Gần đây, tòa án Bắc Kinh đảng Cộng
sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phản hồi công dân Trung Quốc Ân Mẫn Hồng (Yin
Minhong) liên quan đến vụ kiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc không giải thích
nguyên nhân bản đồ Trung Quốc không có vùng Đường Nỗ Ô Lương Hải (Tannu
Uriankhai, tiếng Nga: Урянхайский край) và vùng Giang Đông lục thập tứ
đồn. Câu chuyện này có liên quan đến cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Thời
ông Giang du học tại Liên Xô cũ đã phải lòng một nữ điệp viên KGB, sau
này Giang nắm quyền đã giao 1,6 triệu Km2 đất Trung Quốc cho Nga để ngăn
vụ việc bại lộ.
Trong chuyến thăm Mỹ của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân năm 2002, một chiếc xe ghi rõ dòng chữ “Giang Trạch Dân bán nước” chạy bám theo (Hình ảnh từ internet) |
Gần
đây, một bài viết mang tên “Người Trung Quốc không có quyền biết bản đồ
lãnh thổ” đã gây chú ý trong xã hội Trung Quốc. Bài viết mô tả nhà
nghiên cứu lịch sử độc lập Ân Mẫn Hồng tham gia “Phong trào giữ đảo Điếu
Ngư” (người Nhật Bản gọi là Senkaku) đã đề nghị Bộ Ngoại giao Trung
Quốc công khai những tài liệu liên quan đến vùng Đường Nỗ Ô Lương Hải
nằm – khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Nga, nhưng Bộ Ngoại giao
Trung Quốc từ chối với lý do “liên quan đến thông tin mật”.
Sau
đó, ông Ân Mẫn Hồng hai lần kiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại tòa án
Bắc Kinh, nhưng cuối cùng Tòa án Tối cao Bắc Kinh đã phán quyết không
lập chuyên án.
Theo
nguồn tin công bố cuối tháng Mười tại trang tin xử án Tòa án Bắc Kinh,
khiếu nại của Ân Mẫn Hồng không được giải quyết. Bởi vì pháp luật tố
tụng của Chính phủ ĐCSTQ quy định: “Toà án không chấp nhận công dân,
pháp nhân hoặc các tổ chức khác nộp đơn kiện về các vấn đề của Nhà nước
như quốc phòng và đối ngoại”.
Tòa
án Bắc Kinh cho biết, khiếu kiện của ông Ân Mẫn Hồng là vấn đề liên
quan đến lãnh thổ, biên giới giữa Trung Quốc và nước Nga, là vấn đề của
Nhà nước, không nằm trong phạm vị khiếu kiện hành chính.
Vấn
đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ Trung-Nga này, xa nhất có thể truy
đến thời triều đại nhà Thanh. Nhưng cụ thể vùng Tannu và Giang Đông lục
thập tứ đồn này là liên quan đến giai đoạn cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
đi học ở Liên Xô, đây là chuyện tình “xuyên quốc gia” được nhiều người
Trung Quốc biết. Thời gian đó ông Giang Trạch Dân bị một nữ gián điệp
KGB quyến rũ, để ngăn chặn vụ bê bối bị lộ, sau khi lên cầm quyền Trung
Quốc, Giang đã đồng ý vùng lãnh thổ này thuộc Nga.
Người Nga giữ hồ sơ liên quan việc Giang Trạch Dân được Nhật Bản đào đạo
Theo
sách “Con người Giang Trạch Dân” tiết lộ, người cha Giang Thế Tuấn
(Jiang Shijun) của ông Giang Trạch Dân đã đầu hàng chính phủ Uông Tinh
Vệ (Wang Jingwei) thành lập vào năm 1940 (do Nhật Bản thao túng), và
Giang Thế Tuấn đã đổi tên thành Giang Quan Thiên (Jiang Guanqian) khi
nhậm chức Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền kiêm Ủy viên Chủ nhiệm Ban Xã luận
của chính phủ Uông Tinh Vệ, chính thức trở thành Hán gian
ADVERTISEMENT
Ông
Đinh Mặc Thôn (Ding Mocun), trợ lý Tổng đặc vụ Nhật Bản xâm lược Trung
Quốc Doihara Kenji, đã mở “lớp đào tạo cán bộ thanh niên” tại Đại học
Nam Kinh do Nhật Bản kiểm soát để đào tạo gián điệp cho chính phủ Uông
Tinh Vệ. Khi đó nhờ lai lịch của cha, ông Giang Trạch Dân đã được tiến
cử tham gia vào khóa đào tạo thứ tư.
Trong
tháng 06/1942, Hán gian Lý Sỹ Quần (Li Shiqun) Bộ trưởng Bộ Cảnh chính
kiêm Giám đốc Tổng bộ Đặc vụ chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ đã gặp Giang
Trạch Dân tại lớp đào tạo cán bộ thứ tư, và chụp ảnh chung. Bức ảnh này
được phơi bày vào năm 2003, người thứ năm từ trái qua ở hàng thứ hai
trong bức ảnh chính là ông Giang Trạch Dân. Bức ảnh đã trở thành bằng
chứng về xuất thân Hán gian của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Năm
1945 sau khi Hồng quân Liên Xô tấn công vùng đông bắc đã thu được toàn
bộ hồ sơ hệ thống đặc vụ của thủ lĩnh đặc vụ Nhật Bản Doihara Kenji,
trong đó có ghi lại Giang Trạch Dân đã được chính phủ Uông Tinh Vệ đào
tạo, và người Nga đã lưu lại hồ sơ có hình ảnh này.
Trúng mỹ nhân kế của KGB
Tháng
3/1955, khi đó Giang Trạch Dân làm việc tại Nhà máy ô tô Đệ Nhất ở
Trường Xuân, đã được cử đi Moscow để nghiên cứu về hệ thống điều khiển
điện toàn nhà máy, vì tính ông Giang Trạch Dân hiếu động nên đã bị Tình
báo Liên Xô (KGB) chú ý, sau đó lại phát hiện ra là con của Giang Quan
Thiên (Giang Thế Tuấn) nên tình báo Liên Xô càng nhận thấy phải lợi dụng
Giang Trạch Dân.
Sau
đó Tình báo Liên Xô (KGB) đã cử điệp viên nữ xinh đẹp Clava (Клава)
quyến rũ Giang Trạch Dân. Sau khi Giang trúng kế, Clava bất ngờ đề cập
đến tên “Lý Sỹ Quần” (Li Shiqun) là cấp trên thời Giang Trạch Dân là đặc
vụ cho Nhật Bản, khiến Giang vô cùng kinh hoảng. Dưới ép buộc và dụ
dỗ, cuối cùng Giang trở thành đặc vụ của Cục Viễn Đông Liên Xô, chịu
trách nhiệm thu thập thông tin tình báo về Trung Quốc, còn phía Liên Xô
cũng đồng ý giúp ông Giang Trạch Dân che giấu thân phận.
Giao 1,6 triệu Km2 đất cho Nga
Sau
này khi Giang Trạch Dân trở về Trung Quốc đã mang thân phận đặc vụ ngầm
của KGB. Năm 1989, Giang Trạch Dân tắm máu phong trào yêu nước của sinh
viên, trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư ĐCSTQ.
>>Giang Trạch Dân bước vào Trung Nam Hải nhờ dẫm lên máu của sinh viên?
Tháng 05/1991, trong vai trò là Tổng Bí thư, Giang Trạch Dân đi thăm Liên Xô sắp sụp đổ, và ghé thăm nhà máy ô tô Ligachev.
Khi
đó Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đưa tin, khi Giang Trạch Dân thăm nhà
máy ô tô Ligachev mà trước đây từng công tác, được gặp lại các đồng
nghiệp khiến Tổng Bí thư Giang Trạch Dân không cầm được nước mắt, nhưng
lý do chính là ông Giang Trạch Dân gặp lại tình cũ là nữ điệp viên KGB
xinh đẹp Clava. Người phụ nữ này thấy Giang liền gọi giọng quyến rũ:
“Anh Giang thân yêu!”. Như vậy, chính cơ quan điệp viên Liên Xô đã sắp
xếp cho ông Giang Trạch Dân gặp lại người tình cũ để sống lại những năm
tháng tuổi trẻ ngày nào, nhưng lòng Giang biết rõ ý định sắp xếp “khổ
tâm” này của Liên Xô.
Sau
khi Liên Xô sụp đổ, vào ngày 09 và 10/12/1991, Tổng thống Nga Boris
Yeltsin đã đến Bắc Kinh cùng Giang Trạch Dân ký “Nghị định thư tự thuật
liên quan đến giới tuyến quốc gia phía Đông và phía Tây của Trung – Nga”
(Nghị định thư).
Trong
“Nghị định thư”, Giang Trạch Dân đã bán hơn một triệu cây số vuông lãnh
thổ Trung Quốc cho Nga, tương đương với tổng diện tích của ba tỉnh đông
bắc, tương đương với hơn 40 lần diện tích Đài Loan.
Ngày
16/7/2001, tại điện Kremlin ở Moscow, Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân
và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký “Hiệp ước Láng giềng hữu nghị
Trung – Nga”, Giang đã đại diện cho ĐCSTQ chính thức thông qua văn bản
công nhận vùng Vladivostok (tên gọi của Nga) và vùng Viễn Đông lân cận
“mãi mãi” không còn là lãnh thổ của Trung Quốc.
Về
phần Liên Xô cũng che giấu thân phận Giang Trạch Dân từng là Hán gian
cho Nhật Bản và gián điệp Liên Xô để báo đáp việc Giang trao một phần
lãnh thổ rộng lớn cho Liên Xô.
Vùng
lãnh thổ hơn một triệu Km2 kể trên vốn dĩ có thể trả về Trung Quốc
giống như Hồng Kông và Macao, nhưng lại bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
làm lễ vật dâng cho Nga vì mục đích cá nhân, khiến mãi mãi không còn
thuộc về Trung Quốc. Và cửa sông Đồ Môn (Tumen) thông ra biển cũng thuộc
về Nga, bịt kín cửa sông phía đông bắc Trung Quốc dẫn đến vùng biển
Nhật Bản.
Tuyết Mai
(Tri thức VN)
Không có nhận xét nào