Nếu phải lo cả “nợ riêng” của các tập
đoàn và doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển
nợ công. Không còn cách nào khác là chính phủ phải chạy làng!
Ai sẽ trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước? |
“Doanh
nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên
gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh
nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần
chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các
doanh nghiệp nhà nước?”.
Bầu không khí có thể cho là hoảng loạn ấy trùm lên kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2018.
Bộ
trưởng Bộ Thắt Cổ (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính - địa
chỉ chính yếu ‘kiến tạo’ vô số sắc thuế và đè đầu dân để siết thuế nhằm
cứu vãn cho ngân sách đảng sắp vào hồi rỗng ruột và cho cả tỷ lệ chi
thường xuyên cho bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức chiếm hơn 70%
tổng chi ngân sách) - Đinh Tiến Dũng - đã phải thừa nhận đúng là nợ nước
ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong
những năm gần đây: năm 2016 tăng 25,7% so với 2015; năm 2017 tăng 39,6%
so với 2016. Nếu năm 2015, nợ nước ngoài của quốc gia là 42% thì đến
cuối năm 2018 đã tăng lên mức 49,7%, sát với ngưỡng 50%.
Còn
nhớ vào đầu năm 2017, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố thẳng
thừng sẽ không đưa nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp
nhà nước vào khái niệm nợ công, nằm trong Luật về Nợ công (sửa đổi).
Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ từ chối trả thay nợ vay nước
ngoài cho doanh nghiệp, và hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước phải
phá sản. sẽ ập đến cả một phong trào “bắt doanh nghiệp nhà nước”, đi đôi
với chiến dịch “bắt ngân hàng” đã, đang và sẽ gây náo loạn…
Nhưng
tại sao Luật về nợ công của Việt Nam lại cố tình không gộp phần nợ vay
nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước?
Theo
phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt vào đầu năm 2017, nợ của 3.200
doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là
4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ
đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước
tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô
la Mỹ, bằng 158% GDP.
Như
vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi
phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la
Mỹ, bằng 210% GDP.
Lý
do hết sức dễ hiểu là nếu tống nợ vay nước ngoài của các tập đoàn,
doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công quốc gia, nợ công sẽ vọt lên
ít nhất 200% GDP ngay tại thời điểm năm 2011 - lúc tỷ lệ lạm phát trên
báo cáo đã xấp xỉ 20%,
Còn
từ năm 2011 đến năm 2015 và với đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không
ngừng nghỉ, nợ công chắc chắn đã tăng và nợ vay của các tập đoàn, doanh
nghiệp nhà nước cũng tăng chóng mặt (cho tới nay vẫn chưa có con số
thống kê chính thức nào về số nợ vay nước ngoài phát sinh của các tập
đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian 4-5 năm qua).
Trong
thực tế, nợ công quốc gia lớn hơn nhiều so với các báo cáo vừa tô hồng
vừa đậm vẻ dối trá. Với đà vay mượn không khoan nhượng từ thời Nguyễn
Tấn Dũng đến nay, chắc chắn nợ công quốc gia không còn dừng ở con tỷ lệ
210% GDP, mà đã vượt hơn không ít.
Không
phải ngẫu nhiên mà vào đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải
thốt ra một đánh giá chưa từng có tiền lệ: “Nếu tính đủ, nợ công đã
vượt trần”.
Tuy
thế, làm sao để Bộ Tài chính và chính phủ Việt Nam có đủ can đảm để
“tính đủ”? Và cũng bởi làm thế nào để một chính phủ đang bị coi là “đổ
vỏ” cho chính phủ trước phải “nai lưng” ra trả nợ cho những khoản nợ vay
mà chính phủ trước đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước?
Hẳn
nhiên đây là tình thế tất yếu bởi ngân sách quốc gia hiện thời là cực
kỳ eo hẹp, thu không đủ chi và hàng năm còn phải trả nợ nước ngoài hàng
chục tỷ USD.
Vào
năm 2015, thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam phải
trả nợ đến 20 tỷ USD. Còn vào năm 2016, người “may mắn” thế chỗ cho ông
Dũng là Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam phải trả 12 tỷ USD. Những năm
sau đó, tiền phải trả nợ nước cứ đều đặn lên đến hàng chục tỷ USD mỗi
năm.
Nếu
phải lo cả “nợ riêng” của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, Chính
phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển nợ công. Không còn cách nào khác là
chính phủ phải chạy làng!
Tại
kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2018, trước câu hỏi “nếu doanh
nghiệp, tổ chức tín dụng vay không trả được thì ai sẽ trả nợ”, Bộ trưởng
tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời gọn lỏn: người vay sẽ là người trả!
(VNTB)
Không có nhận xét nào