụ các hoạt động quân sự và khoa học của tàu ngầm không người lái ở rãnh Manila.
South China Morning Post ngày 26/11 đưa tin, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ dưới đáy Biển Đông phục vụ các hoạt động quân sự và khoa học của tàu ngầm không người lái.
Một trung tâm như vậy có thể trở thành căn cứ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo dưới đáy biển, đây là dự án được Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đưa ra trong tháng này sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Viện Nghiên cứu biển sâu Tam Á, Hải Nam hồi tháng Tư năm nay.
Tập Cận Bình đã kêu gọi các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc khi ông đến thăm cơ sở này rằng, họ hãy dám làm những điều gì chưa từng làm.
Ông Tập Cận Bình nói: "Không có con đường nào dưới đáy biển sâu, chúng ta không cần phải đuổi theo ai, chúng ta chính là con đường."
Căn cứ dưới đáy biển sẽ là nơi trú ngụ của tàu ngầm không người lái, thường là phần sâu nhất của một vùng biển hay đại dương, những vực thẳm hình chữ V ở độ sâu từ 6 nghìn đến 11 nghìn mét.
Dự án này sẽ tiêu khoảng 160 triệu USD của người nộp thuế Trung Quốc, bằng một nửa chi phí xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, FAST, ở tỉnh Quý Châu phía Tây Nam Trung Quốc.
Giống như một trạm không gian, khu phức hợp dưới đáy biển sẽ có nền tảng kết nối, các kĩ sư Trung Quốc sẽ phải phát triển các vật liệu chịu được áp lực rất lớn của nước ở độ sâu như vậy.
Một nhà khoa học tham gia dự án này nói với South China Morning Post:
"Đó là một thách thức, giống như xây dựng một căn cứ trên hành tinh khác cho các công dân rô bốt với trí thông minh nhân tạo. Nhưng công nghệ có thể thay đổi thế giới."
Các tàu ngầm rô bốt sẽ được điều động đi khảo sát đáy biển, ghi lại các hình thái của sự sống để lập danh mục cũng như thu thập các mẫu khoáng sản.
Là một phòng thí nghiệm khép kín, căn cứ ngầm sẽ phân tích các mẫu vật và gửi báo cáo về trung tâm trên đất liền.
Căn cứ này sẽ phụ thuộc vào các loại cáp kết nối với 1 con tàu hoặc một trung tâm cung cấp năng lượng và thông tin liên lạc, còn các "bộ não" và cảm biến mạnh mẽ của nó sẽ thực hiện các nhiệm vụ tự động.
Cũng có những nhà khoa học khác hoài nghi tham vọng này của ông Tập Cận Bình, bởi chính trị và công nghệ đều mang lại những thách thức lớn.
Biển Đông có lẽ là tuyến hàng hải quốc tế tranh chấp nhiều nhất trên hành tinh này. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể chia sẻ dữ liệu và công nghệ với các nước láng giềng để tìm kiếm sự ủng hộ.
Có điều, tầng đáy biển sâu là môi trường rất khắc nghiệt với áp suất cao, sạt lở, động đất có thể đe dọa bất kỳ cấu trúc nào dưới đáy biển.
Điều này có nghĩa là chi phí của một chương trình tham vọng như vậy có thể vượt rất xa bất kỳ ước đoán nào.
Tiến sĩ Du Qinghai, một nhà khoa học tham gia dự án này cho rằng, xây dựng một căn cứ tàu ngầm rô bốt ở đáy biển sâu có thể khó khăn hơn cả việc xây dựng một trạm không gian, chưa có nước nào từng làm việc này.
Theo ông, phần lớn ngân sách dự án này sẽ được Trung Quốc sử dụng để phát triển công nghệ và vật liệu cực kỳ chắc chắn nhưng phải rất linh hoạt.
Giáo sư Yan Pin từ Phòng thí nghiệm địa chất biển và đại dương, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Trung Quốc tại Quảng Châu, cho biết, vị trí xây dựng căn cứ phải đủ sâu, nhưng các hoạt động địa chất không quá mạnh vì một vụ sạt lở hay núi lửa phun trào có thể phá hủy tất cả.
Nhà nghiên cứu này, người đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu địa tầng Biển Đông cho hay, Trung Quốc đang nhắm tới rãnh Manila. Đây là nơi duy nhất trên Biển Đông có độ sâu trên 5 nghìn mét.
Rãnh Manila cũng là nơi phần đông nam mảng lục địa Á - Âu tiếp nối với mảng Thái Bình Dương, tầng đáy biển sâu nhất của rãnh này khoảng 5,4 nghìn mét và có nhiều hoạt động núi lửa trong rãnh.
Đáng chú ý, rãnh Manila cũng nằm gần bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tay Philippines trong một sự cố tháng Tư năm 2012.
Yan Pin nói rằng, Trung Quốc và Philippines nên ngồi lại thảo luận với nhau, bởi cảnh báo sóng thần từ rãnh Manila có thể là một điểm chung lớn;
Dữ liệu do Trung Quốc thu thập được sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực, nó có thể cứu sống nhiều người.
Bắc Kinh cũng có kế hoạch xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông.
Hồng Thủy
Giáo Dục
Một trung tâm như vậy có thể trở thành căn cứ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo dưới đáy biển, đây là dự án được Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đưa ra trong tháng này sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Viện Nghiên cứu biển sâu Tam Á, Hải Nam hồi tháng Tư năm nay.
Tập Cận Bình đã kêu gọi các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc khi ông đến thăm cơ sở này rằng, họ hãy dám làm những điều gì chưa từng làm.
Ông Tập Cận Bình nói: "Không có con đường nào dưới đáy biển sâu, chúng ta không cần phải đuổi theo ai, chúng ta chính là con đường."
Căn cứ dưới đáy biển sẽ là nơi trú ngụ của tàu ngầm không người lái, thường là phần sâu nhất của một vùng biển hay đại dương, những vực thẳm hình chữ V ở độ sâu từ 6 nghìn đến 11 nghìn mét.
Dự án này sẽ tiêu khoảng 160 triệu USD của người nộp thuế Trung Quốc, bằng một nửa chi phí xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, FAST, ở tỉnh Quý Châu phía Tây Nam Trung Quốc.
Giống như một trạm không gian, khu phức hợp dưới đáy biển sẽ có nền tảng kết nối, các kĩ sư Trung Quốc sẽ phải phát triển các vật liệu chịu được áp lực rất lớn của nước ở độ sâu như vậy.
Một nhà khoa học tham gia dự án này nói với South China Morning Post:
"Đó là một thách thức, giống như xây dựng một căn cứ trên hành tinh khác cho các công dân rô bốt với trí thông minh nhân tạo. Nhưng công nghệ có thể thay đổi thế giới."
Các tàu ngầm rô bốt sẽ được điều động đi khảo sát đáy biển, ghi lại các hình thái của sự sống để lập danh mục cũng như thu thập các mẫu khoáng sản.
Là một phòng thí nghiệm khép kín, căn cứ ngầm sẽ phân tích các mẫu vật và gửi báo cáo về trung tâm trên đất liền.
Căn cứ này sẽ phụ thuộc vào các loại cáp kết nối với 1 con tàu hoặc một trung tâm cung cấp năng lượng và thông tin liên lạc, còn các "bộ não" và cảm biến mạnh mẽ của nó sẽ thực hiện các nhiệm vụ tự động.
Cũng có những nhà khoa học khác hoài nghi tham vọng này của ông Tập Cận Bình, bởi chính trị và công nghệ đều mang lại những thách thức lớn.
Biển Đông có lẽ là tuyến hàng hải quốc tế tranh chấp nhiều nhất trên hành tinh này. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể chia sẻ dữ liệu và công nghệ với các nước láng giềng để tìm kiếm sự ủng hộ.
Có điều, tầng đáy biển sâu là môi trường rất khắc nghiệt với áp suất cao, sạt lở, động đất có thể đe dọa bất kỳ cấu trúc nào dưới đáy biển.
Điều này có nghĩa là chi phí của một chương trình tham vọng như vậy có thể vượt rất xa bất kỳ ước đoán nào.
Tiến sĩ Du Qinghai, một nhà khoa học tham gia dự án này cho rằng, xây dựng một căn cứ tàu ngầm rô bốt ở đáy biển sâu có thể khó khăn hơn cả việc xây dựng một trạm không gian, chưa có nước nào từng làm việc này.
Theo ông, phần lớn ngân sách dự án này sẽ được Trung Quốc sử dụng để phát triển công nghệ và vật liệu cực kỳ chắc chắn nhưng phải rất linh hoạt.
Giáo sư Yan Pin từ Phòng thí nghiệm địa chất biển và đại dương, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Trung Quốc tại Quảng Châu, cho biết, vị trí xây dựng căn cứ phải đủ sâu, nhưng các hoạt động địa chất không quá mạnh vì một vụ sạt lở hay núi lửa phun trào có thể phá hủy tất cả.
Nhà nghiên cứu này, người đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu địa tầng Biển Đông cho hay, Trung Quốc đang nhắm tới rãnh Manila. Đây là nơi duy nhất trên Biển Đông có độ sâu trên 5 nghìn mét.
Rãnh Manila cũng là nơi phần đông nam mảng lục địa Á - Âu tiếp nối với mảng Thái Bình Dương, tầng đáy biển sâu nhất của rãnh này khoảng 5,4 nghìn mét và có nhiều hoạt động núi lửa trong rãnh.
Đáng chú ý, rãnh Manila cũng nằm gần bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tay Philippines trong một sự cố tháng Tư năm 2012.
Yan Pin nói rằng, Trung Quốc và Philippines nên ngồi lại thảo luận với nhau, bởi cảnh báo sóng thần từ rãnh Manila có thể là một điểm chung lớn;
Dữ liệu do Trung Quốc thu thập được sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực, nó có thể cứu sống nhiều người.
Bắc Kinh cũng có kế hoạch xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông.
Hồng Thủy
Giáo Dục
Nguồn: Beijing plans an AI Atlantis for the South China Sea – without a human in sight - South China Mornibg Post
Không có nhận xét nào