Sau khi đọc bài "Tôi biết ơn VNCH", có độc giả đề nghị tôi nói rõ hơn về 2 chữ này. Vì vậy, tôi xin phép nói thêm như sau:
Trong
nền giáo dục dưới chế độ VNCH, thế hệ chúng tôi được dạy phải nỗ lực
tối đa trong việc học. Thầy cô luôn gợi mở sở trường của học trò. Điều
đó có nghĩa, một học trò giỏi môn học này, không có nghĩa giỏi tất cả
các môn khác.
Khi
thấy bạn mình đạt điểm giỏi trong môn học nào đó, mình phải cố gắng
giỏi hơn với một chút ganh (tỵ) đua (chen). Thầy cô dạy, nếu không có
ganh đua, mãi mãi không bao giờ tiến bộ. Nhưng, sau một thời gian dài
miệt mài, mình vẫn không vượt được bạn thì phải công nhận "nó" giỏi hơn
mình và theo "nó" mà học. Thế mới có câu "học thầy không tày học bạn" là
vậy.
Tính
hào sảng, công tâm và khảng khái được thấm đẫm trong thế hệ chúng tôi.
Có thể gọi là tính cao thượng cũng được, nếu quý độc giả thấy thích.
Thầy
cô rất công bằng. Ví dụ, đứa giỏi về toán, ắt phải công nhận nó giỏi
toán. Đứa giỏi về văn, tức phải công nhận nó giỏi văn. Không có sự ưu ái
mù quáng theo cảm tính. Cũng không có kiểu "biếu quà lễ tết" như sau
này. Do đó, thầy cô không bao giờ chịu sự chi phối bởi vật chất mà ngày
nay phụ huynh gọi là "đền đáp công lao thầy cô" (!) Mỉa mai thay!
Ngẫm ra, chính cái lễ mễ như 20/11 góp tay rất lớn "đẩy" "đạo đức" làm nghề của thầy cô "lao dốc xuống vực sâu"!
Nhiều
người lại ngỡ 20/11 là dịp vinh danh thầy cô! Quan niệm "tôn sư trọng
đạo" trở nên méo mó thảm hại! Thảy đều là đạo đức giả! Ngập tràn hiện
nay!
Ngoài
ra, trong nền giáo dục dưới chế độ CS, học trò được dạy tính đố kỵ, mặc
dù không nói thẳng, nhưng hãy nhìn hiện trạng cũng thấy rõ.
Ví dụ dễ thấy, khái niệm "vừa hồng vừa chuyên" trở nên tai hại khôn lường. Bởi khái niệm đó biến học trò trở thành "lãnh tụ".
Khi
bản thân tự coi là "lãnh tụ", cùng với "fans hâm mộ" lủ khủ bao quanh,
rồi "tâng bốc tới nóc" sẽ làm "lãnh tụ" càng cao ngạo...
Bỗng
một hôm, "lãnh tụ" phát hiện có "đứa bạn" "tự nhiên" nổi trội quá, thế
là "lãnh tụ" sợ mất vị trí, nên vội vàng "kết bè kéo cánh" quyết làm sao
triệt hạ "thằng bạn" đó, bằng mọi giá, kể cả những trò "đấu tố", "vu
khống" và tất cả các cách hạ đẳng nhất.
Việc
"kéo bầy" thật dễ dàng, bởi "hàng lô hàng lốc" kẻ nịnh bợ vây quanh bấy
lâu. "Thằng bạn" xấu số đó trở nên cô đơn, không chỉ trước bạn bè mà
còn ngay cả trước những người gọi "là thầy, là cô"...
Thế
là, "thằng bạn" đó chỉ có nước...hoặc là "chết dưới tay lãnh tụ" hoặc
phải trở thành "tay sai". Đời sống hèn hạ buộc phải lên ngôi bởi "ai mà
không sợ chết" (?!). Nhân cách làm người từ đó cũng tiêu vong!
Tính
ganh đua chết đi và tính đố kỵ lên ngôi là như vậy! Kéo theo, tính sáng
tạo - vốn được sinh ra từ tự do tư tưởng (tính chất quan trọng bậc nhất
đối với con người) - cũng lịm tắt cùng với xã hội thụt lùi là như thế!
Từ
học đường, học trò bước ra xã hội với hình ảnh "lãnh tụ" hợp cùng sự
huyễn hoặc "tài năng của mình" đã định hình từ lâu, từ đó, hễ một chút
gì trái ý là "lãnh tụ" không tài nào chịu nổi! Và...
... nhà tù cùng với 79, 88, 258 v.v... hiện diện như là một thứ "chân lý"...
Trên đây là "chuyện đời xưa, đời nay" dành cho các bạn trẻ hỏi tôi về "ganh đua và đố kỵ" tác dụng và tác hại ra sao!
Một thoáng ngậm ngùi cho nền giáo dục Nhân bản & Khai phóng...
Nguyễn Ngọc Già
(Dân Làm Báo)
Không có nhận xét nào