PetroVietnam là đối tác của ExxonMobil - tập đoàn dầu khí lớn nhất của Mỹ ở mỏ dầu khí Cá voi Xanh, và rất có thể liên quan mật thiết đến mục đích chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis vào trung tuần tháng Mười năm 2018.
Hiện nay, PetroVietnam đang có hai dự án lớn về dầu khí - liên doanh với một công ty Tây Ban Nha là Repsol khai thác mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính, và liên doanh với hãng dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil để khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là vài tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol và ExxonMobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Thế nhưng “hoàn cảnh khách quan” đã không cho phép PetroVietnam cùng với các đối tác ung dung khoan dầu. Vào tháng Bảy năm 2017, vài trăm tàu Trung Quốc đã bao vây khu vực Bãi Tư Chính để gây sức ép, buộc Reposol phải lặng lẽ rút khỏi nơi này mà không thể khai thác thêm. Đến tháng Ba năm 2018, một lần nữa Trung Quốc lại gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải yêu cầu Repsol rút lui, cho dù vì thế mà Việt Nam có thể phải bồi thường cho Repsol đến 200 triệu USD.
Chẳng khác gì thân phận của các quan lớn chính trị Việt Nam, PetroVietnam luôn giữ thái độ im như thóc và luôn báo cáo xin ý kiến lãnh đạo mà không thể chủ động có bất kỳ phản ứng nào trước bất cứ cú can thiệp hoặc khiêu khích nào từ phía Trung Quốc, vào bất cứ lúc nào Trung Quốc công bố ‘đường lưỡi bò’ liếm qua các lô dầu khí ‘nằm trong vùng lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam’.
Tuy nhiên vào ngày 3/4/2018, trang web PetroVietnam - một doanh nghiệp thuần túy kinh doanh - đã lần đầu tiên đăng tải một… nhận định chính trị: “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí”. Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn”.
Hiện tượng PetroVietnam đăng tải nhận định về “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp” là bất bình thường, bởi từ trước tới nay theo thông lệ trong hệ thống chính trị một đảng ở Việt Nam, việc phát hành công khai những quan điểm và dự báo chính trị là thẩm quyền mang tính độc quyền của các cơ quan đảng và nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp.
Trong khi đó, ngân sách nhà nước liên tiếp bị hụt thu với một trong những nguyên nhân chính là thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến năm 2017, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng. Chính sự giảm sút này đã khiến ảnh hưởng đến “thành tích thi đua” và cũng khiến lung lay ghế của dàn lãnh đạo PetroVietnam.
Không chỉ “tang gia bối rối” bởi chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, PetroVietnam còn bị “hoàn cảnh khách quan” làm mất đi cơ hội khai thác dầu khí để làm lợi cho tập đoàn này lẫn tăng số thu cho ngân sách.
Ngay cả dự án Cá Voi Xanh cũng đang bị Trung Quốc gây sức ép mà có thể phải ngừng khai thác…
Rất có thể, năm 2017 bế tắc khai thác dầu khí trên cả hai mặt trận Repsol và ExxonMobil là nguồn cơn chính yếu khiến giới lãnh đạo PetroVietnam bắt buộc phải lên tiếng trên trang web của tập đoàn này, như một cách thông tin cho quốc tế và cầu cứu các quốc gia đối tác như Mỹ và Tây Ban Nha.
Cuối cùng, điều may mắn cũng đến với PetroVietnam: trong khi Repsol vẫn tuyệt đối im lặng, cho dù Tây Ban Nha là ‘đối tác chiến lược’ trong chẵn một tá dạng quan hệ này của Việt Nam, vào tháng Tư năm 2018, lần đầu tiên ExxonMobil đã lên tiếng liên quan đến mỏ Cá Voi Xanh. Tuy không xác nhận về một sức ép của Trung Quốc đối với mỏ dầu khí dồi dào trữ lượng này, ExxonMobil vẫn khẳng định kế hoạch và lộ trình sắp tới - một biểu hiện cho thấy tập đoàn này không mấy lo ngại cho dù Bắc Kinh sẽ làm những động tác nhằm bắt buộc ExxonMobil phải rút khỏi mỏ Cá voi Xanh như đã khiến Repsol phải rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ.
Trước đó, tập đoàn Mỹ này từng khẳng định rằng dự án này “không nằm ở vùng có tranh chấp”, và rằng “chủ quyền là vấn đề chỉ các chính phủ mới có thể quyết định”.
Rất có thể, sự tự tin của ExxonMobil khi lên tiếng về mỏ Cá Voi Xanh phát xuất tự sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, nằm trong chiến lược tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông và sẵn sàng đối đầu với hải quân Trung Quốc.
Do vậy, tương lai của mỏ Cá Voi Xanh có lẽ không đến nỗi ảm đạm và trở thành “nhục quốc thể” như biến cố hai lần xảy ra tại mỏ Cá Rồng Đỏ. Nhưng cũng bởi tương lai đó, nơi đây chắc chắn sẽ trở thành điểm nóng trong một trận chiến dầu khí mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Mỹ.
Thường Sơn
VNTB
PetroVietnam có dám tiếp tục hợp tác khai thác dầu với ExxonMobil? |
Thế nhưng “hoàn cảnh khách quan” đã không cho phép PetroVietnam cùng với các đối tác ung dung khoan dầu. Vào tháng Bảy năm 2017, vài trăm tàu Trung Quốc đã bao vây khu vực Bãi Tư Chính để gây sức ép, buộc Reposol phải lặng lẽ rút khỏi nơi này mà không thể khai thác thêm. Đến tháng Ba năm 2018, một lần nữa Trung Quốc lại gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải yêu cầu Repsol rút lui, cho dù vì thế mà Việt Nam có thể phải bồi thường cho Repsol đến 200 triệu USD.
Chẳng khác gì thân phận của các quan lớn chính trị Việt Nam, PetroVietnam luôn giữ thái độ im như thóc và luôn báo cáo xin ý kiến lãnh đạo mà không thể chủ động có bất kỳ phản ứng nào trước bất cứ cú can thiệp hoặc khiêu khích nào từ phía Trung Quốc, vào bất cứ lúc nào Trung Quốc công bố ‘đường lưỡi bò’ liếm qua các lô dầu khí ‘nằm trong vùng lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam’.
Tuy nhiên vào ngày 3/4/2018, trang web PetroVietnam - một doanh nghiệp thuần túy kinh doanh - đã lần đầu tiên đăng tải một… nhận định chính trị: “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí”. Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn”.
Hiện tượng PetroVietnam đăng tải nhận định về “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp” là bất bình thường, bởi từ trước tới nay theo thông lệ trong hệ thống chính trị một đảng ở Việt Nam, việc phát hành công khai những quan điểm và dự báo chính trị là thẩm quyền mang tính độc quyền của các cơ quan đảng và nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp.
Trong khi đó, ngân sách nhà nước liên tiếp bị hụt thu với một trong những nguyên nhân chính là thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến năm 2017, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng. Chính sự giảm sút này đã khiến ảnh hưởng đến “thành tích thi đua” và cũng khiến lung lay ghế của dàn lãnh đạo PetroVietnam.
Không chỉ “tang gia bối rối” bởi chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, PetroVietnam còn bị “hoàn cảnh khách quan” làm mất đi cơ hội khai thác dầu khí để làm lợi cho tập đoàn này lẫn tăng số thu cho ngân sách.
Ngay cả dự án Cá Voi Xanh cũng đang bị Trung Quốc gây sức ép mà có thể phải ngừng khai thác…
Rất có thể, năm 2017 bế tắc khai thác dầu khí trên cả hai mặt trận Repsol và ExxonMobil là nguồn cơn chính yếu khiến giới lãnh đạo PetroVietnam bắt buộc phải lên tiếng trên trang web của tập đoàn này, như một cách thông tin cho quốc tế và cầu cứu các quốc gia đối tác như Mỹ và Tây Ban Nha.
Cuối cùng, điều may mắn cũng đến với PetroVietnam: trong khi Repsol vẫn tuyệt đối im lặng, cho dù Tây Ban Nha là ‘đối tác chiến lược’ trong chẵn một tá dạng quan hệ này của Việt Nam, vào tháng Tư năm 2018, lần đầu tiên ExxonMobil đã lên tiếng liên quan đến mỏ Cá Voi Xanh. Tuy không xác nhận về một sức ép của Trung Quốc đối với mỏ dầu khí dồi dào trữ lượng này, ExxonMobil vẫn khẳng định kế hoạch và lộ trình sắp tới - một biểu hiện cho thấy tập đoàn này không mấy lo ngại cho dù Bắc Kinh sẽ làm những động tác nhằm bắt buộc ExxonMobil phải rút khỏi mỏ Cá voi Xanh như đã khiến Repsol phải rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ.
Trước đó, tập đoàn Mỹ này từng khẳng định rằng dự án này “không nằm ở vùng có tranh chấp”, và rằng “chủ quyền là vấn đề chỉ các chính phủ mới có thể quyết định”.
Rất có thể, sự tự tin của ExxonMobil khi lên tiếng về mỏ Cá Voi Xanh phát xuất tự sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, nằm trong chiến lược tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông và sẵn sàng đối đầu với hải quân Trung Quốc.
Do vậy, tương lai của mỏ Cá Voi Xanh có lẽ không đến nỗi ảm đạm và trở thành “nhục quốc thể” như biến cố hai lần xảy ra tại mỏ Cá Rồng Đỏ. Nhưng cũng bởi tương lai đó, nơi đây chắc chắn sẽ trở thành điểm nóng trong một trận chiến dầu khí mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Mỹ.
Thường Sơn
VNTB
Không có nhận xét nào