GIÁO CHỨC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
I. Đôi nét về ngạch trật và chế độ lương bổng của công chức thời Đệ nhất Cộng hòa
Trước khi đề cập đến thành phần giáo chức thời Đệ nhất Cộng hòa, xin trình bày sơ lược về chế độ ngạch trật và lương bổng dành cho các thành phần công chức nói chung.
A – Vấn đề ngạch trật
Vào những năm 1954-1963 (và cho đến hết thời Đệ nhị Cộng hòa) tại miền Nam, chế độ lương bổng dành cho các tầng lớp công chức khá ổn định và hài hòa ở hầu hết các ngành nghề, các lãnh vực khác nhau. Công chức thời ấy có hai thành phần chính: chính ngạch và ngoại ngạch.
Công chức chính ngạch: Thường là những người được đào tạo ở các trường chính quy và được chia làm ba hạng chính:
Công chức ngoại ngạch: Thường được tuyển dụng thông qua các hợp đồng lao động và gồm các hạng:
Ở hạng chính ngạch, các thành phần công chức hạng A gồm: bác sĩ, kiến trúc sư, luật sư, thẩm phán tòa án, giáo sư đại học, giáo sư Trung học Đệ nhị cấp, Đốc sự Hành chánh (tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh), Kỹ sư (các ngành Công chánh, Kiến thiết, Điện, Nông Lâm Súc…)… Ở thành phần ngoại ngạch hạng A, thường không có chế độ công nhật, chỉ có chế độ khế ước, ký kết giữa người lao động và cơ quan sử dụng (trường Đại học, bệnh viện công…)
Ở hạng B, thành phần chính ngạch được phân biệt theo các hạng B1, B2 và B3 của nhân viên ngoại ngạch
Ở hạng C, gồm chủ yếu ngạch Tùy phái, Tống thơ văn.
Ở hạng D gồm các lao công, không có chính ngạch, thường lao động dưới dạng “phù động đồng hóa công nhật”, được hưởng lương công nhật.
Ở mỗi hạng công chức, cần phân biệt rõ hai yếu tố “ngạch” và “trật”. Ngạch là tên gọi chung, ví dụ: Kỹ sư, Đốc sự Hành chánh , Cán sự Y tế …; Trật là những bậc khác nhau, được sắp xếp từ thấp đến cao trong khuôn khổ một ngạch, ví dụ “kỹ sư hạng ba, kỹ sư hạng nhì, kỹ sư hạng nhất …” là các trật của ngạch Kỹ sư.
B – Vấn đề lương bổng
Thời Đệ nhất Cộng hòa (và cho đến hết thời Đệ nhị Cộng hòa), chỉ số lương là yếu tố cơ bản trong lương bổng của người công chức. Chỉ số lương này nhân với chỉ số đắt đỏ của từng thời kỳ thành lương căn bản. Trong 9 năm đầu (1954-1963), chỉ số lương hầu như không thay đổi ở hầu hết các ngành nghề, nếu có thay đổi, cũng chỉ là những điều chỉnh tối thiểu. Mỗi ngạch trật có một thang chỉ số lương từ trật thấp nhất đến trật cao nhất mà người công chức thời ấy thường gọi là “plafond” (tột trần).
– Tương đương hạng B1: Chỉ số lương từ 320 đến tối đa 740 – 79
– Tương đương hạng B2: Chỉ số lương từ 250
– Tương đương hạng B3: Chỉ số lương từ 220
Các loại phụ cấp ngoài lương: Bên cạnh lương căn bản, người công chức thời Đệ nhất Cộng hòa được hưởng nhiều khoản phụ cấp khác nhau, có thể kể:
Một ví dụ cụ thể:
II- Giáo chức thời Đệ nhất Cộng hòa
Những chi tiết ở phần I áp dụng chung cho mọi thành phần công chức, trong đó có các giáo chức làm việc trong guồng máy giáo dục. Thời Đệ nhất Cộng hòa, giáo chức chính ngạch gồm các thành phần chính sau:
>
Đối với các giáo sư Trung học Đệ nhất cấp, Đệ nhị cấp, Giáo học bổ túc và giáo viên Tiểu học, trong phần lớn thời kỳ đầu của Đệ nhất Cộng hòa, cả miền Nam có ba trường đào tạo chính:
Hai trường trên đào tạo giáo sư trung học, nhiều nhất là trung học đệ nhị cấp, dạy đến lớp Đệ nhất (nay là lớp 12). Trường thứ ba đào tạo giáo học bổ túc và giáo viên Tiểu học, đáp ứng nhu cầu giáo dục tiểu học của toàn miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở xuống.
Với thành phần giáo chức tư thục, qui định thời đó dành cho bậc Tiểu học là phải có ít nhất bằng Tiểu học, dạy bậc Trung học Đệ nhất cấp phải có tối thiểu bằng Trung học Đệ nhất cấp, dạy bậc Trung học Đệ nhị cấp phải có bằng Tú Tài II trở lên. Ở bậc Trung học Đệ nhất cấp, những người có bằng Trung học Đệ nhất cấp thường được phân công dạy các lớp thấp như Đệ thất, Đệ lục (lớp 6, lớp 7), các lớp Đệ ngũ, Đệ tứ (lớp 8, lớp 9) dành cho người có bằng Tú tài. Người viết bài này từng chứng kiến hiện tượng có trường tư thục vì thiếu giáo sư, đã tuyển người có khả năng giảng dạy nhưng không có điều kiện về bằng cấp qui định, đến cuối niên khóa, khi làm sổ Học bạ cho học sinh, phải thay tên người dạy thực sự bằng tên người khác có đủ điều kiện về văn bằng. Ở bậc Trung học Đệ nhị cấp, ngoài các giáo chức chuyên nghiệp có tiếng, các trường tư thục còn sử dụng sinh viên đang học mấy năm cuối cùng bậc Đại học, nhất là sinh viên Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học.
Những năm 1954-1963, số giáo sư Trung học Đệ nhị cấp rất thiếu, mặt khác, số trường trung học công lập dạy đến hết lớp Đệ nhất không phải tỉnh nào cũng có, vì thế số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm được đưa về các tỉnh lớn để điền khuyết nhân số còn thiếu, ở tỉnh Gia Định có trường Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) có trường Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) có trường Phan Thanh Giản, tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang) có trường Võ Tánh, tỉnh Bình Định (Qui Nhơn) có trường Cường Để … một số học sinh Đệ nhị cấp ở các tỉnh nhỏ phải đi qua tỉnh lớn để học. Giáo viên Tiểu học tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm được phân bổ xuống tới các trường Tiểu học cấp Quận. Sang nửa sau thập niên 1960, các trường Tiểu học cấp xã được bồ sung một thành phần giáo chức đặc biệt là “giáo viên ấp tân sinh”, gánh nặng giáo dục trên vai các giáo viên Tiểu học công lập mới nhẹ bớt.
Thời Đệ nhất Cộng hòa, các giáo sư đại học là một thành phần xã hội ở trên cao, cách biệt rất lớn với hàng ngũ giáo chức trung, tiểu học và sinh viên đại học. Thời đó, số cư dân có xe gắn máy không nhiều, vậy mà hầu hết các giáo sư đại học đều đi dạy bằng ô tô. Điều đó không khó hiểu, vì khi còn là sinh viên du học nước ngoài, phần lớn họ đã sinh trưởng trong các gia đình thượng lưu, họa hoằn lắm mới có người ngoi lên từ giai cấp trung hay hạ lưu. Trong khuôn khổ ngành Đại học theo chế độ tự trị, các giáo sư đại học lúc bấy giờ toàn tâm toàn ý cho công cuộc giáo dục, đào tạo thế hệ trí thức tương lai, mà không hề chịu một sức ép nào, về kinh tế cũng như về chính trị. Trong suốt thời VNCH, nhiều giáo sư đại học được mời tham gia chính phủ trong cương vị Tổng, Bộ trưởng, thời Đệ nhất Cộng hòa có: Vũ Quốc Thông (Bộ trưởng Y tế) Vũ Văn Mẫu (Bộ trưởng Ngoại giao), Nguyễn Quang Trình (Bộ trưởng Giáo dục)…; thời Đệ nhị Cộng hòa có: Nguyễn Văn Tương (Phủ Đặc ủy Hành chánh, tương đương Bộ trưởng Nội vụ), Trần Văn Kiện (Ủy viên Tài chánh, tương đương Bộ trưởng Tài chánh), Nguyễn Duy Xuân (Bộ trưởng Kinh Tế), Vương Văn Bắc (Bộ trưởng Ngoại giao)… Riêng luật sư, giáo sư Vương Văn Bắc, với cương vị Ngoại trưởng những năm cuối của nền Đệ nhị Cộng hòa miền Nam, ông rất thành công qua việc thiết lập bang giao với nhiều nước châu Phi và là người khởi đầu việc đàm phán khai thác dầu khí với các nước sản xuất dầu hỏa ở Trung Đông. Ông là tiêu biểu của giới trí thức trẻ đầy năng lực của miền Nam, tri thức rộng, dạy học hay, làm chính trị nhiều sáng kiến và thành công. Riêng người viết bài này luôn say mê những giờ Chính trị học của ông tại giảng đường Học viện Quốc gia Hành chánh những năm 1962-1963, một kỷ niệm khó quên của thời đi học.
Mời Xem lại:
Kỳ I: Việc học thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Kỳ II: Giáo án, sách giáo khoa và đội ngũ giảng dạy thời Đệ nhất Cộng hòa
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn
I. Đôi nét về ngạch trật và chế độ lương bổng của công chức thời Đệ nhất Cộng hòa
Trước khi đề cập đến thành phần giáo chức thời Đệ nhất Cộng hòa, xin trình bày sơ lược về chế độ ngạch trật và lương bổng dành cho các thành phần công chức nói chung.
A – Vấn đề ngạch trật
Vào những năm 1954-1963 (và cho đến hết thời Đệ nhị Cộng hòa) tại miền Nam, chế độ lương bổng dành cho các tầng lớp công chức khá ổn định và hài hòa ở hầu hết các ngành nghề, các lãnh vực khác nhau. Công chức thời ấy có hai thành phần chính: chính ngạch và ngoại ngạch.
Công chức chính ngạch: Thường là những người được đào tạo ở các trường chính quy và được chia làm ba hạng chính:
- Hạng A – Dành cho những người tốt nghiệp Đại học trở lên
- Hạng B – Dành cho những người có trình độ Trung học và chưa tốt nghiệp Đại học
- Hạng C – Dành cho những người có trình độ Tiểu học.
Công chức ngoại ngạch: Thường được tuyển dụng thông qua các hợp đồng lao động và gồm các hạng:
- Hạng A – Thường làm việc dưới dạng khế ước (giáo sư đại học, bác sĩ, luật sư…)
- Hạng B gồm:
– B1: Dành cho những người có bằng Tú tài 1, Tú tài 2 trở lên nhưng chưa tốt nghiệp đại học
– B2: Dành cho những người có bằng Trung học Đệ nhất cấp đến Tú Tài I
– B3: Dành cho những người có trình độ Trung học, nhưng chưa có bằng Trung học Đệ nhất cấp
– B2: Dành cho những người có bằng Trung học Đệ nhất cấp đến Tú Tài I
– B3: Dành cho những người có trình độ Trung học, nhưng chưa có bằng Trung học Đệ nhất cấp
- Hạng C – Dành cho những người có bằng Tiểu học hoặc trình độ Tiểu học
- Hạng D – Dành cho những người làm công việc tay chân, trình độ học vấn thấp.
Ở hạng chính ngạch, các thành phần công chức hạng A gồm: bác sĩ, kiến trúc sư, luật sư, thẩm phán tòa án, giáo sư đại học, giáo sư Trung học Đệ nhị cấp, Đốc sự Hành chánh (tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh), Kỹ sư (các ngành Công chánh, Kiến thiết, Điện, Nông Lâm Súc…)… Ở thành phần ngoại ngạch hạng A, thường không có chế độ công nhật, chỉ có chế độ khế ước, ký kết giữa người lao động và cơ quan sử dụng (trường Đại học, bệnh viện công…)
Ở hạng B, thành phần chính ngạch được phân biệt theo các hạng B1, B2 và B3 của nhân viên ngoại ngạch
- Tương đương hạng B1 gồm các ngạch Cán sự Y tế, Cán sự Điều dưỡng, Cán sự Công chánh và Kiến thiết, Giáo sư Trung học Đệ nhất cấp, Giáo học bổ túc, Kiểm sự Nông chính, Tham sự Hành chánh…
- Tương đương hạng B2 gồm các ngạch Y tá, giáo viên Tiểu học, Thơ ký Hành chánh, Huấn sự Nông chính
- Tương đương hạng B3 gồm Thơ ký Đánh máy, Tá sự Nông chính
Ở hạng C, gồm chủ yếu ngạch Tùy phái, Tống thơ văn.
Ở hạng D gồm các lao công, không có chính ngạch, thường lao động dưới dạng “phù động đồng hóa công nhật”, được hưởng lương công nhật.
Ở mỗi hạng công chức, cần phân biệt rõ hai yếu tố “ngạch” và “trật”. Ngạch là tên gọi chung, ví dụ: Kỹ sư, Đốc sự Hành chánh , Cán sự Y tế …; Trật là những bậc khác nhau, được sắp xếp từ thấp đến cao trong khuôn khổ một ngạch, ví dụ “kỹ sư hạng ba, kỹ sư hạng nhì, kỹ sư hạng nhất …” là các trật của ngạch Kỹ sư.
B – Vấn đề lương bổng
Thời Đệ nhất Cộng hòa (và cho đến hết thời Đệ nhị Cộng hòa), chỉ số lương là yếu tố cơ bản trong lương bổng của người công chức. Chỉ số lương này nhân với chỉ số đắt đỏ của từng thời kỳ thành lương căn bản. Trong 9 năm đầu (1954-1963), chỉ số lương hầu như không thay đổi ở hầu hết các ngành nghề, nếu có thay đổi, cũng chỉ là những điều chỉnh tối thiểu. Mỗi ngạch trật có một thang chỉ số lương từ trật thấp nhất đến trật cao nhất mà người công chức thời ấy thường gọi là “plafond” (tột trần).
- Công chức hạng A – Chỉ số lương từ thấp nhất 430 đến cao nhất là 1.160
- Công chức hạng B
– Tương đương hạng B1: Chỉ số lương từ 320 đến tối đa 740 – 79
– Tương đương hạng B2: Chỉ số lương từ 250
– Tương đương hạng B3: Chỉ số lương từ 220
- Công chức hạng C – Chỉ số lương từ 160.
Các loại phụ cấp ngoài lương: Bên cạnh lương căn bản, người công chức thời Đệ nhất Cộng hòa được hưởng nhiều khoản phụ cấp khác nhau, có thể kể:
- Phụ cấp gia đình – Vào khoảng 800đ/tháng cho vợ và 600đ/tháng cho mỗi đứa con dưới 18 tuổi.
- Phụ cấp chức vụ – Dành cho những người giữ chức vụ chỉ huy tại công sở, ở cấp quận là Quận trưởng, Phó Quận trưởng, ở cấp Tỉnh từ Chủ sự phòng trở lên, ở Trung ương từ cấp Trưởng ban trở lên.
Một ví dụ cụ thể:
- Phụ cấp chức vụ Phó Quận trưởng, Trưởng ty cấp tỉnh: 900đ/tháng
- Phụ cấp chức vụ Chủ sự phòng cấp Tỉnh: 600đ/ tháng
- Phụ cấp chức vụ Trưởng ty cấp Trung ương (Phủ, Bộ, Tồng Nha, Nha): 1.000đ/tháng
- Phụ cấp chức vụ Chủ sự cấp Trung ương: 800đ/tháng
- Phụ cấp chức vụ Trưởng ban cấp Trung ương: 500đ/tháng
- Phụ cấp nhà ở và điện nước – Dành cho Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng cấp địa phương, từ cấp Chánh Sự vụ Sở trở lên ở cấp Trung ương.
- Phụ cấp gia nhân – Dành cho cấp Giám đốc Nha có nhiều Sở trở lên ở trung ương.
- Phụ cấp giao tế phí và kinh lý phí – Dành cho Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng tại địa phương. Các đương sự chỉ được chi xài cho các khoản giao tế và đi kinh lý trong phạm vi phụ cấp được qui định
- Phụ cấp nước độc – Dành cho những người làm việc tại các địa phương có khí hậu khắc nghiệt, dễ ngã bệnh, nhiều nhất là bệnh sốt rét. Ngoài ra những người này còn được cộng thêm 50% thâm niên công vụ dùng để tính mỗi kỳ thăng trật.
II- Giáo chức thời Đệ nhất Cộng hòa
Những chi tiết ở phần I áp dụng chung cho mọi thành phần công chức, trong đó có các giáo chức làm việc trong guồng máy giáo dục. Thời Đệ nhất Cộng hòa, giáo chức chính ngạch gồm các thành phần chính sau:
>
- Giáo viên Tiểu học – Có bằng Trung học Đệ nhất cấp trở lên, được đào tạo một năm tại trường Quốc Gia Sư Phạm, chỉ số lương ban đầu 250.
- Giáo học bổ túc – Có bằng Trung học Đệ nhất cấp trở lên, được đào tạo ba năm tại trường Quốc Gia Sư Phạm, chỉ số lương ban đầu 320 (sau thời Đệ nhất Cộng hòa tăng lên 350) (Đến năm 1962, điều kiện văn bằng tối thiểu để được đào tạo tại trường Quốc Gia Sư Phạm là Tú Tài I.)
- Giáo sư Trung học Đệ nhất cấp – là những người có bằng Tú tài II (Tú tài toàn phần), được đào tạo cấp tốc, nhằm giải quyết phần nào tình trạng khan hiếm giáo chức vào những năm cuối thập niên 1950, so sự gia tăng đột biến số học sinh xuất phát từ cuộc di cư của gần một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam. Chỉ số lương khởi điểm của thành phần giáo chức này là 400.
- Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp – là những người có bằng Tú Tài II được đào tạo trong 3 năm, sau lên 4 năm, chỉ số lương từ 430 (sau từ 470)
- Giáo sư Đại học – Là những giáo sư có bằng tiến sĩ và thạc sĩ (trên tiến sĩ), không qua đào tạo trong nước. Thời Đệ nhất Cộng hòa, hầu hết các giáo sư này học tại nước ngoài, chủ yếu là ở Pháp. Chỉ số lương của ngạch giáo sư thực thụ từ 640-690 trở lên. Do không được đào tạo trong nước, mặt khác theo qui chế tự trị của bậc đại học, việc tham gia giảng dạy của thành phần này được thực hiện dưới dạng khế ước ký kết với các viện đại học. Dưới cấp giáo sư đại học là các giảng sư, thường là những người có bằng tiến sĩ, chưa có bằng thạc sĩ. Bên cạnh hai thành phần giảng dạy đại học chính thức trên, còn có thành phần giảng viên đại học, là những người không chính thức làm việc cho trường hay phân khoa đại học mà chỉ giảng dạy theo hợp đồng và có thời hạn nhất định.
|
- Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập năm 1957, trước đó là trường Cao đẳng Sư phạm, chủ yếu đào tạo giáo sư Trung học Đệ nhất cấp)
- Trường Đại học Sư phạm Huế trực thuộc Viện Đại học Huế
- Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, sau là Trường Sư phạm Sài Gòn
Hai trường trên đào tạo giáo sư trung học, nhiều nhất là trung học đệ nhị cấp, dạy đến lớp Đệ nhất (nay là lớp 12). Trường thứ ba đào tạo giáo học bổ túc và giáo viên Tiểu học, đáp ứng nhu cầu giáo dục tiểu học của toàn miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở xuống.
Với thành phần giáo chức tư thục, qui định thời đó dành cho bậc Tiểu học là phải có ít nhất bằng Tiểu học, dạy bậc Trung học Đệ nhất cấp phải có tối thiểu bằng Trung học Đệ nhất cấp, dạy bậc Trung học Đệ nhị cấp phải có bằng Tú Tài II trở lên. Ở bậc Trung học Đệ nhất cấp, những người có bằng Trung học Đệ nhất cấp thường được phân công dạy các lớp thấp như Đệ thất, Đệ lục (lớp 6, lớp 7), các lớp Đệ ngũ, Đệ tứ (lớp 8, lớp 9) dành cho người có bằng Tú tài. Người viết bài này từng chứng kiến hiện tượng có trường tư thục vì thiếu giáo sư, đã tuyển người có khả năng giảng dạy nhưng không có điều kiện về bằng cấp qui định, đến cuối niên khóa, khi làm sổ Học bạ cho học sinh, phải thay tên người dạy thực sự bằng tên người khác có đủ điều kiện về văn bằng. Ở bậc Trung học Đệ nhị cấp, ngoài các giáo chức chuyên nghiệp có tiếng, các trường tư thục còn sử dụng sinh viên đang học mấy năm cuối cùng bậc Đại học, nhất là sinh viên Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học.
Những năm 1954-1963, số giáo sư Trung học Đệ nhị cấp rất thiếu, mặt khác, số trường trung học công lập dạy đến hết lớp Đệ nhất không phải tỉnh nào cũng có, vì thế số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm được đưa về các tỉnh lớn để điền khuyết nhân số còn thiếu, ở tỉnh Gia Định có trường Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) có trường Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) có trường Phan Thanh Giản, tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang) có trường Võ Tánh, tỉnh Bình Định (Qui Nhơn) có trường Cường Để … một số học sinh Đệ nhị cấp ở các tỉnh nhỏ phải đi qua tỉnh lớn để học. Giáo viên Tiểu học tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm được phân bổ xuống tới các trường Tiểu học cấp Quận. Sang nửa sau thập niên 1960, các trường Tiểu học cấp xã được bồ sung một thành phần giáo chức đặc biệt là “giáo viên ấp tân sinh”, gánh nặng giáo dục trên vai các giáo viên Tiểu học công lập mới nhẹ bớt.
|
Mời Xem lại:
Kỳ I: Việc học thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Kỳ II: Giáo án, sách giáo khoa và đội ngũ giảng dạy thời Đệ nhất Cộng hòa
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn
Không có nhận xét nào