Tháng
Mười Một năm 2018, một lần nữa sau một cơn suy trầm, Nguyễn Phú Trọng -
người mà giờ đây còn được gắn thêm chức danh chủ tịch nước - lại vươn
lên thế thượng phong trước các đồng chí không đồng sàng của ông.
Tất
Thành Cang vẫn chưa phải ‘sâu chúa’. Một dài nhạc của báo đảng đang rộ
lên về khả năng những ai nằm trong nhóm lợi ích của Tất Thành Cang. Dường như muốn ám chỉ Lê Thanh Hải.
|
Sau
mùa hè năm 2018 chẳng kỷ luật được ai và thậm chí còn bị đồn đoán ‘sức
khỏe bất ổn’, đến tháng Mười Một năm 2018 ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng đã
quay lại vụ án ‘MobiFone mua AVG’. Cao Duy Hải - cựu tổng giám đốc
MobiFone - và cựu cấp phó của MobiFone là Phạm Thị Phương Anh đã cùng
chung số phận với một cựu tổng giám đốc khác của MobiFone là Lê Nam Trà
đã bị khởi tố và bắt giam trước đó ít tháng.
Cùng
lúc, dư luận xã hội rộ lên một số đồn đoán có cơ sở ‘biện chứng lịch
sử’ về khả năng sắp tới, thậm chí ngay trong thời gian Quốc hội còn họp,
cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son - kẻ bị cho là
đã ăn đậm đến hàng ngàn tỷ đồng trong vụ AVG - sẽ phải tra tay vào còng.
Đồng thời, vụ ‘ăn đất Thủ Thiêm’ đang có chiều hướng ‘cẩu đầu trảm’ đối
với một số quan chức cao cấp ở Sài Gòn như Tất Thành Cang, Lê Thanh
Hải. Chỉ ít ngày sau vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone, một cựu phó chủ tịch
chính quyền TP.HCM là Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội danh, còn Phó
bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra
trung ương kết luận sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - tín hiệu chính thức mở
màn cho chiến dịch ‘đốt lò’ ở thành phố này.
Sau
hai chiến dịch ‘thay máu’ Đà Nẵng và Bộ Công an, từ quý hai năm 2018
đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều những dấu hiệu và biểu hiện cho
thấy ông Trọng chọn địa bàn TP.HCM như một mục tiêu tiến công tiếp theo -
mục tiêu chiến lược nằm trên sơ đồ tổng thể Nam Bộ, đặc biệt là khu vực
các tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, nơi mà ‘người Bắc có lý luận’ như ông
Trọng muốn ‘trấn Nam’.
‘Đốt
lò’ cũng bởi thế nhiều khả năng sẽ tập trung vào TP.HCM và một số tỉnh
thành miền Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu
nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức
Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng.
Tại
Thành ủy TP.HCM, Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang -
kẻ mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất
nghiêm trọng’ - chắc chắn sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế
ủy viên trung ương.
Với
nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh
Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất
Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.
Nhưng
Tất Thành Cang vẫn chưa phải ‘sâu chúa’. Một dài nhạc của báo đảng đang
rộ lên về khả năng những ai nằm trong nhóm lợi ích của Tất Thành Cang.
Dường như muốn ám chỉ Lê Thanh Hải.
Vào
quý 3 năm 2018, vài tờ báo nhà nước thậm chí đã chỉ đích danh Lê Thanh
Hải - trên cương vị chủ tịch và và sau đó là bí thư thành ủy TP.HCM - đã
liên đới mật thiết về trách nhiệm với vụ phá nát quy hoạch Thủ Thiêm.
Giờ
đây và khi không còn ‘bức tường Trần Đại Quang’, có vẻ thế tiến công
vào khu vực phía Nam, đặc biệt lộ trình dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng
của Nguyễn Phú Trọng có vẻ hanh thông hơn nhều.
Cùng
với việc chiếm lĩnh được hai cục công an ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’ là
Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra kể từ tháng Tám năm 2018, ông
Trọng sẽ tha hồ đánh đông dẹp bắc trong nội bộ đảng.
Nhưng
ngày sắp tới, ‘Đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến nhiều quan chức
bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim
mạch.
Một
cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách
rất tâm thần học: co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong
cả trong giấc ngủ.
Dĩ
nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch “đốt lò”
của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo
trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông
này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát.
Nhưng cả hai khả năng xấu tệ trên đều chưa có hơi hướng nào sẽ xảy ra.
Những
quan chức nhúng chàm nhưng không muốn gột rửa cũng chẳng mấy hy vọng
việc Tổng Bí Thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn
ra trong phim Mỹ. Sau vụ “cả ba bị bắn” ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016,
nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí
thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ,
thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy.
(VNTB)
Không có nhận xét nào