Header Ads

  • Breaking News

    Điểm lại những nấc thang của tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

    Những lời có cánh tán dương tổng bí thư – chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phủ sóng tất cả các tờ báo quốc doanh. Thử điểm lại nấc thang danh vọng từ vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội của ông Nguyễn Phú Trọng, để coi tài năng quản trị quốc gia của ông giỏi dang đến đâu.

    Về lý lịch học vấn, ông Nguyễn Phú Trọng trải thời niên thiếu đến tuổi gần 40 đều trong môi trường giáo dục. Bạn bè cùng trang lứa với ông, thường phải đi vào quân ngũ để phục vụ chiến trường miền Nam, kể cả sau khi tốt nghiệp đại học.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn, khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ hai từ trái sang, chụp tháng 2/1965 ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội). Ảnh: VNU
    Về người thanh niên Nguyễn Phú Trọng

    Từ năm 1959, để tăng cường chi viện cho cách mạng miền Nam, những đơn vị đầu tiên đã mở đường Trường Sơn vào Nam công tác, chiến đấu. Cán bộ đi B đa số là những chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneva 1954 đã có thời gian sống và học tập tại miền Bắc; và những thanh niên, sinh viên, cán bộ miền Bắc theo yêu cầu cách mạng, với tinh thần xung phong, tự nguyện đã vào miền Nam chiến đấu theo con đường dân sự.

    Hiện tại, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang lưu giữ khoảng 55.710 hồ sơ cán bộ đi B từ 89 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đa số những người tình nguyện đi B đều trong độ tuổi thanh niên, là đoàn viên. Trong số những hồ sơ của cán bộ đi B đang được bảo quản tại Trung tâm, có người viết đơn tình nguyện đi B khi chỉ mới 17, 18 tuổi; có người là bác sỹ, y tá; điện báo viên nhưng cũng có người mới chỉ là học sinh, sinh viên.

    Thời đó, ‘đi B’ cũng có nghĩa là cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng theo tuyên giáo báo chí thì những thanh niên luôn coi việc được đi B là niềm tự hào khi được trực tiếp cầm súng tiêu diệt quân xâm lược, coi việc hy sinh cho cách mạng là niềm tự hào.

    Nhưng khác với nhiều bè bạn cùng trang lứa 'xếp bút nghiên lên đường chiến đấu', người thanh niên Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục chăm chỉ trên ghế giảng đường đại học, sau đó làm nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc tới tháng 4-1976.

    Theo lý lịch đăng trên trang báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam VTV, ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, xuất thân gia đình bần nông. Ông tốt nghiệp giáo dục phổ thông hệ 10 năm; tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, hệ 4 năm. [Nguồn: http://bit.ly/2D0UvwW]

    Ông Nguyễn Phú Trọng được đào tạo bài bản chuyên ngành hẹp về Xây dựng Đảng Cộng sản. Luận văn phó tiến sĩ bảo vệ tại Liên Xô của ông có tên “Các hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm làm mạnh mối quan hệ với quần chúng trong giai đoạn hiện nay: dựa trên kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô” [Nguồn: http://bit.ly/2yxzSVl]

    Phó Tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng đã làm được gì cho Đảng bộ Hà Nội?

    Trên cương vị là người đứng đầu Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (Thành ủy Hà Nội) từ tháng 1-2000 đến tháng 6-2006, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm được gì cho Hà Nội?

    Dễ thấy nhất vì vụ việc này đang được xới lại, đó là ông Nguyễn Phú Trọng đã làm ngơ, để sai phạm kéo dài ở rừng phòng hộ Sóc Sơn.

    Nếu quy trách nhiệm cho các đời Bí thư Thành ủy TP.HCM đã làm ngơ, hoặc nhúng chàm trong vụ đất đai Thủ Thiêm, thì ở Sóc Sơn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng đã dung dưỡng cho sự cấu kết giữa chính quyền địa phương và tư nhân, khiến hàng chục nghìn m2 đất rừng phòng hộ trở thành biệt thự, khu nghỉ dưỡng ở rừng phòng hộ Sóc Sơn.

    Nhận định nói trên của người viết được dẫn từ nghi vấn của thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

    Ông Cương nói với báo chí rằng vào tháng 4-2006, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã. Trong đó, 2 xã nổi cộm đất rừng bị lấn chiếm mà báo chí phản ánh là Minh Phú, Minh Trí.

    Theo cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, thì thời điểm đó, ở khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan thanh tra hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Tuy nhiên không rõ tại sao các cơ quan đùn đẩy nhau, làm ngơ trước sai phạm dẫn đến hệ lụy như hôm nay.

    Xét về mặt địa lý, người viết tin chắc rằng trong gần sáu năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng rất rành rẽ nội tình của huyện Sóc Sơn, vì quê nhà Đông Anh của ông nằm liền kề Sóc Sơn.

    “Tất cả các vụ án lớn vừa được phanh phui vừa qua như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng đến Vũ ‘nhôm’, Út ‘trọc’... đều có sự móc ngoặc, liên minh ma quỷ giữa quan chức với doanh nghiệp và đại gia. Vụ xẻ thịt rừng Sóc Sơn cũng thế. Những cá nhân hay các doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư xây dựng dự án lớn, biệt phủ phải có ngầm ý nào đó của quan chức TP Hà Nội”, thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích bằng trải nghiệm của một cựu quan chức công an.

    Vấn đề khác liên quan tới lịch sử. Tiếng là phó tiến sĩ chuyên ngành lịch sử [mặc dù là lịch sử Đảng], song suốt thời gian là quan chức quyền uy nhất Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ‘3 không’ trước sự việc nhiều cựu thần của đảng Cộng sản đã yêu cầu bạch hóa Hiệp ước Biên giới Đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký kết vào cuối năm 1999, bắt đầu thực hiện phân giới cắm mốc hai năm sau đó.

    Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, tác giả cuốn sách dầy gần 900 trang có tựa đề “Biên giới Việt Trung, 1885-2000, lịch sử hình thành và những tranh chấp”, do nhà xuất bản Dũng Châu ấn hành tại Pháp năm 2005, có đoạn viết: “Cái khó khăn của những người làm nghiên cứu hiện nay là, cái bản đồ đính kèm hiệp định ký ngày 30/12/1999 lại chưa đựơc công bố.

    Chỉ có khi nào đựơc công bố, thì mới có thể so sánh bản đồ ấy với bản đồ đã ký năm 1887 thì mới biết nó xê xích thế nào. Bản đồ chính thức chưa công bố thì không thể nào dựa trên cái gì để kết luận chính thức hết”. [Nguồn: http://bit.ly/2O1SZf2].

    Khép lại 6 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội để chuyển sang làm Chủ tịch Quốc hội Khóa XI (nhiệm kỳ 2002-2007) thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, ông tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

    Lúc chưa là Chủ tịch nước, trên cương vị Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng được một tờ báo của Nhật viết rằng ông Trọng đã nói “Kể tên các nước này thật không xác đáng, nhưng ở các nước ấy, nhân danh dân chủ, mà mọi quyết định lại nằm trong tay một người. Vậy thì nơi nào dân chủ hơn?”. Phát ngôn này được dịch từ bản tin tiếng Anh trên tờ The Japan Times - http://bit.ly/2PO2ujS.

    Ông bà ta dặn rằng trách chi chuyện lưỡi không xương nhiều đường lắt léo...

    Trúc Giang

    (VNTB)  

    Không có nhận xét nào