Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức ngày một tăng ở Biển Đông khi các nước lớn tiếp tục điều tàu chiến và máy bay quân sự đến các khu vực có tranh chấp. Trong một diễn biến mới đây, tàu khu trục USS Decatur đã tiến hành hoạt động tuần tra kéo dài 10 giờ trong phạm vi 12 hải lý gần đá Ga Ven và đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa.
Mỹ xác định hành động này là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Điều đáng nói là việc này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc – Mỹ đang ngày càng căng thẳng bởi cuộc xung đột thương mại giữa hai nước.
Đáp trả lại, Bắc Kinh đã hủy cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng nước này với ông James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Tuy nhiên, nếu chú ý trong thời gian qua, không chỉ có sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông mà một số cường quốc khác dường như cũng đã có kế hoạch tăng cường sự hiện diện trên vùng biển này.
Tuần trước, chiến hạm HMS Argyll của Anh đã tham gia tập trận chung cùng với tàu sân bay Kaga và tàu khu trục Inazuma của Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ Dương, trước khi tiến vào Biển Đông.
Cũng vào đầu tháng 9/2018, trong hành trình đến Việt Nam, tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Albion đã đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa.
Sự việc này đã khiến Trung Quốc buộc phải điều một tàu khu trục nhỏ và 2 máy bay trực thăng để cản trở sự hiện của tàu đổ bộ Anh.
Tháng 3/2018, Hội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 tổ chức ở Canada cũng đã ra Tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc chấp hành phán quyết của Tòa Trọng tài, chỉ trích Trung Quốc thực hiện quân sự hóa ở Biển Đông. [1]
Ông Ngô Sỹ Tồn, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông mà Trung Quốc thành lập, cho rằng chính việc tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông đã khiến Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản, Anh và Úc “không thể ngồi yên”. [2]
Ông Ngô Sỹ Tồn cũng nhận định Mỹ sẽ không bỏ cuộc chơi ở Biển Đông, mà vẫn làm một nhân tố quan trọng để đối trọng với Trung Quốc.
Đối với các nước trong khu vực ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, có lẽ họ sẽ phải “rất đau đầu” để tìm ra giải pháp làm hài lòng các nước lớn trong vấn đề Biển Đông.
Từ lâu, khu vực ASEAN đã trở thành một vũ đài cạnh tranh của các cường quốc lớn. Theo đó, vai trò trung tâm của ASEAN luôn là một dấu hỏi. [3]
Mặc dù vậy, thời điểm này, sự hiện diện của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông là một tín hiệu đáng mừng cho ASEAN.
Bởi lẽ ông Adam Ni, một nhà nghiên cứu về chính sách an ninh và đối ngoại Trung Quốc cho rằng điều này sẽ giúp kiềm chế sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Qua đó, tình hình khu vực sẽ trở nên ổn định và đảm bảo lợi ích cho các quốc gia thành viên ASEAN.
Dao Lecong
Giáo Dục
Tàu hải quân USS Decatur của Mỹ (Ảnh: Reuters). |
Điều đáng nói là việc này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc – Mỹ đang ngày càng căng thẳng bởi cuộc xung đột thương mại giữa hai nước.
Đáp trả lại, Bắc Kinh đã hủy cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng nước này với ông James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Tuy nhiên, nếu chú ý trong thời gian qua, không chỉ có sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông mà một số cường quốc khác dường như cũng đã có kế hoạch tăng cường sự hiện diện trên vùng biển này.
Tuần trước, chiến hạm HMS Argyll của Anh đã tham gia tập trận chung cùng với tàu sân bay Kaga và tàu khu trục Inazuma của Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ Dương, trước khi tiến vào Biển Đông.
Cũng vào đầu tháng 9/2018, trong hành trình đến Việt Nam, tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Albion đã đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa.
Sự việc này đã khiến Trung Quốc buộc phải điều một tàu khu trục nhỏ và 2 máy bay trực thăng để cản trở sự hiện của tàu đổ bộ Anh.
Tháng 3/2018, Hội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 tổ chức ở Canada cũng đã ra Tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc chấp hành phán quyết của Tòa Trọng tài, chỉ trích Trung Quốc thực hiện quân sự hóa ở Biển Đông. [1]
Ông Ngô Sỹ Tồn, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông mà Trung Quốc thành lập, cho rằng chính việc tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông đã khiến Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản, Anh và Úc “không thể ngồi yên”. [2]
Ông Ngô Sỹ Tồn cũng nhận định Mỹ sẽ không bỏ cuộc chơi ở Biển Đông, mà vẫn làm một nhân tố quan trọng để đối trọng với Trung Quốc.
Đối với các nước trong khu vực ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, có lẽ họ sẽ phải “rất đau đầu” để tìm ra giải pháp làm hài lòng các nước lớn trong vấn đề Biển Đông.
Từ lâu, khu vực ASEAN đã trở thành một vũ đài cạnh tranh của các cường quốc lớn. Theo đó, vai trò trung tâm của ASEAN luôn là một dấu hỏi. [3]
Mặc dù vậy, thời điểm này, sự hiện diện của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông là một tín hiệu đáng mừng cho ASEAN.
Bởi lẽ ông Adam Ni, một nhà nghiên cứu về chính sách an ninh và đối ngoại Trung Quốc cho rằng điều này sẽ giúp kiềm chế sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Qua đó, tình hình khu vực sẽ trở nên ổn định và đảm bảo lợi ích cho các quốc gia thành viên ASEAN.
Dao Lecong
Giáo Dục
Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2166529/beijing-faces-growing-challenges-its-south-china-sea-claims
[2] https://edition.cnn.com/2018/10/01/politics/china-us-warship-unsafe-encounter/index.html
[3] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Vai-tro-trung-tam-cua-ASEAN-truoc-canh-tranh-anh-huong-cua-cac-nuoc-lon-post188882.gd
[1] https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2166529/beijing-faces-growing-challenges-its-south-china-sea-claims
[2] https://edition.cnn.com/2018/10/01/politics/china-us-warship-unsafe-encounter/index.html
[3] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Vai-tro-trung-tam-cua-ASEAN-truoc-canh-tranh-anh-huong-cua-cac-nuoc-lon-post188882.gd
Không có nhận xét nào