“Chính phủ Liên bang luôn nhấn mạnh rằng việc thả nạn nhân bị bắt
cóc là điều kiện tiên quyết (điều kiện bắt buộc phải được giải quyết)
để bình thường hóa mối quan hệ hai nước. Vì vậy, Trịnh Xuân Thanh có thể
hy vọng sẽ sớm được xuất cảnh sang Đức”, báo TAZ cho biết.
Có thể nói, cho đến khi nào Trịnh Xuân Thanh chưa đặt chân trở lại nước Đức, thì quan hệ giữa hai nước chưa thể phục hồi TOÀN BỘ và chưa thể gỡ bỏ TẤT CẢ những hạn chế trong quan hệ song phương.
Báo TAZ ra ngày 8/11/2018 đưa tin quan hệ đối tác chiến lược Đức – Việt đã được nối lại |
Hôm nay thứ Năm, ngày 8/11/2918, nhật báo TAZ của Đức nói rằng, quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam đã được hàn gắn, trích nguyên văn (bản dịch):
Quan hệ Đức-Việt đang tập trung vào việc giải tỏa căng thẳng. Quan hệ “đối tác chiến lược” với quốc gia Đông Nam Á này đã được nối lại. Điều này được nêu trong một thư (email) nội bộ của bà Trưởng phòng Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức, mà báo TAZ có trong tay. “Như vậy, những hạn chế trong quan hệ song phương đã được gỡ bỏ”, bức thư viết tiếp như thế. Nhưng chính thức, Bộ Ngoại giao Đức đã không xác nhận tin này vào thứ Tư (hôm qua ngày 7/11/2018), mà chỉ nói rằng quan hệ giữa hai nước đang đứng “trước một sự khởi đầu mới”.
Ngay sau đó cùng ngày, trang Thời Báo đã hỏi một giới chức có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức ở thủ đô Berlin, nguyên văn câu hỏi như sau: Báo TAZ quả quyết rằng, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã nối lại quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và gỡ bỏ mọi hạn chế trong quan hệ Đức-Việt. Điều đó có đúng không?
Và Thời Báo đã nhận được trả lời, nguyên văn như sau: Trong khuôn khổ của một quá trình trao đổi tích cực và chặt chẽ từ hơn một năm nay, Đức và Việt Nam đã làm việc để khôi phục quan hệ song phương. Trong việc đi đến quyết định của mình, Chính phủ Đức đã lưu ý đến các đáp ứng tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Quan hệ giữa hai nước, giờ đây đang đứng trước một sự khởi đầu mới. Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã trình bày rõ những kỳ vọng và sự hình dung của mình về thiết kế tương lai của quan hệ đối tác chiến lược.
Báo TAZ cũng cho biết, kể từ khi vụ bắt cóc xảy ra, chính phủ Đức đã yêu cầu thả Trịnh Xuân Thanh, là người đã bị kết án ở Việt Nam hai lần tù chung thân. Đã từ lâu, đằng sau hậu trường có những thương lượng để trả ông Thanh trở về Đức, nơi ông được cấp quy chế tị nạn (đơn xin tị nạn của ông đã được Đức chấp thuận hồi cuối năm 2017). Cuối cùng đã có những chuyển động trong vụ việc này. Tuần trước, một đoàn cấp cao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã đến Berlin đàm phán với phía Đức, đứng đầu là Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis.
Bài báo có đoạn: “Chính phủ Liên bang luôn nhấn mạnh rằng việc thả nạn nhân bị bắt cóc là điều kiện tiên quyết (điều kiện bắt buộc phải được giải quyết) để bình thường hóa mối quan hệ hai nước. Vì vậy, Trịnh Xuân Thanh có thể hy vọng sẽ sớm được xuất cảnh sang Đức”.
Có thể nói, khi nào Trịnh Xuân Thanh chưa đặt chân trở lại nước Đức, thì quan hệ giữa hai nước chưa thể phục hồi toàn bộ và chưa thể gỡ bỏ tất cả những hạn chế trong quan hệ song phương.
Hiếu Bá Linh, tổng hợp
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào