Người dân trong nước bày tỏ sự “phẫn nộ”, sau khi chính quyền thành phố Đà Nẵng phát hiện có đến 38 du khách Trung Quốc thuê nguyên cả khách sạn, sử dụng 55 máy tính làm việc “chưa rõ mục đích” trên lãnh thổ Việt Nam.
Hôm 25/11, lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng đã tiến hành điều tra làm rõ mục đích của một nhóm 38 người Trung Quốc (TQ), trong đó có 37 người nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực du lịch. Cả 38 người này được cho là đã dùng 55 máy tính làm việc bất hợp pháp tại tầng 7 khách sạn Beach Light tại một khu đất biệt lập, xung quanh cỏ mọc um tùm, hầu như chưa có dân cư sinh sống, theo báo điện tử Infonet.
Ông Hồ Xuân Thịnh, một người dân sống tại thành phố Đà Nẵng, nói với VOA rằng ông cảm thấy “rất phẫn nộ” trước các hành động “không bình thường” của du khách từ quốc gia láng giềng phương Bắc.
Ông nói thêm:
“Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của thành phố. Nhưng đây không đơn giản là vấn đề an ninh trật tự bình thường mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề lớn hơn, như an ninh quốc gia.”
Infonet trích lời ông Nguyễn Đức Quý, quản lý khách sạn Beach Light cho hay, số người Trung Quốc này thuê toàn bộ các phòng của khách sạn để sử dụng, và cho biết thêm rằng công an quận Ngũ Hành Sơn cùng với công an thành phố Đà Nẵng, Cục An Ninh Mạng (Bộ Công An) tiến hành kiểm tra nhưng những người này “tỏ ra không hợp tác trong việc lấy lời khai.”
VOA đã liên lạc với ông Võ Công Trí, Phó Bí Thư Thường trực Thành ủy, đồng thời là cựu Trưởng ban Tuyên giáo thành phố, nhưng ông nói ông đang “quá bận” nên không trả lời phỏng vấn.
“Tôi có công việc lỡ dở nên không thể trả lời ngay được,” ông Trí nói.
Sáng 25/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn, xác nhận với báo Infonet rằng công an đang phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ mục đích của vụ 38 người Trung Quốc sử dụng 55 máy tính để làm việc tại một khách sạn trên địa bàn quận.
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bày tỏ sự “phẫn nộ” trước việc du khách Trung Quốc dùng thị thực du lịch để thực hiện các hoạt động mà bà cho là “phi pháp, mờ ám” tại Việt Nam.
Bà nói:
“Tôi rất phẫn nộ về việc nầy. Tôi là người Việt Nam, sống tại nhà của mình mà còn thường xuyên bị an ninh đến đe dọa, nửa đêm đến kiểm tra hành chính, trong khi đó chính quyền lại không có một biện pháp gì đề phòng, bảo vệ an ninh quốc gia trước việc Trung Quốc luôn tìm cách làm hại Việt Nam. Việc người Trung Quốc hoạt động tại Đà Nẵng không có gì đảm bảo họ đúng là du khách, mà rất có thể gây hại cho an ninh quốc phòng của Việt Nam. Dường như họ không có biện pháp nào để quản lý người Trung Quốc sống trên đất Việt Nam.”
Từ Hà Nội, nhà hoạt động Phạm Viết Đào nhận định về hoạt động “kinh doanh” của “du khách” Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam:
“Đây là việc vi phạm pháp luật Việt Nam, việc này rất nguy hiểm vì họ sang đây làm ăn phi pháp. Có vài người Trung Quốc vào đấy để làm nhiều chuyện khuất tất và gây nhiều hệ lụy xã hội.”
Ông Đào nói thêm: “Riêng Đà Nẵng là một thành phố chiến lược, đối diện với quần đảo Hoàng Sa, nếu để cho người Trung Quốc vào đó mua đất và ở thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Do đó việc kiểm soát người TQ là việc làm rất lớn, cần phải ra báo động, trách nhiệm chính là của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Nếu để trình trạng thế này hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia bị tê liệt.”
Các nhà hoạt động nói qua vụ này cho thấy việc quản lý người Trung Quốc của chính quyền Việt Nam “quá lỏng lẻo, lơ là.”
Bà Nguyễn Thúy Hạnh nói:
“Luật đặc khu của VN chưa được thông qua nhưng vùng Vũng Áng gần như đã là một đặc khu (của TQ) rồi. Lao động TQ nhởn nhơ trên đất VN, bây giờ đến lượt du khách tự do quá hạn. Việc này vô cùng nguy hiểm. Tôi không hiểu chính quyền quá cả tin vào TQ hay quá nhu nhược để cho TQ muốn làm gì thì làm trên đất nước của chúng tôi. Việc này không thể chấp nhận được.”
Đà Nẵng được ghi nhận là nơi mà người Trung Quốc mua đất nhiều nhất, thậm chí còn hình thành cả “phố Trung Quốc”.
VOV cho biết trên các tuyến đường Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Thoại thuộc quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn của TP.Đà Nẵng có rất nhiều nhà hàng, quán ăn, khách sạn trưng biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc. Những tuyến đường này được cho là “phố Trung Quốc” bởi phần đông hàng quán, khách sạn phục vụ chủ yếu cho du khách Trung Quốc.
Báo điện tử Dân Trí hôm 22/11 tường thuật rằng cử tri thành phố đã yêu cầu chính quyền làm rõ thông tin về việc nhiều người Trung Quốc mua các lô đất ven biển, gần phi trường Nước Mặn, và nhờ người Việt Nam đứng tên để hợp thức hóa.
Từ năm 2015, báo VietNamNet từng đưa cảnh báo về hàng chục người dân địa phương đứng tên mua đất ven biển cho người Trung Quốc. Khi ấy nhiều người Trung Quốc được cho là đã “núp bóng” 71 người dân Đà Nẵng, mua 137 khu đất gần khu vực quân sự, được coi là mang tính chiến lược ở miền trung Việt Nam.
Một số nhà phân tích nói với VOA Việt Ngữ rằng người Việt quan ngại về ý đồ của Trung Quốc, nhất là khi quốc gia láng giềng khổng lồ không che giấu tham vọng thâu tóm biển Đông, trong khi người dân trong nước rất “dị ứng” với sự có mặt của người Trung Quốc, dù trên biển hay đất liền, dù là du khách, lao động phổ thông hay doanh nhân.
VOA
Ông Hồ Xuân Thịnh, một người dân sống tại thành phố Đà Nẵng, nói với VOA rằng ông cảm thấy “rất phẫn nộ” trước các hành động “không bình thường” của du khách từ quốc gia láng giềng phương Bắc.
Ông nói thêm:
“Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của thành phố. Nhưng đây không đơn giản là vấn đề an ninh trật tự bình thường mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề lớn hơn, như an ninh quốc gia.”
Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của thành phố. Nhưng đây không đơn giản là vấn đề an ninh trật tự bình thường mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề lớn hơn, như an ninh quốc gia.
Ông Hồ Xuân Thịnh
VOA đã liên lạc với ông Võ Công Trí, Phó Bí Thư Thường trực Thành ủy, đồng thời là cựu Trưởng ban Tuyên giáo thành phố, nhưng ông nói ông đang “quá bận” nên không trả lời phỏng vấn.
“Tôi có công việc lỡ dở nên không thể trả lời ngay được,” ông Trí nói.
Sáng 25/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn, xác nhận với báo Infonet rằng công an đang phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ mục đích của vụ 38 người Trung Quốc sử dụng 55 máy tính để làm việc tại một khách sạn trên địa bàn quận.
Bên ngoài khách sạn Beach Light ở Đà Nẵng. Photo Infonet. |
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bày tỏ sự “phẫn nộ” trước việc du khách Trung Quốc dùng thị thực du lịch để thực hiện các hoạt động mà bà cho là “phi pháp, mờ ám” tại Việt Nam.
Bà nói:
Việc người Trung Quốc hoạt động tại Đà Nẵng không có gì đảm bảo họ đúng là du khách, mà rất có thể gây hại cho an ninh quốc phòng của Việt Nam. Dường như họ không có biện pháp nào để quản lý người Trung Quốc sống trên đất Việt Nam.
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh
“Tôi rất phẫn nộ về việc nầy. Tôi là người Việt Nam, sống tại nhà của mình mà còn thường xuyên bị an ninh đến đe dọa, nửa đêm đến kiểm tra hành chính, trong khi đó chính quyền lại không có một biện pháp gì đề phòng, bảo vệ an ninh quốc gia trước việc Trung Quốc luôn tìm cách làm hại Việt Nam. Việc người Trung Quốc hoạt động tại Đà Nẵng không có gì đảm bảo họ đúng là du khách, mà rất có thể gây hại cho an ninh quốc phòng của Việt Nam. Dường như họ không có biện pháp nào để quản lý người Trung Quốc sống trên đất Việt Nam.”
Từ Hà Nội, nhà hoạt động Phạm Viết Đào nhận định về hoạt động “kinh doanh” của “du khách” Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam:
“Đây là việc vi phạm pháp luật Việt Nam, việc này rất nguy hiểm vì họ sang đây làm ăn phi pháp. Có vài người Trung Quốc vào đấy để làm nhiều chuyện khuất tất và gây nhiều hệ lụy xã hội.”
Ông Đào nói thêm: “Riêng Đà Nẵng là một thành phố chiến lược, đối diện với quần đảo Hoàng Sa, nếu để cho người Trung Quốc vào đó mua đất và ở thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Do đó việc kiểm soát người TQ là việc làm rất lớn, cần phải ra báo động, trách nhiệm chính là của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Nếu để trình trạng thế này hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia bị tê liệt.”
Đà Nẵng là một thành phố chiến lược, đối diện với quần đảo Hoàng Sa, nếu để cho người Trung Quốc vào đó mua đất và ở thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Do đó việc kiểm soát người TQ là việc làm rất lớn, cần phải ra báo động, trách nhiệm chính là của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Nếu để trình trạng thế này hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia bị tê liệt.
Nhà hoạt động Phạm Viết Đào
Bà Nguyễn Thúy Hạnh nói:
“Luật đặc khu của VN chưa được thông qua nhưng vùng Vũng Áng gần như đã là một đặc khu (của TQ) rồi. Lao động TQ nhởn nhơ trên đất VN, bây giờ đến lượt du khách tự do quá hạn. Việc này vô cùng nguy hiểm. Tôi không hiểu chính quyền quá cả tin vào TQ hay quá nhu nhược để cho TQ muốn làm gì thì làm trên đất nước của chúng tôi. Việc này không thể chấp nhận được.”
Đà Nẵng được ghi nhận là nơi mà người Trung Quốc mua đất nhiều nhất, thậm chí còn hình thành cả “phố Trung Quốc”.
VOV cho biết trên các tuyến đường Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Thoại thuộc quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn của TP.Đà Nẵng có rất nhiều nhà hàng, quán ăn, khách sạn trưng biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc. Những tuyến đường này được cho là “phố Trung Quốc” bởi phần đông hàng quán, khách sạn phục vụ chủ yếu cho du khách Trung Quốc.
Báo điện tử Dân Trí hôm 22/11 tường thuật rằng cử tri thành phố đã yêu cầu chính quyền làm rõ thông tin về việc nhiều người Trung Quốc mua các lô đất ven biển, gần phi trường Nước Mặn, và nhờ người Việt Nam đứng tên để hợp thức hóa.
Từ năm 2015, báo VietNamNet từng đưa cảnh báo về hàng chục người dân địa phương đứng tên mua đất ven biển cho người Trung Quốc. Khi ấy nhiều người Trung Quốc được cho là đã “núp bóng” 71 người dân Đà Nẵng, mua 137 khu đất gần khu vực quân sự, được coi là mang tính chiến lược ở miền trung Việt Nam.
Một số nhà phân tích nói với VOA Việt Ngữ rằng người Việt quan ngại về ý đồ của Trung Quốc, nhất là khi quốc gia láng giềng khổng lồ không che giấu tham vọng thâu tóm biển Đông, trong khi người dân trong nước rất “dị ứng” với sự có mặt của người Trung Quốc, dù trên biển hay đất liền, dù là du khách, lao động phổ thông hay doanh nhân.
VOA
Không có nhận xét nào