Người dân Việt Nam có một tháng, từ ngày 2/11 đến 2/12, để góp ý về Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh Mạng mới được Bộ Công an công bố chính thức.
Trong những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook, nhiều người bày tỏ quan điểm lo ngại rằng nếu dự thảo nghị định được thông qua, bí mật cá nhân của người dân sẽ bị lộ trong khi quyền tự do biểu đạt sẽ bị “bóp nghẹt”.
Dự thảo nghị định, được báo chí trong nước như VnEconomy, Zing.vn hay Enternews.vn tóm lược lại, chứa đựng các quy định theo đó nhiều loại doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài phải “lưu trữ dữ liệu” khi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Đó là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet; dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; thư điện tử, và một số dịch vụ khác, theo các bản tin.
Vẫn theo các báo, dự thảo nghị định này cũng có điều khoản yêu cầu rằng dữ liệu phải lưu trữ ở Việt Nam gồm 19 trường thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, trong đó có các thông tin bị nhiều người xem là “nhạy cảm” về mặt bí mật cá nhân như “số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học”.
Một bài tường thuật của Enternews.vn hôm 3/11 trích lời phát ngôn viên của Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang, nói tại một cuộc gặp với báo chí rằng bộ của ông “khẳng định” là dự thảo nghị định “không trái với quốc tế”. Ông Quang nói thêm là sau khi các cơ quan, cá nhân, tổ chức góp ý về dự thảo, Bộ Công an “sẽ tổng hợp và giải trình cụ thể”.
Chưa có thông tin chính thức từ nhà chức trách cho biết khi nào dự thảo nghị định sẽ được thông qua, trong khi chính Luật An ninh Mạng, vốn cũng gây nhiều tranh cãi và lo lắng, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2019 sắp tới.
Không lâu sau khi công bố dự thảo nghị định hướng dẫn về thi hành Luật An ninh Mạng, Bộ Công an cũng công bố một bản giải trình về luật dưới dạng hỏi-đáp, theo một bản tin của VnEconomy hôm 4/11.
Bài báo trích thông tin từ Bộ Công an nói bộ “khẳng định” là Luật An ninh Mạng “không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân”. Theo giải thích của Bộ, chỉ khi nào việc “điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng” đặt ra yêu cầu, lúc đó, một số doanh nghiệp nhất định mới phải “cung cấp thông tin” của cá nhân nào “có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó”.
Bộ nói lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng “chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật” với trình tự, thủ tục mà bộ mô tả là “nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Nếu lực lượng bảo vệ an ninh mạng lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng, lực lượng đó “sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, bộ nhấn mạnh, theo bài báo của VnEconomy.
Vẫn theo bản tin, Bộ Công an nói Luật An ninh Mạng “không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube”. Người dân Việt Nam vẫn “được tự do” truy cập vào các trang mạng này hay trên bình diện rộng hơn là bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước, bộ cho hay.
Tuy nhiên, những lời trấn an này chưa làm công chúng và giới chuyên môn yên lòng. Một số luật sư, chuyên gia công nghệ thông tin được nhiều người biết tiếng đã góp lời về vấn đề này.
Luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook cá nhân hôm 3/11 rằng ông “hoan nghênh” chính phủ và Bộ Công an “đã lắng nghe ý kiến của cư dân mạng” và ông cho rằng dự thảo nghị định “đã điều chỉnh một số nội dung so với trước, ghi nhận có lắng nghe ý kiến của các chuyên gia!”
Ông Hải đưa ra đề nghị rằng “giới luật, kinh doanh và các công dân Việt cần nghiên cứu Dự thảo này và đóng góp ý kiến cho Chính phủ và Bộ Công an”. Ông khẳng định lại quan điểm cá nhân rằng nếu Luật An ninh Mạng vẫn giữ “nội dung hiện tại”, nó sẽ gây ảnh hưởng “nghiêm trọng đặc biệt” đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Luật này “cần phải xem xét lại”, ông Hải viết.
Một chuyên gia công nghệ thông tin từng làm việc ở nước ngoài nhiều năm song không muốn nêu tên, chia sẻ với quan điểm của luật sư Hải. Vị chuyên gia nói với VOA:
“Về mặt kỹ thuật đã đành, nhưng cái chính là về kinh tế là nó sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghệ thông tin và máy tính, ICT. Rất nhiều người muốn làm việc, muốn mở chi nhánh hoặc muốn làm dịch vụ tại Việt Nam nhưng người ta ngại. Ngành ICT khi anh làm chính sách thì anh để cho chính sách là hành lang để ngành ấy phát triển chứ không phải là chính sách để bóp nghẹt”.
Giới hoạt động, luật sư kêu gọi phản đối dự thảo nghị định an ninh mạng
Gần 70 ngàn người ký kiến nghị đòi hoãn luật an ninh mạng
Trên diễn đàn “Bàn luận về Kinh tế - Chính trị” có gần 200.000 thành viên, trong những ngày qua đã có ít nhất 3 cuộc thảo luận với hàng chục lời bình về dự thảo nghị định.
Sau khi dự thảo nghị định về thi hành Luật An ninh Mạng được nhà nước công bố, quản trị viên có tên Nguyễn Việt Nam của diễn đàn mở công khai này, đặt trên nền tảng Facebook, viết hôm 3/11 rằng luật kể trên sẽ được thực thi, song không phải là để bảo vệ nhân dân mà “mục đích chính là nhằm triệt hạ bất đồng chính kiến trên mạng xã hội để ngu dân”.
Quản trị viên này, thường gọi tắt là admin, có quan điểm là các điều khoản của luật “rất khắt khe, vô lý về tự do ngôn luận, nhân quyền, thông tin cá nhân”. Vị này cũng đưa ra dự đoán rằng khi luật chính thức có hiệu lực từ đầu năm tới, có thể xảy ra việc các hãng như Facebook, Google, Youtube sẽ rút khỏi Việt Nam, và thay thế vào đó là các hãng có chức năng tương tự đến từ Trung Quốc.
Nhiều thành viên diễn đàn bày tỏ đồng quan điểm với bài viết của admin Nguyễn Việt Nam. Một số người kêu gọi ký tên vào một thư kiến nghị trên trang change.org đòi “hoãn Luật An ninh Mạng”.
Tính đến ngày 5/11, đã có hơn 71.300 người ký vào thư kiến nghị có tiêu đề “Dự thảo nghị định về Luật An ninh Mạng: Đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư”.
Hồi tháng 10, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) bày tỏ quan ngại sâu sắc về Luật An ninh Mạng sắp có hiệu lực và thúc giục Quốc hội Việt Nam hãy lập tức có biện pháp phòng ngừa những tác hại của dự luật đối với quyền con người.
Trước đó ba tháng, 17 nhà lập pháp Mỹ kêu gọi các lãnh đạo hai hãng Facebook và Google chống lại những thay đổi được quy định tại Luật An ninh Mạng của Việt Nam.
Bức thư do các dân biểu Mỹ thuộc Nhóm Vietnam Caucus soạn thảo có đoạn: “Nếu chính phủ Việt Nam buộc các công ty của quý vị phải hỗ trợ và kiểm duyệt thông tin, thì đây là vấn đề cần được nêu thông qua kênh ngoại giao và ở cấp cao nhất”.
VOA
Dự thảo nghị định, được báo chí trong nước như VnEconomy, Zing.vn hay Enternews.vn tóm lược lại, chứa đựng các quy định theo đó nhiều loại doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài phải “lưu trữ dữ liệu” khi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Đó là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet; dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; thư điện tử, và một số dịch vụ khác, theo các bản tin.
...về kinh tế là nó sẽ ảnh hưởng đến ngành ICT. Rất nhiều người muốn làm việc, muốn mở chi nhánh hoặc muốn làm dịch vụ tại Việt Nam nhưng người ta ngại. Ngành ICT khi anh làm chính sách thì anh để cho chính sách là hành lang để ngành ấy phát triển chứ không phải là chính sách để bóp nghẹt.
Một chuyên gia IT
Một bài tường thuật của Enternews.vn hôm 3/11 trích lời phát ngôn viên của Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang, nói tại một cuộc gặp với báo chí rằng bộ của ông “khẳng định” là dự thảo nghị định “không trái với quốc tế”. Ông Quang nói thêm là sau khi các cơ quan, cá nhân, tổ chức góp ý về dự thảo, Bộ Công an “sẽ tổng hợp và giải trình cụ thể”.
Chưa có thông tin chính thức từ nhà chức trách cho biết khi nào dự thảo nghị định sẽ được thông qua, trong khi chính Luật An ninh Mạng, vốn cũng gây nhiều tranh cãi và lo lắng, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2019 sắp tới.
Không lâu sau khi công bố dự thảo nghị định hướng dẫn về thi hành Luật An ninh Mạng, Bộ Công an cũng công bố một bản giải trình về luật dưới dạng hỏi-đáp, theo một bản tin của VnEconomy hôm 4/11.
Bài báo trích thông tin từ Bộ Công an nói bộ “khẳng định” là Luật An ninh Mạng “không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân”. Theo giải thích của Bộ, chỉ khi nào việc “điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng” đặt ra yêu cầu, lúc đó, một số doanh nghiệp nhất định mới phải “cung cấp thông tin” của cá nhân nào “có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó”.
Bộ nói lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng “chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật” với trình tự, thủ tục mà bộ mô tả là “nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Nếu lực lượng bảo vệ an ninh mạng lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng, lực lượng đó “sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, bộ nhấn mạnh, theo bài báo của VnEconomy.
Vẫn theo bản tin, Bộ Công an nói Luật An ninh Mạng “không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube”. Người dân Việt Nam vẫn “được tự do” truy cập vào các trang mạng này hay trên bình diện rộng hơn là bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước, bộ cho hay.
Số người sử dụng internet ngày càng tăng ở Việt Nam trong bối cảnh nhà nước tìm cách siết chặt quản lý |
Tuy nhiên, những lời trấn an này chưa làm công chúng và giới chuyên môn yên lòng. Một số luật sư, chuyên gia công nghệ thông tin được nhiều người biết tiếng đã góp lời về vấn đề này.
Luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook cá nhân hôm 3/11 rằng ông “hoan nghênh” chính phủ và Bộ Công an “đã lắng nghe ý kiến của cư dân mạng” và ông cho rằng dự thảo nghị định “đã điều chỉnh một số nội dung so với trước, ghi nhận có lắng nghe ý kiến của các chuyên gia!”
Ông Hải đưa ra đề nghị rằng “giới luật, kinh doanh và các công dân Việt cần nghiên cứu Dự thảo này và đóng góp ý kiến cho Chính phủ và Bộ Công an”. Ông khẳng định lại quan điểm cá nhân rằng nếu Luật An ninh Mạng vẫn giữ “nội dung hiện tại”, nó sẽ gây ảnh hưởng “nghiêm trọng đặc biệt” đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Luật này “cần phải xem xét lại”, ông Hải viết.
Một chuyên gia công nghệ thông tin từng làm việc ở nước ngoài nhiều năm song không muốn nêu tên, chia sẻ với quan điểm của luật sư Hải. Vị chuyên gia nói với VOA:
“Về mặt kỹ thuật đã đành, nhưng cái chính là về kinh tế là nó sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghệ thông tin và máy tính, ICT. Rất nhiều người muốn làm việc, muốn mở chi nhánh hoặc muốn làm dịch vụ tại Việt Nam nhưng người ta ngại. Ngành ICT khi anh làm chính sách thì anh để cho chính sách là hành lang để ngành ấy phát triển chứ không phải là chính sách để bóp nghẹt”.
Giới hoạt động, luật sư kêu gọi phản đối dự thảo nghị định an ninh mạng
Gần 70 ngàn người ký kiến nghị đòi hoãn luật an ninh mạng
Trên diễn đàn “Bàn luận về Kinh tế - Chính trị” có gần 200.000 thành viên, trong những ngày qua đã có ít nhất 3 cuộc thảo luận với hàng chục lời bình về dự thảo nghị định.
Sau khi dự thảo nghị định về thi hành Luật An ninh Mạng được nhà nước công bố, quản trị viên có tên Nguyễn Việt Nam của diễn đàn mở công khai này, đặt trên nền tảng Facebook, viết hôm 3/11 rằng luật kể trên sẽ được thực thi, song không phải là để bảo vệ nhân dân mà “mục đích chính là nhằm triệt hạ bất đồng chính kiến trên mạng xã hội để ngu dân”.
Quản trị viên này, thường gọi tắt là admin, có quan điểm là các điều khoản của luật “rất khắt khe, vô lý về tự do ngôn luận, nhân quyền, thông tin cá nhân”. Vị này cũng đưa ra dự đoán rằng khi luật chính thức có hiệu lực từ đầu năm tới, có thể xảy ra việc các hãng như Facebook, Google, Youtube sẽ rút khỏi Việt Nam, và thay thế vào đó là các hãng có chức năng tương tự đến từ Trung Quốc.
Nhiều thành viên diễn đàn bày tỏ đồng quan điểm với bài viết của admin Nguyễn Việt Nam. Một số người kêu gọi ký tên vào một thư kiến nghị trên trang change.org đòi “hoãn Luật An ninh Mạng”.
Sau khi Luật An ninh Mạng ra đời, xuất hiện mối lo các hãng Facebook, Google v.v... sẽ rời Việt Nam |
Tính đến ngày 5/11, đã có hơn 71.300 người ký vào thư kiến nghị có tiêu đề “Dự thảo nghị định về Luật An ninh Mạng: Đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư”.
Hồi tháng 10, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) bày tỏ quan ngại sâu sắc về Luật An ninh Mạng sắp có hiệu lực và thúc giục Quốc hội Việt Nam hãy lập tức có biện pháp phòng ngừa những tác hại của dự luật đối với quyền con người.
Trước đó ba tháng, 17 nhà lập pháp Mỹ kêu gọi các lãnh đạo hai hãng Facebook và Google chống lại những thay đổi được quy định tại Luật An ninh Mạng của Việt Nam.
Bức thư do các dân biểu Mỹ thuộc Nhóm Vietnam Caucus soạn thảo có đoạn: “Nếu chính phủ Việt Nam buộc các công ty của quý vị phải hỗ trợ và kiểm duyệt thông tin, thì đây là vấn đề cần được nêu thông qua kênh ngoại giao và ở cấp cao nhất”.
VOA
Không có nhận xét nào