Sau khi chễm chệ ngồi vào ghế tân
thái thú vào ngày 23/10/2018, để né tránh búa rìu dư luận về việc đảng
CSVN đã cúi đầu thuần phục phương Bắc, Tổng bí tịch (tên gọi tắt của
chúc danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước) Nguyễn Phú Trọng không đích
thân bẩm báo tình hình với đảng mẹ Trung Cộng mà ra lệnh cho Nguyễn Xuân
Phúc đi thay. Đâu là nguyên nhân?
Trước
khi tân thái thú nhậm chức, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo được xem là
tiếng nói chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng bài viết
dọn đường dư luận rằng tương lai Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn nếu ông Trọng
đắc cử chức vị Chủ tịch nước. Sau khi thông tin này được tung ra, cộng
đồng mạng dậy sóng với những tiên đoán về bước đi kế tiếp của tân chủ
tịch.
Trong
nhiều bài phát biểu trước báo giới, Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú
Trọng luôn đề cao mối quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Việt – Trung. Ông
Trọng thậm chí còn xem Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình rất
thân tình khi cho rằng ông Tập “không tự ái” với những phát biểu của
mình. Chưa dừng lại ở đó, ông Trọng cũng là người đem bài học “chấn
chỉnh, làm trong sạch nội bộ đảng” qua phương thức “phòng chống tham
nhũng” từ Trung Hoa mẫu quốc về áp dụng nguyên xi tại Việt Nam để tạo uy
thế cho bản thân và dằn mặt các đối thủ đồng đảng khác.
Bất
chấp nhiều ý kiến trái chiều, Tổng bí tịch Trọng dù tuổi cao sức yếu
nhưng vẫn rất cố gắng để nắm giữ quyền lực trong tay. Biểu hiện đỉnh
điểm tham quyền cố vị là ông Trọng thúc ép Quốc hội thông qua luật kéo
dài tuổi nghỉ hưu cho lao động Việt Nam.
Ngày
23/10/2018, Tổng bí thư đảng CSVN chính thức trở thành Tổng bí tịch
trong một cuộc đua không đối thủ. Ông Nguyễn Phú Trọng nhậm chức tân
thái thú trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam nát bét, xã hội rối loạn do sự
điều hành kém cỏi và bộ máy quan liêu tham ô. Phải đối diện với nhiều
nguy cơ sụp đổ kinh tế, ngay sau khi lên ngôi, nhằm cứu vãn mối quan hệ
thương mại bị đóng băng với phương Tây do cựu quan chức cấp cao của đảng
CSVN bị bắt cóc ngay tại nước Đức, Tổng bí tịch đã hạ một nước cờ mới
khi bật đèn cho các cộng tác viên trên mạng xã hội hé lộ thông tin sẽ
thả Trịnh Xuân Thanh.
Liệu
Trọng Lú có chấp nhận hy sinh “lá chắn” Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ CA Việt
Nam để cứu vãn tình hình? Dù câu trả lời là có hay không thì người quan
sát cũng sẽ dễ dàng nhận thấy cam kết Hội nghị Thành Đô 1990 đang được
thực hiện một cách triệt để và gấp rút qua từng nước đi của Tổng bí
tịch.
Dự
luật Đặc khu, luật An ninh mạng là một trong những cam kết mà Tổng bí
tịch phải thực hiện để hoàn tất các cam kết đã ký trong Hội nghị Thành
Đô.
Thế nước liệu có đang lên như phát biểu mị dân của Tổng bí tịch trên mặt báo đảng?
6/11/2018
Tháng Chín
(Dân Làm Báo)
Không có nhận xét nào