Đã hoàn toàn biến mất khái niệm ‘mở
đường cho người ta tiến’ trong phát ngôn mới nhất của Nguyễn Phú Trọng,
nếu so sánh với những phát ngôn về cùng chủ đề của chính ông ta trước
đó.
Bắt bằng được Ba Dũng: Sẽ không còn ‘mở đường cho người ta tiến’? |
“Thực
tế những vụ vừa qua ai cãi được không và tại sao được dân đồng tình như
thế. Đây là bài học rút ra để làm tiếp. Các cử tri cứ yên tâm không bao
giờ chùn lại, chùng xuống hay mệt mỏi. Ai nhụt chí thì dẹp sang một bên
cho người khác làm” - đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng ‘báo bài’
trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình vào ngày
24/11/2018.
‘Mở
đường cho người ta tiến’ là một cách nói của ông Trọng vào năm 2017,
trước thời điểm khởi tố bắt giam Đinh La Thăng. Khi đó, ông Trọng còn
đang vướng vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ và không biết do chủ ý hay bởi
lực bất tòng tâm, ông ta đã không xử lý cựu ủy viên trung ương, cựu bộ
trưởng công thương Vũ Huy Hoàng - tác giả của 2/3 trong số 12 dự án đầu
tư ngàn tỷ đồng bị đắp chiếu gây lãng phí tại Bộ Công thương, mà chỉ có
thể thốt lên ‘Bị kỷ luật như thế đã đủ đau chưa!’ - như một cách nói
đượm tâm thế bất lực của ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’.
Trong
một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau Hội nghị trung ương 7 vào tháng
Năm năm 2018, ‘Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa’ và ‘mở
đường cho người ta tiến’ là những phát ngôn đượm nét xuôi xị của Tổng bí
thư Trọng, cho dù ông Trọng vẫn không quên dùng bổ túc từ ‘lò đã nóng
rực’.
Tại
Hội Nghị Trung Ương 7 đã không có bất kỳ xử lý một quan chức nào, thậm
chí kết quả này còn tệ hơn cả Hội Nghị Trung Ương 6 vào tháng Mười năm
2017, khi hội nghị này còn kỷ luật và loại khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương
nhân vật bí thư của Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh.
Sau
khi xuất hiện ‘chủ nghĩa nhân văn Nguyễn Phú Trọng’, đã có một luồng dư
luận cho rằng thực ra ông Trọng là người thiếu kiên quyết trong chống
tham nhũng và phần đa chỉ là giơ cao đánh khẽ, chủ đích nhằm răn đe để
giữ đảng, thu hồi tài sản tham nhũng và lấy tiếng ‘Sỹ phu Bắc Hà’ hay
‘Minh quân’ cho cá nhân mình.
Nhưng
vào lần này, hình như sẽ không có ‘nhân văn’ và ‘mở đường cho người ta
tiến’. Có lẽ Nguyễn Phú Trọng, với đà này, sẽ xử gọn, nhanh và mạnh nhóm
quan chức Nam Bộ tham nhũng ngập mặt.
Chiến
dịch ‘Bình Nam’ của Nguyễn Phú Trọng đã chính thức bắt đầu ở Sài Gòn.
Cái Lê Thanh Hải - được xem là nằm trong ‘phe cánh chính trị Ba X’ -
đương nhiên là tiêu điểm. Hàng loạt người nhà của Lê Thanh Hải - vợ,
con, em trai - đã bị mang ra ‘đấu tố’…
Không
biết vô tình hay hữu ý, chỉ sau khi Trần Đại Quang chết, cựu phó chủ
tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín mới chính thức bị bắt giam, dù ông ta đã bị
khởi tố bị can vào tháng Chín năm 2018.
Nguyễn
Hữu Tín không chỉ liên đới mật thiết đến các phi vụ cấp ‘đất vàng’ cho
Vũ ‘Nhôm ở Sài Gòn, mà Tín còn được xem là một ‘đệ ruột’ của ‘bố già’ Lê
Thanh Hải - cựu ủy viên bộ chính trị - cựu bí thư thành ủy TP.HCM với
triều đại của ông Hải đã thống trị Sài Gòn suốt 15 năm.
Cùng
lúc, một ‘đệ ruột’ khác của Lê Thanh Hải là Tất Thành cang - Phó bí thư
thường trực thành ủy và là con bài đắt giá nhất mà Lê Thanh Hải đã
‘cài’ lại sau khi phải rời bỏ chức vụ vào đầu năm 2016, đang phải chịu
nguy cơ không chỉ mất chức vì những sai phạm trong vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và
Thủ Thiêm, mà còn có thể vào nhà đá.
‘Đốt
lò’ nhiều khả năng đang tập trung vào TP.HCM và một số tỉnh thành miền
Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả
tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ
chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng.
(VNTB)
Không có nhận xét nào