Header Ads

  • Breaking News

    Mai Thanh Truyết - Thành quả của đệ nhất Cộng Hòa

    Bài nói chuyện tại buỗi lễ tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 4/11/2018 tại Houston


    Thưa Quý vị,

    Đứng trước bàn thờ và di ảnh của Cụ Cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Người đã để lại một di sàn cao quý trong suốt 9 năm nắm giữ riềng mối quốc gia từ 1954-1963, đem lại cương thường đạo lý cho trên 20 triệu bà con miền Nam thời bấy giờ. Ngay sau khi TT Diệm bị hạ sát, TT Tưởng Giới Thạch thốt lên lời nuối tiếc cho số phận nước miền Nam Việt Nam, ông nói: "Một trăm năm sau, Việt Nam Cộng Hòa chưa có được Ngô Đình Diệm thứ hai".
    Với chủ trương “Bài phong, Đả thực, Tiểu trừ Cộng phỉ”, T.T. Ngô Đình Diệm dưới mắt tôi, là một người yêu nước chân thành. Cụ không là tu sĩ, nhưng đã sống một đời đạo hạnh. Cụ không TU nhưng Cụ đã HÀNH đạo trong cuốc sống hằng ngày.

    Có thể nói, Cụ Ngô Đình Diệm là khai sáng nền Đệ Nhất Cộng Hòa và người thành lập Quân đội VNCH sau khi quân đội pháp bàn giao lại. Cụ cũng là người mang lại trật tự an ninh cho dân chúng chấn chỉnh lại ngành Công an, Cảnh sát sau khi dẹp xong sứ quân Bình Xuyên…Nhưng hôm nay, tôi muốn nhắc đến hai điểm nổi bật nhứt trong việc phát triển căn bản cho miền Nam. Đó là:

    - Xây dựng lại nền giáo dục miền Nam;

    - Chính sách cải cách ruộng đất ở miền Nam.

    1. Chính sách giáo dục của nền Đệ nhất Cộng Hòa ở Miền Nam

    Vào năm 1958, một đại hội giáo dục toàn quốc (từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng. Và định hướng giao dục nầy được ghi rõ trong hiến pháp thời bấy giờ.

    a. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;

    b. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;

    c. Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.

    Xin kể một câu chuyện có thật liên quan đến Cụ Ngô Đình Diệm: "Khi vừa “giải phóng” xong, Hoàng Dũng, một giảng viên đại học Huế, có kể về trường hợp Ông Lê Khắc Cầm, Gs đại học Huế khi “thống nhất” đất nước. Ông được Gs Nguyễn Văn Hạnh, từ Bắc vào, mời tiếp tục giảng dạy. Ông trả lời: "Cho tôi ra Bắc coi giáo dục miền Bắc XHCN thế nào đã, tôi mới quyết định". Nhưng ngay sau chuyến ra Bắc, Lê Khắc Cầm nói lời chia tay thẳng thừng với Nguyễn Văn Hạnh".

    Hoàng Dũng kể tiếp: “Ông Lê Khắc Cầm vô SG bán thuốc lá vỉa hè kiếm sống và quyết không trở lại bục giảng cho đến chết”.

    Được biết, Cha của Lê Khắc Cầm là một vị quan của chính phủ Ngô Đình Diệm, trong một cuộc họp, ông ấy chất vấn Bộ trưởng Giáo dục "vì sao cũng tốt nghiệp đại học như nhau, lương của giáo sư lại cao hơn nhiều lương kỹ sư và lương các nghề khác?" (Thời đó, lương của GS trung học tốt nghiệp ĐHSP có chỉ số lương 470, còn Kỹ sư, chỉ số 430).

    TT Ngô Đình Diệm thấy sự lúng túng của Bộ trưởng Giáo dục đã rất lễ độ nói: “Dạ thưa anh, xin anh cho phép tôi được trả lời thay cho ông bộ trưởng ạ”.

    - “Tôi xin hỏi anh, anh có con không?

    - Có.

    - Anh có yêu con anh không?

    - Có.

    - Anh có muốn con anh học giỏi và nên người không?

    - Tất nhiên là có, thưa tổng thống.

    - Vậy thì chính phủ phải ưu tiên trả lương thiệt cao cho giáo sư thì họ mới toàn tâm toàn ý dạy cho con của anh học giỏi và nên người chứ”.

    Nói đến đây cũng cần có đôi lời về tình trạng giáo dục Bắc Việt & Việt Nam sau ngày 30/4/1975.

    Thưa Quý vị,

    Trước năm 1975, tại miền Bắc, hệ thống giáo dục trung học phổ thông chỉ có 10 năm. Thực chất của CSBV là nhằm mục tiêu đưa các em thanh niên ra chiến trường. Đặc biệt hơn nữa, rõ ràng CSBV không hướng đến việc đào tạo kiến thức phổ thông mà đặt trọng tâm vào việc xây dựng một cán bộ cộng sản nhiều hơn.

    Riêng năm 2018, hai hiện tượng “ưu việt” mới của CSBV là:

    - Bộ tự điển tiếng Việt… lai Tàu của Bùi Hiền;

    - Và loạt sách đánh vần “kiểu mới” (văn minh và khoa học gấp vạn lần kiểu đánh vần cũ) áp dụng cho lớp 1.

    - Và gần đây nhứt vào 27/10 vừa qua, Bộ GD&ĐT lại ra thông cáo đuổi học cho sinh viên ĐHSP nào bám dâm hơn 4 lần. Thật hết nước nói!

    Bây giờ xin hãy thử so sánh từng điểm của nền giáo dục trước năm 1975 với hiện trạng “giáo dục” ngày hôm nay, dưới chế độ CSBV, chúng ta thấy gì?

    a. Nhân bản: Nhân bản thời xã hội chủ nghĩa là tự do đàn áp, tra tấn và “cướp ngày”;

    b. Dân tộc: Dân tộc trong nghĩa Hán tộc đại đồng, chữ Tàu phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông;

    c. Khai phóng: còn có nghĩa là khai thông biên giới và chỉ tiếp cận với một văn minh duy nhứt là văn minh của Hán tộc;

    d. Và Khoa học: là khai thác, tận dụng tối đa sức lao động của người dân để cung phụng cho lý tưởng “đại đồng” của chủ nghĩa, tức là toàn đảng cùng giàu cùng hưởng thụ.

    Vậy chính sách giáo dục quốc gia của Miền Nam trước 1975 khác xa HOÀN TOÀN giai đoạn giáo dục của xã hội chủ nghĩa hôm nay về căn bản và kết quả!

    Thưa Quý vị,

    Xin được sang qua chính sách cải cách điền địa của TT NĐD.

    2. Chính sách Cải cách điền địa

    Ông Ngô Đình Diệm, vào ngày 7 tháng 7 năm 1955, được bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ. Ở chức vụ Thủ Tướng Chánh Phủ, ông ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến vấn đề thuê ruộng, vì từ trước ở Việt nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp đồng giữa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại quyền lợi của người thuê.

    Giá thuê ruộng từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuê ruộng qui định lại rõ qui chế tá điền. Từ nay:

    - Giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa/năm;

    - Giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt chánh của ruộng 2 mùa/năm.

    - Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng. Chủ ruộng muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm.

    Vì chiến tranh nhiều người bỏ ra thành thị sinh sống nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến 500.000 mẫu tây. Trong thời gian chánh phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vắng mặt, số ruộng này sẽ bị trưng thu để cấp phát cho tá điền.

    Sau đó, Luật Cải Cách Điền Địa ở Miền Nam thực hiện từ khi Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền bằng Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 nhằm hữu sản hóa nông dân, ngõ hầu thâu ngắn cách biệt giữa người giàu và nghèo. Đây là một gia tài quý đã được người đi trước mang lại thành công trong việc thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng, và nhứt là tạo điều kiện cho người dân thẩm thấu được tinh thần dân chủ pháp trị, một nền móng căn bản cho dân chủ, tự do, và nhân quyền.

    Xin được tóm tắt sau đây:

    - Điền chủ có quyền giữ cho mỗi người 100 mẫu đất, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng đã ban hành.

    - Ruộng truất hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng trái phiếu với lãi xuất 3%/năm.

    Kết quả là: Có lối 1035 điền chủ bị truất hữu vì mỗi người có trên 100 mẫu. Diện tích ruộng truất hữu là 430.319 mẫu, tính thêm 220.813 mẫu của Pháp kiều. Năm 1958, tổng số ruộng truất hữu là 651.132 mẫu.

    Số tá điền trở thành điền chủ từ năm 1957 – 1963 là 123.193 người.

    Chánh sách Cải Cách Điền Địa ở trong Nam làm cho chủ ruộng và tá điền đều hài lòng. Số ruộng đất bị Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay chánh quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu.

    Xin kính cẩn nghiêng mình trước di ảnh Cụ.

    Nói như thế,

    Còn chính sách Cải Cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh và CSBV thì sao?

    Xin trả lời ngày là:

    - Kể từ sau 1954, ngoài Bắc, ngay sau khi chia đôi đất nước, HCM và CSBV áp dụng chính sách đấu tố tàn bạo với danh nghĩa “lấy của người giàu chia cho người nghèo” và hiện tại vẫn tiếp tục dùng chính sách trên, cướp đất, cướp ruộng công khai để “vỗ béo” cho tầng lớp lãnh đạo cộng sản hiện tại. Bà Cát Hanh Long là người đóng góp vàng, tài sản cho HCM và là người bị xử tử đầu tiên trong chính sách CCĐĐ của CSBV.

    Dưới thời CCRĐ của CS Bắc Việt, về thuế nông nghiệp, chúng ta thử nhìn lại sơ lược để có ý niệm cụ thể nông dân bị phá sản.

    - Thuế sẽ đánh 5% trên 100 kg lúa, 45% cho 1000 kg lúa trở lên, tối đa là 64%. Thêm vào đó, nông dân trả phụ thu cho đảng 15%. Cả 2 thứ thuế phải nộp một lần, cho đảng và Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và một phần gửi cho Kominforme làm nghĩa vụ quốc tế.

    - Bồi thường được quy định là khoảng 1 Mỹ kim cho một thước vuông, trong lúc đó thời giá là từ 1000 đến 2000 Mỹ kim/m2 (vụ đàn áp mới nhứt của dự án Ecopark tại Văn Giang, Hà Nội là một thí dụ điển hình năm 2013).

    Đó là trước năm 1975. Sau khi chiếm toàn cõi Việt Nam, CSBV áp dụng một chính sách CHIẾM ĐẤT quyết liệt hơn, tàn nhẫn hơn, sắt máu hơn, không những là đất nông nghiệp mà là đất tư nhân ở trong thành phố hay bất cứ nơi nào từ Bắc chí Nam với chính sách gọi là QUY HOẠCH đất đai. Chúng sử dụng cả sức mạnh gọi là chuyên chính vô sản qua bộ máy công an đề ép buộc người dân phải “nhả đất” cho chúng, nếu không thì là tù tội và mạng sống nữa!

    Chính sách CCRĐ/CSBV nầy không phải là một sai lầm mà là một tội ác có tính toán của HCM nhằm biến người dân trong vùng kiểm soát của CS thành những “con vật” mất hết ý chí phản kháng, chỉ biết cúi đầu vâng phục Bác và Đảng. Tất cả “con vật” trên mang cùng một họ; đó là họ “SỢ” (tất cả chúng ta đều mang chung một họ Sợ, lời của Nguyễn Tuân).

    Ngày nay, theo báo cáo chánh thức của Viện thống kê Hà Nội, số tử vong là 172.008 người trong đó có 70% bị chết oan ức bao gồm những tiểu địa chủ bị nâng lên cho đủ 5% theo tiêu chuẩn của Trung Cộng qui định, và những cán bộ đảng viên đi theo kháng chiến chống thực dân vì lòng yêu nước tinh ròng không cộng sản.

    3. Thay lời kết

    Qua những nhận định trên, chúng ta thấy sự khác biệt của hai nền giáo dục đặt trên căn bản xã hội pháp trị và xã hội chủ nghĩa đã đưa “đầu vào” (học sinh) và “đầu ra” (kết quả học tập) như thế nào rồi. Vì vậy, bằng bất cứ giá nào mọi người con Việt trong và ngoài nước cần phải xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của xã nghĩa CSBV hầu mang lại một chính sách giáo dục đúng đắn cho các thế hệ Việt về sau.

    Cách đây 58 năm năm, cố Cố vấn Ngô Đình Nhu trong quyển sách Chính Đề Việt Nam (nhà xuất bản Đồng Nai, Sài Gòn, in lại do Kim Lai ấn quán (Los Angeles) năm 1988) khẳng quyết là:” Trung Cộng giải quyết không được công cuộc phát triển của dân tộc Trung Hoa. Nhưng số người 800 triệu (thời điểm 1960) dân cần phải nuôi, là một thực tế không thể phủ nhận được. Sự bành trướng mà TC bắt buộc phải thực hiện, dưới áp lực nhân khẩu kinh khủng đó đã mở màn. Nếu chúng ta không thức tỉnh thì một trong những nạn nhân đầu tiên của sự bành trướng nói trên sẽ là chúng ta”. (Dân số TC năm 2018 là 1 tỷ 406 triệu)

    Quả thật đây chính là một lời tiên tri cách đây 58 năm, và ngày hôm nay, TC không cần phải thôn tính nước ta bằng võ lực, vì chính những người cộng sản Bắc Việt đã tự hiến dâng đất nước thân yêu và 96 triệu con dân Việt cho TC nhằm mục đích bảo vệ quyền lực và quyền lợi của họ.

    Vì vậy, chính sách đuổi dân chiếm đất, đặc biệt là đất nông nghiệp để làm Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Đặc khu kinh tế cho TC của CSBV đã phát động từ 43 năm qua phải là một “kích hoạt” để toàn dân Việt đứng lên làm cách mạng bất tuân dân sự nhằm tẩy xóa chế độ CSBV ngày hôm nay.

    Hôm nay, nhân ngày giỗ Cụ, Xin lắng lòng cúi đầu tưởng niệm một vị Khai Quốc Công Thần thời đương đại…

    Xin cám ơn Quý vị đã lắng nghe,

    Houston, 04/11/2018

    Mai Thanh Truyết

    (Dân Làm Báo) 

    Không có nhận xét nào