Trung Quốc giám sát Tân Cương
bằng những thiết bị kỹ thuật cao khi cho rằng mỗi người dân
đều có thể là kẻ khủng bố. Các nhân viên an ninh cũng giám
sát mỗi bước đi của các phóng viên.
Hình minh họa |
“Welcome to Kashgari!”, viên cảnh sát vừa nói một câu toàn tiếng Anh, vừa nhìn vào mắt chúng tôi và cười vui vẻ.
Anh
ta và ba đồng nghiệp Trung Quốc khác đến tiền sảnh khách sạn
để nói với chúng tôi những điều chúng tôi được viết về Kashgar.
Tốt nhất là chỉ ở trong những khu vực dành cho khách du lịch
và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chụp ảnh cảnh
sát, anh ta nhắc nhở.
Tôi
được giới thiệu với một người từ cơ quan tuyên truyền của
đảng cộng sản. Anh ta được hướng dẫn làm mọi việc để chuyến đi
của chúng tôi thu được kết quả. Anh ta không cần lấy số điện
thoại của chúng tôi.
Nhưng
chúng tôi cũng không cần điều đó. Trong ba ngày tiếp theo đồng
nghiệp của anh ta luôn luôn có mặt: người có thể nhìn thấy,
người lẩn sau bụi cây, đôi khi ngồi đọc báo trong ki ốt hay ngồi
trong ô tô không có biển đăng kí.
Họ
không nói chuyện với chúng tôi nhưng nhìn thấy tất cả. Và đó
chỉ là một biểu hiện nhỏ của những gì xảy ra hàng ngày đối
với người dân ở đây mà chúng tôi được nếm trải.
Nửa
triệu dân Kashgar không giống như ở các thành phố khác của
Trung Quốc. Kashgar thuộc vùng tự trị Tân Cương, nơi có khoảng 12
triệu người Uyghurs, một trong những dân tộc thiểu số đông nhất
ở Trung Quốc.
Hiện
nay, Trung Quốc giám sát vùng này cứ như bất cứ người dân nào
ở đây cũng đều có thể là kẻ khủng bố. Cảnh sát bắt người
không cần lý do chính đáng và theo một báo cáo của Liên Hiệp
Quốc ước tính, khoảng 1 triệu người Uyghurs đã bị đưa vào
trại. Họ bị bắt phải ca ngợi Trung Quốc và từ bỏ tôn giáo
của mình.
Trung
Quốc bác bỏ cáo buộc tẩy não, nhưng thừa nhận có việc giáo
dưỡng người Uyghurs. Nhưng dĩ nhiên Trung Quốc không hề thích
được hỏi về Tân Cương.
“Chúc buổi tối tốt lành”, viên cảnh sát mỉm cười và nói.
Chuông điện thoại reo, khi người lái taxi thả chúng tôi xuống trước một điểm du lịch nổi tiếng nhất của Kashgar.
“Tôi đưa họ đến khu phố cổ”, người lái xe nói qua micro điện thoại.
Nơi
này của Kashgaria không giống như ở Trung Quốc, mà như trong câu
chuyện Ngàn lẻ một đêm. Kiến trúc của nó gợi lên cho chúng ta
rằng đây là một thành phố ốc đảo rất cổ, cách biên giới phía
tây của Trung Quốc vài trăm ki-lô-mét. Còn từ đây đến thủ đô
Kabul của Afghanistan gần hơn tới Bắc Kinh gấp bốn lần.
Thế nhưng, Trung Quốc muốn chúng tôi biết rõ chúng tôi đang ở đâu.
Mặt
chính tất cả của các ngôi nhà đều treo cờ đỏ Trung Quốc. Có
một tòa nhà hai tầng tôi có thể đếm được 17 lá cờ đỏ và
những tòa nhà tiếp theo cũng có số lượng tương tự. Đường phố
kéo dài như một luồng sáng đỏ.
Trên
một đường phố chính, dưới cầu và trên các ngôi nhà treo những
tấm áp phích khổng lồ khuếch trương tư tưởng và hình ảnh của
Chủ tịch Tập Cận Bình.
Một
phần của thành cổ gần như bị san phẳng, nhưng một phần được
phục chế để thu hút khách du lịch như một công viên theo chủ đề
lạ lẫm mà ở đó du khách có thể chiêm ngưỡng phong cảnh con
đường tơ lụa Kashgar đẹp kỳ lạ.
Văn
hóa của người Uyghur được giới thiệu ở đây như Trung Quốc
muốn: đồ ăn có vị cay bán trong các quán bán đồ thịt nướng,
nho khô và hoa quả bán trong các quầy nhỏ. Những người đàn ông
đội trên đầu những chiếc mũ truyền thống của người Uyghur.
Người
Uyghur Trung Á bề ngoài dễ phân biệt với người Hán từ Trung
Quốc. Phần lớn người dân sống ở Kashgar vẫn là người Uyghur,
mặc dù Trung Quốc đã và đang đưa các sắc dân khác đến Tân Cương
ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, số người Hán sống ở đây đã lên
đến 40%.
Những
chiếc camera giám sát chĩa vào cả khách du lịch người Trung
Quốc lẫn những người Uyghur già đang ngồi trước các nhà hàng.
Cảnh sát canh giữ các cánh cửa đóng phía sau họ. Đường phố ban
ngày vắng vẻ. Nhiều cửa hàng dường như đã đóng cửa một thời
gian dài.
Chen, một thương gia về hưu từ Thượng Hải đang ngó nghiêng đường phố với câu lạc bộ nhiếp ảnh.
“Chúng
tôi đến đây vì đây là thành phố đa dạng nhất về dân tộc thiểu
số của Trung Quốc. Cảnh ở đây thật đẹp”, Chen nói.
Anh ta nói rằng anh cũng mang theo một chiếc máy bay chụp ảnh và thấy tiếc khi không được dùng nó ở đây.
“Vì lý do gì đó mà ở đây không được chụp ảnh bằng thiết bị này”, Chen ngạc nhiên nói.
Chúng tôi nói với nhau một lát về Phần Lan và ánh sáng cực quang nơi xứ bắc, sau đó chia tay.
Ngay
sau khi Chen đi được một đoạn, một người đàn ông từ cơ quan
tuyên truyền mà tôi đã gặp ở khách sạn tiến đến gần anh ta.
Chúng
tôi nhanh chóng biết được rằng những người theo dõi chúng tôi
chất vấn tất cả những ai gặp và nói chuyện với chúng tôi, từ
người bán hàng hay người qua đường mà chúng tôi tiếp cận để
hỏi đường.
Những
người theo dõi đợi chúng tôi mỗi buổi sáng ở tiền sảnh khách
sạn, đứng ở cửa các nhà vệ sinh công cộng và đi xe buýt cùng
với chúng tôi. Ở các quảng trường đông đúc vào buổi chiều
tối, họ đứng sau lưng chúng tôi. Họ chụp ảnh chúng tôi khi
chúng tôi qua các điểm kiểm soát và xem trong máy ảnh của
chúng tôi có hình của cảnh sát không. Nếu có thì họ sẽ bắt
chúng tôi phải xóa.Thật khó để có thể có được một cuộc
phỏng vấn đáng tin cậy và người được phỏng vấn cũng khó có
thể an toàn sau khi được phỏng vấn.
Trên
lý thuyết, Trung Quốc chào đón các nhà báo quốc tế, nhưng ở
Tân Cương, quyền tự do tác nghiệp khác với ở Bắc Kinh: bị theo
dõi và nghe ngóng.
Trung
Quốc biện minh cho việc kiểm soát Tân Cương là để ngăn chặn
khủng bố. Việc kiểm soát bắt đầu tăng lên kể từ năm 2010 khi
Trung Quốc tham gia cuộc chiến chống khủng bố.
Năm
2014, một làn sóng tấn công khủng bố bùng nổ ở Trung Quốc và
nhà cầm quyền cho rằng thủ phạm là người Uyghur. Vụ tấn công
nổi tiếng bằng dao được biết đến rộng rãi trên thế giới xảy
ra ở một nhà ga tàu hỏa ở Côn Minh, miền nam Trung Quốc.
Những
vụ tấn công đó đã tạo lý do cho Trung Quốc kiểm soát chặt hơn
người Uyghur ở Tân Cương. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế hàng loạt
trại tập trung cải tạo được thiết lập vào thời gian này.
Trung
Quốc nghi ngờ những người thuộc các dân tộc thiểu số và lo
sợ tư tưởng ly khai có thể lan rộng. Vì thế chính quyền siết
chặt kiểm soát ở Tây Tạng cũng như ở Tân Cương. Chủ nghĩa ly
khai, theo Trung Quốc, là một trong ba lực lượng thù địch, cùng
với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Theo Trung Quốc tất cả
những hành động của họ ở Tân Cương là nhằm ngăn chặn sự lan
rộng các tư tưởng đó.
Tân
Cương cũng là một vùng quan trọng về mặt kinh tế của Trung
Quốc. Ở đây có dầu hỏa và gas, đồng thời nó là một cửa ngõ
quan trọng trên tuyến đường tơ lụa mới đến vùng Trung Á. Vì
thế đảng cộng sản dùng mọi biện pháp hà khắc để ngăn chặn
tỉnh này tuột khỏi tầm kiểm soát của chính quyền trung ương.
Ở
quảng trường phố cổ, một hướng dẫn viên du lịch đang giới
thiệu với khách du lịch Trung Quốc chương trình yêu nước được
tổ chức như thế nào ở đây vào mỗi ngày thứ hai hàng tuần.
“Đây
là điểm bán vé, nơi mà tất cả mọi người đến đây đều phải
tham dự”, người hướng dẫn viên nói oang oang qua chiếc loa cầm
tay. Anh ta giải thích cho nhóm du khách rằng mỗi người dân mang
đến một chiếc ghế nhỏ của nhà mình. Sau khi mua vé xong tất
cả ngồi xuống để lắng nghe nhà chức trách nói về những ưu
việt của chế độ chính trị Trung Quốc và chính sách, đường
lối của đất nước.
“Ở đây người ta nhấn mạnh đến việc giáo dục lòng yêu nước”, anh ta nói.
Những
điểm bán vé với hoạt động như vậy đã được đề cập đến trong
báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền là nhằm đối phó với
tình hình ở Tân Cương. Một báo cáo khái quát được công bố vào
tháng Chín đã tiến hành phỏng vấn hàng chục người Uyghur.
Theo
báo cáo của một người được phỏng vấn, những người có mặt ở
các điểm mua vé được ghi lại và bị trừng phạt nếu vắng mặt.
Các buổi thuyết giảng còn yêu cầu cấm các thành viên gia đình
mình làm lễ hay đọc kinh Cô ran. Nếu người nào không tuân thủ
sẽ bị bắt đưa vào trại cải tạo.
Vào
tháng Tám, một tiểu ban của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng có
khoảng 1 triệu người đã bị bắt vào trại cải tạo bí mật ở
Tân Cương. Như thế có nghĩa là gần như mười người Uyghurs sống
ở đây có một người bị bắt vào trại cải tạo.
Ủy
ban Liên hiệp Quốc về Xóa bỏ phân biệt chủng tộc (UN Committee
on the Elimination of Racial Discrimination) mô tả Tân Cương như một
“nhà tù trá hình khổng lồ”. Ngoài ra, vị Phó chủ tịch của
Ủy ban còn nói rằng khoảng 2 triệu người bị buộc phải vào
trại cải tạo, nơi họ bị cải đạo.
Những
người Uyghur được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ân Xá Quốc
tế phỏng vấn cho hay trong trại cải tạo họ phải học đường lối
truyên truyền của đảng cộng sản, hát các bài hát ca ngợi
đảng và học chữ Hán. Nói tiếng mẹ đẻ Uyghur sẽ bị phạt và
việc hành đạo Islam bị cấm.
“Chúng
tôi phải học hát bảy ngày. Người nào không chịu học sẽ không
được nhận đồ ăn trong cả bảy ngày”. Một người trốn thoát từ
trại nói trong báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Rất
ít người được phỏng vấn biết lý do bị buộc phải vào trại. Ở
trong trại, họ cũng không biết bao giờ thì được ra.
Những
người trốn thoát kể về những bức hại về thể xác và tinh
thần. Những người ốm không được chăm sóc và nhiều người bị
đánh đập. Nhiều người được phỏng vấn nói rằng họ từng tìm
cách tự tử. Một số khác kể rằng họ bị tra tấn khi bị giam
giữ, không cho ngủ bằng cách bị trói vào những chiếc ghế bằng
sắt có tên “con hổ”.
“Đó
không phải là nơi xóa bỏ tư tưởng cực đoan. Nó là nơi gieo rắc
thù hận và tẩy rửa bản sắc của người Uyghur”, một người
thoát khỏi trại tên Abdusalam Muhemet nói trong một cuộc phỏng
vấn với báo New York Times.
Giống
như Muhemet, phần lớn những người dám chia sẻ những gì họ
trải qua trong trại cải tạo hiện nay đều sống ở nước ngoài.
Nhiều người vẫn tránh để lộ tên thật của mình nhằm bảo vệ an
toàn cho những người thân đang sống ở Trung Quốc.
Theo
những người Uyghurs từng được phỏng vấn trong các báo cáo nhân
quyền và với truyền thông thì người dân bị đưa đến các trại
cải tạo một cách tùy tiện và không dựa vào cơ sở pháp lý
nào. Việc trích dẫn kinh Cô ran hay sống ở nước ngoài là đủ để
bị buộc tội.
Theo
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, mới đây ở phía nam Tân Cương,
nhiều gia đình có hơn nửa số thành viên phải vào trại tập
trung, bị bắt giữ hay ở đang ở trong tù. Khi bố mẹ phải ở
trong trại, con cái họ bị đưa vào trại mồ côi.
Bằng
chứng quan trọng nhất về sự tồn tại của các trại tập trung
từ lâu đã được nói đến trong các báo cáo của chính phủ Trung
Quốc và các hình ảnh Tân Cương được chụp từ vệ tinh. Thậm chí
một số tài liệu của Trung Quốc còn nói rõ các trại hoạt
động như thế nào, một nhà nghiên cứu người Đức, Adrian Zenz, am
hiểu tình hình Tân Cương nói trong một cuộc phỏng vấn với đài
phát thanh Đức.
Những
tài liệu đó được công bố vì chính quyền địa phương thấy cần
công bố cho người dân ở đó rằng họ đang làm việc để ngăn ngừa
khủng bố, Zenz giải thích.
Zenz
so sánh tình hình hiện nay ở Tân Cương với Cách mạng Văn hóa
những năm 1960, khi Mao Trạch Đông muốn gột rửa tư tưởng tư sản
ở Trung Quốc. Cuộc cách mạng đó ước tính đã cướp đi sinh mạng
của khoảng hơn 1,5 triệu người.
Mặc
dù có bằng chứng, cho đến mùa hè vừa qua Trung Quốc bác bỏ
tất cả những lời tố cáo của các nhà nghiên cứu cũng như
truyền thông nước ngoài về các trại tập trung. Sau đó họ thay
đổi chiến thuật và bắt đầu công khai.
Tháng
Chín vừa qua Trung Quốc loan báo rằng ở Tân Cương có những
“trung tâm cải tạo” nhằm dạy kiến thức nghề nghiệp và luật
pháp cho một bộ phận tội phạm. Vào tháng Mười, Trung Quốc
chính thức hóa các trung tâm và nói rằng trong các trung tâm
này có các hoạt động sau:
“Trong
các trung tâm người ta sẽ dạy tiếng phổ thông, kiến thức luật
pháp và các kỹ năng nghề nghiệp. Nhà ăn sẽ cung cấp thức ăn
đủ dinh dưỡng miễn phí, chỗ ở được trang bị đầy đủ trang
thiết bị và ngoài trời sẽ có sân chơi bóng rổ, bóng bàn”,
Shohrat Zakir, thị trưởng Tân Cương nói trong một cuộc phỏng vấn
dài với hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã. Zakir không nói
có bao nhiêu người trong các trung tâm và số phận của họ ra sao
mà chỉ tập trung ca ngợi những việc chính quyền đã làm để cho
Tân Cương được bình yên.
“Mục
đích của chương trình giáo dưỡng là nhằm tẩy trừ những yếu
tố nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố và tư tưởng cực đoan cũng như
ngăn ngừa tội phạm”, Zakir nói.
Ứng
dụng WeChat từ điện thoại của người lái taxi báo tin nhắn
bằng tiếng Uyghur. Chúng tôi bảo anh ta cho xuống cạnh bức tượng
của Mao ở trung tâm Kashgar.
Bức
tượng Mao đồ sộ bằng đá tay chỉ lên không trung, lưng quay về
một công viên ở phía nam, nơi nhiều người đàn ông Uyghur đang
ngồi chơi cờ và đánh bài dưới ánh nắng chiều.
Chúng
tôi nhận ra bảy khuôn mặt đã quen từ trước. Phần lớn họ là
người Uyghur. Một người thích đeo kính râm, người khác không thể
dấu được nụ cười mỉm khi chúng tôi nhìn.
“Anh khỏe không?”, tôi hỏi. Anh ta không trả lời.
Mấy
người đàn ông đi theo khi chúng tôi đi về hướng tây. Chúng tôi
định đi đến một nơi mà theo định vị vệ tinh gần với một Trại
cải tạo bí mật. Theo bản đồ nó chỉ cách trung tâm phố cổ vài
ki-lô-mét.
Một
sinh viên luật người Trung Quốc sống ở Canada, Shawn Zhang, đã
thu thập thông tin về những nơi có thể có các trung tâm. Anh ta
đã sử dụng thông tin thu thập được từ tư liệu của chính quyền
địa phương và so sánh với các ảnh vệ tinh. Thông tin trên bản
đồ của Zhang không xác định được địa điểm, nhưng báo Wall Street
Journal năm ngoái đã phát hiện được một trong số các trại dựa
trên các hình ảnh vệ tinh.
Từ các bức ảnh cũng có thể nhìn thấy các trại đã được mở rộng như thế nào trong những năm gần đây.
Trong
vòng bán kính độ vài chục ki-lô-mét quanh trung tâm Kashgar trên
bản đồ có thể nhìn thấy khoảng 18 trại. Tổng số trại có
thể lên tới con số hơn một ngàn.
Chúng
tôi đi qua một số ngôi nhà trống, nơi số người ở chỉ có thể
ước lượng. Có thể họ đã chuyển đi nơi khác. Theo báo cáo
chính thức của báo New York Times, người Uyghur có thể bị bắt
vào trại một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, bởi vì nhà chức
trách cần bắt họ nhằm đạt được mục đích về số lượng.
Ở
những nơi thấy có dấu hiện có người ở sẽ có một tấm biển
treo ngoài cửa với dòng chữ “gia đình an toàn”. Chúng tôi không
muốn hỏi bất cứ ai về điều đó, bởi vì họ có thể bị cảnh
sát tiến đến và kiểm tra đòi chúng tôi cung cấp các thông tin
cá nhân.
Chúng
tôi dạo xung quanh khu nhà và lại gặp chốt cảnh sát. Chốt thứ
nhất kiểm tra máy ảnh chúng tôi, chốt khác đòi xem điện
thoại. Cảnh sát đứng chụm lưng vào nhau trên người có các
thiết bị chống bạo động và súng máy.
Cuối
cùng chúng tôi đi ngang qua một hàng rào bê tông phủ dây kẽm gai
mà ở phía sau nhô lên nhiều nhà tầng trông như thời chiến.
Chúng tôi lại gặp một số cảnh sát đang soát giấy tờ một
người Uyghurs phía trước.
Nhìn
đường phố Kashgar, tôi thấy có vẻ như sắp có bạo loạn ngay
tức khắc. Từ ô tô nhìn ra có thể thấy thành phố được vây bọc
bởi các chốt cảnh sát dày đặc.
Chỉ
trên quãng đường từ sân bay về trung tâm tôi đếm được 32 chốt
cảnh sát các loại. Chúng được bổ sung thêm với các xe cảnh
sát và các lực lượng tự vệ có vũ khí. Bên cạnh cảnh sát,
trên các đường phố cũng như trước các cửa hiệu những người
mặc thường phục, tay cầm những chiếc gậy đi lại một cách ngờ
vực như mật thám.
Vùng
Tân Cương bị Trung Quốc theo dõi lẻ tẻ đã hàng chục năm rồi,
nhưng việc giám sát bắt đầu được siết chặt hơn trong vài năm
lại đây khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiến cử Chen Quanguon làm Bí
thư Tân Cương. Trước đây, Chen lãnh đạo khu Tây Tạng, khu tự trị
có người thiểu số lớn thứ hai ở Trung Quốc.
Theo
ước lượng của nhà người cứu người Đức, Adrian Zenz, từ khi
Chen lên làm lãnh đạo, số lượng nhân viên an ninh ở Tân Cương đang
tăng lên. Việc theo dõi cũng tăng lên theo số liệu thống kê của
Trung Quốc: 21% số người Trung Quốc bị bắt trong năm ngoái là ở
Tân Cương, mặc dù dân số ở vùng này chỉ chiếm 1,5% dân số cả
nước. Camera theo dõi được lắp đặt tại các điểm công cộng ở
Kashgar cũng như nhiều nơi thuộc Tân Cương.
Tân
Cương đang trở thành một phòng thí nghiệm kỹ nghệ giám sát
và của toàn nhà nước áp bức Trung Quốc trong tương lai. Ở đây
người ta thử nghiệm những gì tương lai có thể được dùng ở các
nơi khác trong cả nước.
Trên
bầu trời, những con chim gián điệp, tức những thiết bị bay
giả dạng chim bồ câu có trang bị camera bay lởn vởn để giám
sát người dân.
Trước
cửa có người gác và các thiết bị có trợ giúp kỹ thuật
nhận diện khuôn mặt để theo dõi hành vi người đi đường. Nếu
người nào có dấu hiệu nghi ngờ, thiết bị sẽ nhấp nháy báo.
Ví dụ, nếu như họ hàng bị bắt thì người thân sẽ bị đưa vào
danh sách đen.
Ở đây không ai đi đâu đó mà không bị theo dõi.
Trên
đường phố có các cột gắn camera có thể xoay được tất cả các
góc độ. Các trạm bán xăng dầu, sửa chữa xe được vây bọc với
dây thép gai trông như các địa điểm quân sự và mỗi trạm xăng
dầu đều được đánh dấu vào sách. Nhà chức trách lo ngại rằng
những nơi này có thể bị đánh bom.
Việc
kiểm tra giấy tờ tùy thân với người dân tộc thiểu số diễn ra
hàng ngày. Chúng tôi đi qua một số điểm kiểm tra như vậy và
thấy người Uyghur bị chặn hỏi, còn người Hán thì được đi qua
không cần giấy tờ tùy thân. Người Uyghur còn bị theo dõi lẫn
nhau như ở Bắc Triều Tiên.
“Mọi
người không dám đến nhà người khác. Nếu có ai đó đi về phía
mình trên đường, tôi bỏ chạy”, một người Uyghur ở Tân Cương được
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phỏng vấn năm ngoái, nói.
Người
Uyghur sống ở Tân Cương còn bị kiểm tra các cuộc gọi điện
thoại. Cảnh sát sao chép điện thoại và kiểm tra từ trong đó
các nội dung tôn giáo. Theo Tổ chức Ân Xá Quốc tế, người nào sử
dụng tin nhắn qua ứng dụng WhatsApp cũng có thể bị đưa vào
trại cải tạo.
Theo
Hãng tin Reuters, thiết bị này đã được sử dụng tại những nơi
khác nữa ở Trung Quốc. Scanner có thể tiếp nhận và phân tích
thông tin được ghi trong danh bạ điện thoại, các hình ảnh, videos
và thông tin khác lưu giữ trong điện thoại.
Chúng
tôi trở lại phố cổ, nơi có một nhà thờ màu vàng nhạt ở
trung tâm, nhà thời hồi giáo lớn nhất của Trung Quốc có tên Id
Kah. Trên nóc nhà thờ cũng treo một lá cờ đỏ của Trung Quốc.
Trong hành lang treo một băng rôn thể hiện tình yêu đảng và đất
nước Trung Hoa.
Đó
là vào một buổi chiều thứ sáu, những tín đồ Islam khắp nơi
trên thế giới tập trung cầu nguyện. Ở đây không hề nghe thấy
tiếng cầu nguyện. Thay vào đó ở quảng trường phía ngoài nhà
thờ là tiếng bíp bíp và ánh sáng nhấp nháy của một màn
hình quảng cáo pizza to tướng.
Ở
một phía khác choán hết ngôi nhà tầng là một màn hình có
các hình ảnh thay đổi gồm chân dung Tập Cận Bình, ảnh thứ hai
là Tập với trẻ em, ảnh thứ ba là Tập với người Uyghur, và ảnh
thứ tư Tập đứng trước dàn lãnh đạo.
Một
tấm biển trước nhà thờ cho biết rằng vào chiều thứ sáu có
khoảng năm đến sáu ngàn người đến đây. Nhưng bây giờ không còn
nữa, những người địa phương nói. Không ai dám đến nữa, bởi vì
họ sợ bị coi đó là dấu hiệu của tư tưởng cực đoan.
Trung
Quốc lẳng lặng cấm gần như tất cả những gì liên quan đến
Islam. Tôn giáo không được nhìn thấy trong trang phục, thịt làm
theo giới luật đạo Islam bị hạn chế dùng, thảm cầu nguyện và
kinh Cô-ran bị tịch thu. Việc cầu nguyện và hành lễ Ramadan bị
theo dõi.
Đáp lại lời chào của người khác thì cần nói ni hao, chứ không được nói as-Salaam-alaikum.
Ba
năm trước đây sau các bức ảnh treo dọc cầu thang là những người
đàn ông quỳ trên thảm. Lúc bấy giờ, các nhà báo có thể đi lại
ở Tân Cương tương đối bình yên.
Tân
Cương vẫn được phép đón khách du lịch, nhưng việc đi lại của
người dân ở đây bị hạn chế. Vài năm trở lại đây người dân bắt
đầu buộc phải cung cấp dữ liệu DNA khi xin cấp hộ chiếu. Nhưng
rồi cuối cùng tất cả hộ chiếu của người trong vùng bị tịch
thu. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền việc đi lại trong vùng của
người dân cũng bị hạn chế.
Các
chốt kiểm soát trên đường nằm cách nhau vài trăm mét. Phóng
viên báo The Economist đã nhìn thấy người dân đã bị đẩy khỏi xe
buýt và họ bị kiểm tra bằng máy scanner như thế nào trên hàng
trăm ki-lô-mét ở ngoại vi thành phố Hotan, tây nam Kashgar.
Khách
nội địa vẫn muốn du lịch đến Tân Cương. Chúng tôi đã cùng với
những người giám sát chúng tôi chứng kiến hai người đứng tuổi
trèo thang lên lưng một con lạc đà để chụp ảnh. Mỗi kiểu phải
trả 20 nhân dân tệ, tức khoảng 3 euro.
Thời
gian cầu nguyện đã hết, khách du lịch đợi ngoài cửa để đi
vào bên trong nhà thờ. Chỉ thấy dăm ba người già Uyghur từ trong
đi ra.Phía trên quảng trường có những con chim nhân tạo hình bồ
câu đang bay. Một số con có thể có camera.
Chúng
tôi xuống xe buýt ở gần nơi chúng tôi ở. Khách nước ngoài chỉ
được ở những khách sạn được phép ở Kashgar. Trong bóng mờ ảo
của chiều tối chúng tôi dễ dàng nhận ra khi có sáu người đàn
ông nữa đi sau chúng tôi trên chiếc cầu vắng tanh.
Chúng
tôi tìm được một tiệm ăn nhỏ còn mở cửa và cặp vợ chồng
người Trung Quốc có vẻ lúng túng khi hỏi cảm tưởng của khách
nước ngoài về món ăn. Người chồng mỉm cười khi chúng tôi ăn.
Sau đó anh ta được gọi ra ngoài.
“Họ là người nước ngoài”, tôi nghe ai đó nói bằng tiếng Trung Quốc.
Người đàn ông trở lại với nét mặt dò xét. Anh ta trông mừng rõ khi chúng tôi rời đi.
Từ
Kashgar có thể thấy nét Trung Quốc thường ngày, nơi người ta đi
làm và đi học, bán hàng và đồ ăn trong những cái túi ni lông
nhỏ. Cùng lúc đó cũng một sự thật khác nữa.
Đồng
hồ ở đây cũng chỉ hai giờ: giờ của người dân và giờ của nhà
nước. Bởi Kashgar cách Bắc Kinh 3.500 ki-lô-met về phía tây và
mặt trời lên muộn hơn vài giờ so với miền đông Trung Quốc.
Ít
nhất một người Uyghur được biết đã đã phải vào trại cải tạo
vì để đồng hồ của mình theo múi giờ của Tân Cương.
Ở Trung Quốc chính thức chỉ có một múi giờ: giờ Bắc Kinh.
Việt Xuân
* Việt Xuân biên dịch từ tiếng Phần Lan từ bài của tác giả Jenny Mattikainen trên trang Yle.
(Nghiên cứu Quốc tế)
Một trong số những bảng hiệu phổ biến nhất hiện nay có lẽ phải kể đến bảng hiệu từ chất liệu Mica. Nhất là ở những công ty, doanh nghiệp thì bảng hiệu mica xuất hiện khắp mọi nơi.
Trả lờiXóaMica là loại nhựa cao cấp, mịn, bề mặt nhẵn bóng, chúng có tính chất giống thủy tinh nhưng bền hơn rất nhiều. Mica thường có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên hai loại này có độ dày mỏng, dộ giòn khác nhau nên tùy loại bảng hiệu và tùy nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi sử dụng loại mica cho bảng hiệu.
Nhìn chung, mica có giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác, có thể dễ dàng gia công, uốn ghép tạo hình theo ý muốn của người chế tác nên có thể thiết kế ra rất nhiều kiểu dáng. Bên cạnh đó, mica có tính chống nhiệt cao, chống ăn mòn, không dẫn điện, không dẫn nhiệt nên có độ bền tốt qua thời gian. Đặc biệt, bảng hiệu mica cũng có khá thành khá rẻ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chúng.
Trên thị trường hiện nay có các loại bảng hiệu mica phổ biến như:
- Bảng hiệu mica chữ nổi kết nền alu
- Bảng hiệu mica trong dán decal
- Bảng chức danh, số nhà, bảng tên, bảng chỉ dẫn mica
- Bảng hiệu mica trắng đen cắt CND tạo hình
Một số dòng bảng hiệu kết hợp mica với các chất liệu khác hiện nay:
- Mica ép nổi
- Mica uốn chữ nổi
- Chữ Mica Led
Bạn đang có nhu cầu làm bảng hiệu chất liệu Mica?
Hãy liên hệ với công ty Quảng cáo Đại Phát để được tư vấn và được phục vụ với chất lượng tốt nhất. Hotline liên hệ: 0935 79 00 28
Quảng cáo Đại Phát chuyên nhận:
làm bảng hiệu quảng cáo
làm biển quảng cáo led
làm bảng hiệu inox
làm hộp đèn mica
làm bảng hiệu hcm
làm bảng hiệu tphcm
làm bảng hiệu quảng cáo hcm
làm bảng hiệu quảng cáo tphcm
làm bảng hiệu giá rẻ tphcm
làm bảng hiệu giá rẻ
bảng hiệu quảng cáo hcm
bảng hiệu quảng cáo tphcm
làm bảng hiệu hộp đèn
làm bảng hiệu led
thi công bảng hiệu
thi công biển quảng cáo
thiết kế bảng hiệu đẹp
hộp đèn bảng hiệu
bảng hiệu mica
Địa chỉ: 55 Linh Đông, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 0935 79 00 28
Email: daiphatgroup2010@gmail.com
Website: thietkethicongdaiphat.com