Trong cuộc tiếp xúc cử tri hai quận
Ba Đình, Tây Hồ, thành phố Hà Nội vào sáng 24/11/2018, ông Nguyễn Phú
Trọng đã phát biểu về việc vì sao mà Ủy ban kiểm tra trung ương có biện
pháp kỷ luật đối với ông Chu Hảo, dù đây không phải tham nhũng.
Nguyễn Phú Trọng – não trạng thời tiền sử |
Ông
Trọng biện minh rằng: “Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, là vấn đề chiến
lược liên quan đến tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ chúng ta. Sợ
rằng Đảng, nhà nước chúng ta, cán bộ chúng ta thoái hóa, biến chất. Tại
sao Trung ương phải nói chống tự diễn biến, tự chuyển hóa từ trong nội
bộ?”
“Bất
cứ ai nếu có suy thoái chúng ta phải giáo dục chứ, phải uốn nắn. Kỷ
luật 1 vài người để cứu muôn người, để người khác đừng phạm vào nữa,
đừng cậy mình thế này, thế nọ, là công thần rồi phê phán hết cả thì chế
độ này sẽ ra làm sao” – Trích từ báo VnEconomy.
Giáo
sư Chu Hảo Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, người mới bị
khai trừ Đảng vì bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận là biểu hiện rõ
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” hôm
15/11.
Trước
đó, giáo sư Chu Hảo tuyên bố ra khỏi đảng vào hôm 26/10, một ngày sau
khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật do ‘tự diễn biến’.
Trong
sự kiện này, giới trí thức và dư luận, thậm chí giới nghiên cứu quốc tế
về Việt Nam còn hồ nghi động cơ và mục đích đàng sau nó là gì, và ai
muốn trấn áp giáo sư Chu Hảo.
Nhưng,
với sự tuyên bố của ông Trọng nói trên rõ ràng đây là chủ trương của
đảng Cộng Sản Việt Nam ở thượng tầng trong việc triệt hạ giới trí thức
và những ai đang phê bình sự thoái hóa của đảng.
Tại
sao ông Trọng lại triệt hạ tư tưởng của giới tri thức trong đảng với
chiêu bài là tự chuyển hóa, tự chuyển biến? Có phải ông Trọng thể hiện
quyền uy tuyệt đối sau khi chiếm cả chiếc ghế Chủ tịch nước?
Lịch
sử loài người cho thấy, từ nguyên thủy đến thời phong kiến, bậc vua
chúa quân vương có quyền sinh sát trong toàn cõi cai trị của mình. Nhất
là văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, coi vua chúa cai trị giống như thiên
tử, con trời, vì thế quyền hành của vua là tối thượng.
Tất
cả các đời vua chỉ là nhất thời, chém giết lẫn nhau để tranh ngôi đoạt
vị, và cuối cùng đi đến diệt vong, xóa sổ, thậm chí có những vị vua bị
ghi vào sử sách với những tội ác trời không dung đất không tha, muôn đời
sau nguyền rủa.
Triết
lý quyền lực chính trị thời nay đổi thay hoàn toàn, quyền lực chính trị
thuộc về bá tánh muôn dân. Người lãnh đạo là người biết lắng nghe, thấu
hiểu dân tình, người làm lớn, có chí quan trường quân vương là người
phải phục vụ lê dân của mình.
Nhưng
ông Trọng và phe nhóm của ông muốn ôm chặt quyền lực nên đã đi theo
bánh xe của lịch sử mông muội và tàn ác, trở thành kẻ bạo quyền hôn
quân.
Trọng
đi theo con đường của Tập Cận Bình không những củng cố ngôi vị của mình
mà còn tận diệt các phe nhóm khác qua thủ đoạn “đốt lò” chống tham
nhũng để thâu tóm mọi thứ và quyết định tất cả.
Với
tư duy lãnh đạo như ông Trọng đang thực hiện liệu có đem đến sự an toàn
cho chiếc ghế và đảng cộng sản trong bối cảnh thời đại ngày nay? Thực
ra tầm suy nghĩ của ông Trọng nó lùi lại quá xa về thời tiền sử, không
bắt kịp với thời đại vị tất sẽ bị đào thải theo thời gian.
Hiện
tượng domino từ bỏ đảng mà các vị trí thức lớn được coi là công thần
của chế độ đã thực hiện trong thời gian vừa qua là một cú phản đòn lật
tẩy bộ mặt của Trọng và đảng cộng sản.
Thực
ra, những hành động của ông Trọng chỉ đang chứng tỏ một điều, cái đảng
mà ông ta cầm đầu đang hết sức mỏng manh, dễ vỡ tại Việt Nam mà thôi.
Thế
nên, ông Trọng càng vùng vẫy để củng cố quyền lực cho chính mình và cho
đảng của ông ta thì càng bị tách dần ra khỏi dân tộc Việt Nam.
Miệng
ông Trọng thì nói điều nhân nghĩa như “kỷ luật một người để cứu muôn
người”, hay “chống tham nhũng phải có nhân văn”, nhưng thực thế hành
động, ông Trọng không khác gì một tên bạo chúa, từng bước tiêu diệt các
đối thủ một cách không thương tiếc. Lối hành xử của ông Trọng qua vụ kỷ
luật Giáo sư Chu Hảo cho thấy là não trạng của ông ta vẫn nằm ở thời
tiền sử.
(FB Paulus Lê Sơn)
Không có nhận xét nào