Header Ads

  • Breaking News

    John Bolton, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Lưu Ý Khối ASEAN


    Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á Châu (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations) hiện đang có hội nghị lần thứ 33 tại Singapore, từ ngày 11-15/11/2108. Ngoài các quốc gia hội viên còn có sự tham dự của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence, Thủ Tướng Trung Hoa Lý Khắc Cường, Tổng Thống Nga Vladimir Putin, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

    Đặc San Lâm Viên xin giới thiệu phần chuyển ngữ của bài báo Bolton Warns China Against Limiting Free Passage in South China Sea (1) của Jake Maxwell Watts đã đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 13/11/2018 phúc trình về lời cảnh báo của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, ông John Bolton, gửi đến các nhà lãnh đạo của ASEAN về sự tự do vận chuyển trên Biển Đông.  

    Mỹ sẽ phản đối bất kỳ hiệp ước nào giữa Trung Hoa và các quốc gia khác đối với Biển Đông (South China Sea) một khi hiệp ước đó hạn chế sự tự do vận chuyển của quốc tế, và rằng các tàu thuyền hải quân Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển qua lại những vùng biển đó.  -John Bolton

    Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói rằng Mỹ sẽ phản đối bất kỳ hiệp ước nào giữa Trung Hoa và các quốc gia khác đối với Biển Đông (South China Sea) một khi hiệp ước đó hạn chế sự tự do vận chuyển của quốc tế, và rằng các tàu thuyền hải quân Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển qua lại những vùng biển đó.

    Những lưu ý đó của ông Bolton có mục đích cảnh cáo các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, hiện đang chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Singapore trong tuần này, và đặc biệt là đối với Philippines, hiện đang có những cuộc đàm phán với Bắc Kinh về việc cùng thăm dò tìm kiếm các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực tranh chấp.

    Trung Hoa đã cố gắng đạt được quyền phủ quyết đối với các quốc gia Đông Nam Á chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia khác trong các vùng biển đang có tranh chấp.

    Một thỏa thuận như vậy sẽ có khả năng hạn chế sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ với các quốc gia khác như Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

    Trong những buổi họp nhằm để thiết lập quy tắc hành xử trong năm nay cho Biển Đông, Trung Hoa đã cố gắng đạt được quyền phủ quyết đối với các quốc gia Đông Nam Á chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia khác trong các vùng biển đang có tranh chấp.

    Một thỏa thuận như vậy sẽ có khả năng hạn chế sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ với các quốc gia khác như Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Bắc Kinh cũng đã thúc đẩy các nước láng giềng phía nam của họ để phát triển các nguồn tài nguyên của khu vực chỉ riêng với các nước khác trong vùng, theo tin từ những người quen thuộc với bản dự thảo, vốn đang được hình thành từ nhiều năm.

    Các quan chức Trung Hoa trước đây đã khước từ việc bình luận về các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Các nhà phân tích an ninh nói rằng các nước Đông Nam Á có vẻ sẽ không chấp nhận bất kỳ đề nghị nào có thể ngăn cản họ trong việc tập trận với Hoa Kỳ.

    Ông Bolton nói rằng Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc đàm phán trên nguyên tắc. Trong một cuộc họp báo ngắn ngủi tại Singapore, ông đã mô tả những buổi đàm phán trên như là điều tốt đẹp.

    Nhưng ông nhấn mạnh rằng “kết quả phải được cả đôi bên chấp nhận, và kết quả cũng phải có thể chấp nhận được đối với tất cả các nước có quyền hợp pháp về hàng hải và hải quân trong việc vận chuyển và các quyền liên hệ khác mà chúng tôi không muốn thấy bị vi phạm”.

    Quân đội Mỹ đã đáp ứng bằng cách thực hiện các cuộc tuần tiễu thường xuyên để thách thức các lời tuyên bố của Trung Hoa về chủ quyền bằng cách đem tàu chạy lại gần hoặc cho bay ngay bên trên các hòn đảo đã bị lấy, do đó đã đưa đến một số đụng chạm căng thẳng với các tàu quân sự của Trung Hoa.

    Trung Hoa, là quốc gia tuyên bố có chủ quyền gần như trên toàn bộ Biển Đông, đã kiến tạo nhiều đảo san hô nhỏ và xây dựng các căn cứ quân sự trên đó. Việc này đã mang lại cho Trung Hoa lợi thế chiến lược so với những quốc gia nhỏ hơn đang trong vòng tranh chấp, gồm có Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Đài Loan cũng tuyên bố nhận có chủ quyền, trong khi các quốc gia như Nhật Bản và Nam Hàn thì tùy thuộc vào các tuyến vận chuyển để cung cấp gần như toàn bộ các nhu cầu về dầu của họ.

    Quân đội Mỹ đã đáp ứng bằng cách thực hiện các cuộc tuần tiễu thường xuyên để thách thức các lời tuyên bố của Trung Hoa về chủ quyền bằng cách đem tàu chạy lại gần hoặc cho bay ngay bên trên các hòn đảo đã bị lấy, do đó đã đưa đến một số đụng chạm căng thẳng với các tàu quân sự của Trung Hoa. Hôm thứ ba, ông Bolton cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục với nhịp độ nhanh hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ này và gia tăng cả chi phí quân sự và mức độ tham gia với các quốc gia khác trong vùng để củng cố vị thế của Hoa Kỳ.

    Một vài nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á đã chọn việc tham gia với Bắc Kinh, hy vọng rằng hợp tác với Trung Hoa tối thiểu cũng sẽ đem lại một số lợi ích kinh tế.

    Trong số những nhà lãnh đạo đó có Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, người được dự kiến sẽ chào đón Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình đến Manila vào tuần tới. Tuy nhiên, không biết là hai nhà lãnh đạo Philippines và Trung Hoa có sẽ công bố đúc kết của thỏa thuận về việc cùng thăm dò tìm kiếm các tài nguyên hay không.

    Trong khi đó, xem ra cũng chưa thể đạt được sự đồng ý về một quy tắc hành xử có tầm vóc rộng lớn hơn giữa Trung Hoa và các nước Đông Nam Á.

    Trong bài diễn văn vào sáng thứ Ba tại Singapore, Thủ Tướng Trung Hoa Lý Khắc Cường nói rằng Bắc Kinh hy vọng hiệp ước "sẽ được hoàn tất trong khoảng thời gian ba năm," và điều này đã làm tiêu tan đi hy vọng sẽ đạt được sự tiến triển đáng kể trước khi hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo kết thúc trong tuần này.

    Các vị nguyên thủ của 10 quốc gia Đông Nam Á đang họp trong tuần này tại Singapore trong một hội nghị thượng đỉnh hàng năm và sẽ có sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ tám quốc gia khác gồm có cả Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence.

    Đặc biệt, Trung Hoa đang cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ cho một hiệp ước tự do mậu dịch có tên gọi là Regional Comprehensive Economic Partnership bao gồm các quốc gia Đông Nam Á cộng thêm Trung Hoa, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Nam Hàn và Tân Tây Lan. Các cuộc đàm phán cho hiệp ước này đã tiến triển nhanh sau khi Tổng Thống Trump đã đem Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước TPP mà Trung Hoa không có mặt trong hiệp ước đó. Hôm thứ Ba, Thủ Tướng họ Lý nói rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào năm tới.

    Ông Bolton nói rằng thay vào đó Hoa Kỳ đang cố gắng đẩy mạnh các liên hệ mậu dịch song phương với các đối tác quan yếu, như Nhật Bản.

    "Tôi nghĩ rằng nhịp độ của hoạt động ngoại giao đã gia tăng," ông nói. "Tôi nghĩ rằng đây là một chiến lược vẫn còn đang thành hình nhưng nó đang được tiếp nhận tốt đẹp và chúng tôi đang tiếp tục theo đuổi nó."

    John Bolton,

    Huỳnh Thạnh chuyển ngữ 


    (Đặc San Lâm Viên)

    Không có nhận xét nào