Sáng 20/10/2018 là ngày Ngày “Phụ nữ Việt Nam”, song hai người phụ nữ ở Sài Gòn đã tạo ra một sự kiện lớn. Đó là việc sau khi phát biểu ý kiến tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, cô Nguyễn Thị Thùy Dung ở Quận 2 đã tiến lên phia trước và ném một chiếc giầy về phía bàn Phó Chủ tịch HĐND Thành phố HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đang ngồi chủ trì phiên họp. Theo mô tả cô Nguyễn Thị Thùy Dung, viết trên facebook của mình cho biết, "Chiếc giầy đã bay thẳng tới trước mặt bà Quyết Tâm. Chỉ một chút nữa thôi nó đã phang vào mặt" (bà Nguyễn Thị Quyết Tâm).
Ngay lập tức, cô Nguyễn Thùy Dương đã bị một vài nhân viên bảo vệ áp tải ra khỏi phòng họp và đưa về trụ sở Công an. Được biết ở đây, cơ quan Công an đã lập biên bản và cho cô Dung về nhà. Song sáng nay 21/10, trên Facebook cá nhân, cô Nguyễn Thùy Dương cho biết, nhân viên an ninh đến hỏi và họ đe rằng, hành động ném dép mang động cơ chính trị.
Điều đó cho thấy, một hành động ném dép về phía lãnh đạo chính quyền là một việc lớn.
Sự kiện một dân oan Thủ thiêm, ném chiếc giầy như vừa kể, làm người ta nhớ đến việc đã từng xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 2008, tại một cuộc họp báo nhà báo Irac tên là Muntadhar al-Zaidi, 39 tuổi đã ném giày chiếc giày của mình vào cựu tổng thống Mỹ George W. Bush (Bush "con"). Rất may, dù ông W. Bush còn kịp né được, nhưng đó là chiếc giầy chứ không phải là một trái nổ. Sau đó anh phóng viên Muntadhar này phải hầu tòa với bản án 36 tháng tù. Điều đó cho thấy, việc làm nhục một lãnh đạo cũng là một tội chứ không bình thường như "bà chủ ném đầy tớ", theo tư duy như chúng ta nghĩ kiểu AQ.
Qua tìm hiểu được biết, những oan khuất ở Thủ thiêm theo Bản Kết luận Kiểm tra của Thanh Tra Chính phủ kết luận rằng, đã có 4,3ha thuộc khu phố 1, Phường Bình An bị thu hồi sai quy hoạch, nhưng trên thực tế theo người dân ở Thủ thiêm cho biết, khu dân cư bị ảnh hưởng do thu hồi sai quy hoạch lên tớ 60ha - tức gần gấp 14 lần, và ở trên địa bàn 5 khu phố, thuộc ba phường Bình An, An Khánh, Bình Khánh. Và trong 60ha đất này, có tới khoảng 3000 hộ từng sinh sống bị ảnh hưởng.
Việc nhà nước thu hồi sai quy hoạch tới 60ha đất mà thực chất là hành động ăn cướp, để rồi đẩy tới 3.000 hộ dân lâm vào cảnh mất đất, mất nhà cửa. Đó là chưa kể có những người chịu oan khuất rồi tự tử hay chịu tù đày. Vậy mà hơn 20 năm qua, về phía chính quyền không những chỉ không ai chịu trách nhiệm, mà chính quyền TP HCM thì đùn đẩy, quanh co chối tội với những thủ đoạn bẩn thỉu. Tóm lại, phía chính quyền TP HCM có một lối hành xử đúng như một lũ cướp.
Nếu như nói, ném giày về phía một quan chức là hành động thể hiện sự phẫn nộ tột cùng, cũng như sự phẫn uất của một công dân ở mức mất kiểm soát trước sự bất công, thiếu công lý thì quả thực cũng không ngoa. Bởi đến con giun xéo mãi cũng oằn, huống chi họ là những con người.
Đáng chú ý, theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết nhân thân của "thủ phạm" ném giầy Nguyễn Thị Thùy Dung như sau: “Cả nhà nuôi giấu cách mạng, ngoại là tù chính trị, nhưng cả nhà chị Nguyễn Thị Thùy Dung lại bị mất đất trong uất ức. Hôm nay, chị là một trong 5 người đến sớm nhất nhưng khi đăng ký “phiếu phát biểu” lại là số 39 trong khi mọi người chỉ được phép phát biểu trong 120 phút. Những uất ức dồn nén vào chiếc dép hiệu Uyên (sản xuất tại quận 2) đã bay thẳng vào cán bộ. Câu chuyện đau lòng của gia đình chị, sẽ sớm phơi bày.”
Vâng, những người con, người cháu của thế hệ gây dựng nên chính thể hiện hành ở Việt Nam còn phải chịu những oan khuất như thế, trong một xã hội thiếu công lý như vậy thì những thành phần xã hội khác thì sẽ ra sao?
Có người cho rằng, sau vụ việc giá như bà Phó Chủ tịch HĐND Thành phố HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tiến đến nhặt chiếc giầy mà người ta ném tới phía bà ta và trả lại chủ nhân, thì "số má" và uy tín của bà Tâm sẽ tăng lên. Cũng như việc nhân viên an ninh sáng ngày 21/10 có đến gặp cô Dung có ý thanh minh rằng, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm không phải là thủ phạm gây ra nỗi oan khuất đó, đừng trách bà ta.
Không, họ đã nhầm.
Mà cần phải hiểu cô Nguyễn Thị Thùy Dung ném chiếc giầy không chỉ ném vào một bà Phó Chủ tịch HĐND Thành phố HCM, mà cô Dung đã trút nỗi phẫn uất lên chiếc giầy - một đồ vật biểu tượng cho sự thấp kém nhất vào cả chế độ hiện hành. Hành động phản kháng này được dư luận đánh giá rất cao, vì nó thể hiện được sự thật của lòng dân đối với Đảng CSVN và chính quyền của họ. Đa phần người dân Việt Nam cũng có suy nghĩ như cô Nguyễn Thị Thùy Dung.
Dẫu rằng việc ném chỉ một chiếc giầy của cô Dung, không nhiều chiếc giầy như trận mưa giầy dép ném vào Phó Chánh Án Toà Cấp cao Trần Văn Tuân, trong buổi xin lỗi công khai đối với tử tù oan Hàn Đức Long, người bị tuyên bản án tử hình oan và 11 năm tù trước đây. Song cũng có thể coi nó là một tiếng sét cảnh báo cho sự sụp đổ của một chế độ đã hết sức mục ruỗng, chỉ cần chờ có cơ hội là sụp đổ.
Sau sự kiện ném giầy của cô gái trẻ Nguyễn Thị Thùy Dung, đã có những ý kiến hưng phấn lên cho rằng, đến bao giờ sẽ có những chiếc giầy, chiếc dép bay về phía kẻ đầu đảng Nguyễn Phú Trọng? Câu trả lời sẽ là, không lâu nữa đâu, nếu như họ không tỉnh ngộ để thay đổi.
Không chỉ có một mình cô Nguyễn Thị Thùy Dung, một gia đình có công với cách mạng đến mức hết chịu nổi, phải sử dụng đến biện pháp cực đoan để cảnh tỉnh nhà nước. Mà còn hàng vạn vạn các gia đình cũng như hàng chục triệu người khác cũng có cùng nỗi niềm chung như vậy, nhưng chỉ khác là họ chưa biểu lộ ra mà thôi.
Mới đây, tôi có dịp gặp một bà cụ 98 tuổi, nhưng còn rất mạnh khỏe và minh mẫn. Bà xuất thân từ một gia đình dòng dõi trước năm 1945, sau đó cả gia đình bà đã đi theo cách mạng. Dưới chế độ Cộng sản, bà và gia đình vẫn nhận được không ít ân sủng, mưa móc. Tuy vậy bà không ngần ngại nói với tôi rằng, "Gia đình tôi góp phần xây dựng nên chế độ này, đến nay chúng tôi đã quay lưng lại với họ thì điều gì sẽ xảy ra?".
Mấy ông Trời con có biết điều này hay không? Hãy liệu chừng!
Ngày 21 tháng 10 năm 2018
© Kami
Blog RFA
Điều đó cho thấy, một hành động ném dép về phía lãnh đạo chính quyền là một việc lớn.
Sự kiện một dân oan Thủ thiêm, ném chiếc giầy như vừa kể, làm người ta nhớ đến việc đã từng xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 2008, tại một cuộc họp báo nhà báo Irac tên là Muntadhar al-Zaidi, 39 tuổi đã ném giày chiếc giày của mình vào cựu tổng thống Mỹ George W. Bush (Bush "con"). Rất may, dù ông W. Bush còn kịp né được, nhưng đó là chiếc giầy chứ không phải là một trái nổ. Sau đó anh phóng viên Muntadhar này phải hầu tòa với bản án 36 tháng tù. Điều đó cho thấy, việc làm nhục một lãnh đạo cũng là một tội chứ không bình thường như "bà chủ ném đầy tớ", theo tư duy như chúng ta nghĩ kiểu AQ.
Qua tìm hiểu được biết, những oan khuất ở Thủ thiêm theo Bản Kết luận Kiểm tra của Thanh Tra Chính phủ kết luận rằng, đã có 4,3ha thuộc khu phố 1, Phường Bình An bị thu hồi sai quy hoạch, nhưng trên thực tế theo người dân ở Thủ thiêm cho biết, khu dân cư bị ảnh hưởng do thu hồi sai quy hoạch lên tớ 60ha - tức gần gấp 14 lần, và ở trên địa bàn 5 khu phố, thuộc ba phường Bình An, An Khánh, Bình Khánh. Và trong 60ha đất này, có tới khoảng 3000 hộ từng sinh sống bị ảnh hưởng.
Việc nhà nước thu hồi sai quy hoạch tới 60ha đất mà thực chất là hành động ăn cướp, để rồi đẩy tới 3.000 hộ dân lâm vào cảnh mất đất, mất nhà cửa. Đó là chưa kể có những người chịu oan khuất rồi tự tử hay chịu tù đày. Vậy mà hơn 20 năm qua, về phía chính quyền không những chỉ không ai chịu trách nhiệm, mà chính quyền TP HCM thì đùn đẩy, quanh co chối tội với những thủ đoạn bẩn thỉu. Tóm lại, phía chính quyền TP HCM có một lối hành xử đúng như một lũ cướp.
Nếu như nói, ném giày về phía một quan chức là hành động thể hiện sự phẫn nộ tột cùng, cũng như sự phẫn uất của một công dân ở mức mất kiểm soát trước sự bất công, thiếu công lý thì quả thực cũng không ngoa. Bởi đến con giun xéo mãi cũng oằn, huống chi họ là những con người.
Đáng chú ý, theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết nhân thân của "thủ phạm" ném giầy Nguyễn Thị Thùy Dung như sau: “Cả nhà nuôi giấu cách mạng, ngoại là tù chính trị, nhưng cả nhà chị Nguyễn Thị Thùy Dung lại bị mất đất trong uất ức. Hôm nay, chị là một trong 5 người đến sớm nhất nhưng khi đăng ký “phiếu phát biểu” lại là số 39 trong khi mọi người chỉ được phép phát biểu trong 120 phút. Những uất ức dồn nén vào chiếc dép hiệu Uyên (sản xuất tại quận 2) đã bay thẳng vào cán bộ. Câu chuyện đau lòng của gia đình chị, sẽ sớm phơi bày.”
Vâng, những người con, người cháu của thế hệ gây dựng nên chính thể hiện hành ở Việt Nam còn phải chịu những oan khuất như thế, trong một xã hội thiếu công lý như vậy thì những thành phần xã hội khác thì sẽ ra sao?
Có người cho rằng, sau vụ việc giá như bà Phó Chủ tịch HĐND Thành phố HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tiến đến nhặt chiếc giầy mà người ta ném tới phía bà ta và trả lại chủ nhân, thì "số má" và uy tín của bà Tâm sẽ tăng lên. Cũng như việc nhân viên an ninh sáng ngày 21/10 có đến gặp cô Dung có ý thanh minh rằng, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm không phải là thủ phạm gây ra nỗi oan khuất đó, đừng trách bà ta.
Không, họ đã nhầm.
Mà cần phải hiểu cô Nguyễn Thị Thùy Dung ném chiếc giầy không chỉ ném vào một bà Phó Chủ tịch HĐND Thành phố HCM, mà cô Dung đã trút nỗi phẫn uất lên chiếc giầy - một đồ vật biểu tượng cho sự thấp kém nhất vào cả chế độ hiện hành. Hành động phản kháng này được dư luận đánh giá rất cao, vì nó thể hiện được sự thật của lòng dân đối với Đảng CSVN và chính quyền của họ. Đa phần người dân Việt Nam cũng có suy nghĩ như cô Nguyễn Thị Thùy Dung.
Dẫu rằng việc ném chỉ một chiếc giầy của cô Dung, không nhiều chiếc giầy như trận mưa giầy dép ném vào Phó Chánh Án Toà Cấp cao Trần Văn Tuân, trong buổi xin lỗi công khai đối với tử tù oan Hàn Đức Long, người bị tuyên bản án tử hình oan và 11 năm tù trước đây. Song cũng có thể coi nó là một tiếng sét cảnh báo cho sự sụp đổ của một chế độ đã hết sức mục ruỗng, chỉ cần chờ có cơ hội là sụp đổ.
Sau sự kiện ném giầy của cô gái trẻ Nguyễn Thị Thùy Dung, đã có những ý kiến hưng phấn lên cho rằng, đến bao giờ sẽ có những chiếc giầy, chiếc dép bay về phía kẻ đầu đảng Nguyễn Phú Trọng? Câu trả lời sẽ là, không lâu nữa đâu, nếu như họ không tỉnh ngộ để thay đổi.
Không chỉ có một mình cô Nguyễn Thị Thùy Dung, một gia đình có công với cách mạng đến mức hết chịu nổi, phải sử dụng đến biện pháp cực đoan để cảnh tỉnh nhà nước. Mà còn hàng vạn vạn các gia đình cũng như hàng chục triệu người khác cũng có cùng nỗi niềm chung như vậy, nhưng chỉ khác là họ chưa biểu lộ ra mà thôi.
Mới đây, tôi có dịp gặp một bà cụ 98 tuổi, nhưng còn rất mạnh khỏe và minh mẫn. Bà xuất thân từ một gia đình dòng dõi trước năm 1945, sau đó cả gia đình bà đã đi theo cách mạng. Dưới chế độ Cộng sản, bà và gia đình vẫn nhận được không ít ân sủng, mưa móc. Tuy vậy bà không ngần ngại nói với tôi rằng, "Gia đình tôi góp phần xây dựng nên chế độ này, đến nay chúng tôi đã quay lưng lại với họ thì điều gì sẽ xảy ra?".
Mấy ông Trời con có biết điều này hay không? Hãy liệu chừng!
Ngày 21 tháng 10 năm 2018
© Kami
Blog RFA
Không có nhận xét nào