Header Ads

  • Breaking News

    Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

    Cho đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa thẩm vấn được Lê Hồng Quang, vì kể từ khi vụ tai tiếng này (scandal) bùng nổ, thì cựu ứng viên chức vụ Đại sứ Slovakia tại Việt Nam đã biến mất, không còn ở Slovakia.

    Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák nói rằng, Bộ trưởng Tô Lâm đã thỉnh cầu ông cho mượn chuyên cơ thông qua… Lê Hồng Quang.
     
    Ông Čulák người đứng đầu bộ phận Lễ tân còn khai rằng, Lê Hồng Quang chính là người đã nói với ông ta rằng phái đoàn Việt Nam sẽ bay tới Moscow và ông Quang là người thông dịch trong cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng Tô Lâm và Kalinak.

    Những thông tin cụ thể khác thì Kaliňák nói ông Čulák hãy liên hệ với Lê Hồng Quang. Chính ông Quang cũng đưa cho Čulák danh sách phái đoàn Việt Nam 12 người - chỉ ghi tên họ chứ không ghi chức vụ.

    Những người Việt Nam trong phái đoàn không biết rành tiếng Anh, nên mọi chuyện đều phải giải quyết thông qua Lê Hồng Quang

    Cuộc điều tra vẫn tiếp tục được tiến hành. Nhưng cơ quan điều tra sẽ không hướng tới ông Kaliňák, mà nhắm vào những kẻ bắt cóc đến từ Việt Nam.

    Hàng bên trái: Lê Hồng Quang, cố vấn của Thủ tướng Robert Fico (ngồi cạnh Lê Hồng Quang), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kaliňák. Hàng bên phải: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (ngồi giữa) – Ảnh chụp chuyến thăm Slovakia hồi tháng 3 năm 2016.
    Nhật báo Dennik N của Slovakia ra ngày 18/10/2108 đã đăng một bài tường thuật dài, có thêm nhiều chi tiết mới về vụ Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra khỏi khu vực Schengen và khối EU bằng chuyên cơ của chinh phủ Slovakia. Bản dịch phần 1 bài tường thuật này đã được đăng trước đây vài ngày với tựa đề “Bộ trưởng Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng một hộ chiếu giả”. Sau đây là bản dịch phần 2 và cũng là phần cuối của bài tường thuật:

    (tiếp tục lời khai của các nhân viên cảnh sát hộ tống trước cơ quan điều tra Slovakia)

    Người lái chiếc xe Bus nhỏ là Michal C., người duy nhất từ những người được thẩm vấn mà hiện tại đã không còn làm việc trong nghành cảnh sát nữa. Ông ta khai rằng ông không nhận thấy bất cứ điều gì đáng ngờ. Mặc dù thực tế có một số cảnh sát khác khai rằng ông đã nói với họ về một người say rượu.

    "Sau này, trong cơ quan đã bắt đầu lan truyền tin bên lề về chuyện được cho là Michal C. phải chở một nhân vật nào đó, mà người này bị thương. Michal C. hỏi chuyện gì xảy ra và được trả lời là uống „rượu say xỉn“ và „ngã xuống cầu thang", ông John H. khai như vậy. Ông John H. là người chỉ huy đội cảnh sát hộ tống và bản thân ông ta không nhận thấy có điều gì khả nghi. Ông cũng khai chuyện phải chờ đợi ở sân bay vì giấy tờ của phái đoàn Việt Nam không phù hợp (một hộ chiếu không có Visa Schengen cần thiết).
    Thực tế là Michal C. đã kể cho các đồng nghiệp nghe về người say rượu. Ông Igor M. một tài xế xe Limousine trong đoàn xe đã khai rằng ông không nhận thấy điều gì đáng nghi ngờ trong phái đoàn Việt Nam, nhưng khi đến sân bay và trong lúc chờ máy bay cất cánh, thì như thường lệ các cảnh sát hộ tống chuyện trò với nhau, lần này cũng vậy, “Michal C. dường như bằng 1 câu ngắn gọn đã nói rằng, anh ta đã chở một người Việt Nam say rượu”.

    Tuy nhiên, Michal C. khai rằng, ông không biết ai đã lên xe của mình vì với nhiệm vụ tài xế, ông không quan tâm là chở ai, đó là trách nhiệm của bộ phận khác. Ông nói rằng, từ vị trí người lái xe, ông không nhìn thấy đằng sau mình và cũng không phù hợp để quay đầu nhìn phía sau, nếu như hành khách tự họ không lên tiếng trước. Ông cũng không chú ý đến hành khách, ngay cả khi họ bước ra khỏi xe, không ai nhờ ông giúp đỡ cả. Michal C. cũng khai rằng, người đứng đầu bộ phận Lễ tân Radovan Čulák đã không nói chuyện với ông và không đưa ra chỉ thị nào.

    Cả nhân viên điều phối Jaroslav H. phụ trách việc giám sát địa hình, ví dụ như tìm chất nổ, cũng để ý thấy trước khách sạn Bôrik có điều gì đó bất thường. Ông khai rằng, trước khi phái đoàn Việt Nam tới, thì có nhiều xe ở bãi đỗ xe của khách sạn Bôrik và từ những chiếc xe đó nhiều người Việt bước xuống. Ngoại trừ một chiếc xe thùng mà trong đó có những người Việt ngồi, nhưng không ai bước ra khỏi xe.

    Theo ông, biểu hiện này hoàn toàn trái ngược với những chiếc xe khác. Vì vậy, ông quyết định kiểm tra những gì đang xảy ra. Ông ta không biết tiếng Anh, nên ông đã nhờ "ai đó từ các nhân viên tổ chức sự kiện“ giúp đỡ.

    Hiện nay cảnh sát chưa xác định được người được nhờ là ai, nhưng vẫn đang tiếp tục điều tra. Người này đã đến nói chuyện với những người đàn ông trên xe thùng và sau đó nói với Jaroslav H. rằng "đó là người của họ, thuộc về phái đoàn Việt Nam và không có gì phải lo ngại”. Vì vậy Jaroslav H. cho rằng việc này đã được kiểm tra xong.
     
    Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák cũng đã trả lời thẩm vấn

    Thanh tra của cơ quan điều tra Slovakia cũng đã thẩm vấn ông Robert Kaliňák, cựu Bộ trưởng Nội vụ và ông Radovan Čulák người đứng đầu bộ phận Lễ tân của Bộ Nội vụ. Không ai trong số họ nhận thấy bất cứ điều gì đáng ngờ, nhưng lời khai của họ không đồng nhất hoàn toàn với nhau.

    Radovan Čulák khai rằng, ông chỉ được Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák thông báo một ngày trước khi diễn ra chuyến thăm của phái đoàn cao cấp Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu, và muốn cuộc gặp được tổ chức ở khách sạn Bôrik của chính phủ. Những thông tin cụ thể khác thì Robert Kaliňák nói hãy liên hệ với Lê Hồng Quang, trong thời điểm đó là cố vấn cho ông Robert Fico, Thủ tướng Slovakia.
     
    Theo lời khai của Čulák, những người Việt Nam trong phái đoàn không biết rành tiếng Anh, nên mọi chuyện đều phải giải quyết thông qua Lê Hồng Quang. Chính ông Quang cũng đưa cho Čulák danh sách phái đoàn Việt Nam 12 người - chỉ ghi tên họ chứ không ghi chức vụ. Sau đó Čulák ra lệnh cho phi đội lái chuyên cơ của Bộ Nội vụ chuẩn bị chuyến bay.

    Ông Čulák người đứng đầu bộ phận Lễ tân còn khai rằng, Lê Hồng Quang chính là người đã nói với ông ta rằng phái đoàn Việt Nam sẽ bay tới Moscow, nhưng để chắc chắn, Čulák đã gọi điện thoại hỏi Kaliňák và ông Bộ trưởng xác nhận là đúng. Bộ trưởng cũng nói với ông rằng cuộc hội đàm tại khách sạn Bôrik sẽ kéo dài không lâu. Theo lời khai của Čulák, Lê Hồng Quang là người thông dịch trong cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng.

    Ông Culak đã không nhận thấy điều gì bất thường và cũng không nhìn thấy ai say rượu cả và ông cũng khai rằng, Kaliňák không đưa cho ông bất cứ chỉ thị nào liên quan tới việc ai đó bị bắt cóc cũng như cả ông cũng không ra chỉ thị như thế cho bất cứ ai.

    Robert Kaliňák đã trả lời thẩm vẫn như người cuối cùng vào đầu tháng 10 vừa qua. Trong khi Čulák khai là được chính ông Kaliňák thông báo về chuyến thăm của phái đoàn Việt Nam, thì cựu bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák lại khai là được Čulák hay Lê Hồng Quang thông báo một hay hai ngày trước khi chuyến viếng thăm diễn ra.

    Các cảnh sát viên, những người mà đã cung cấp thông tin cho Nhật báo Dennik N, nói rằng khi Kaliňák đang chờ đợi phái đoàn Việt Nam đến, ông ta rất bồn chồn lo lắng, ông đã gọi điện thoại và có nói điều gì đó về hộ chiếu. Nhưng thanh tra của cơ quan điều tra Slovakia cho biết, Kaliňák đã trình lên một danh sách các cuộc gọi điện thoại, cho thấy rằng từ 12:09 giờ đến 14:09 giờ Kaliňák đã không gọi điện thoại cho bất cứ ai. Về việc Kalinak có trình lên cho cơ quan điều tra cả danh sách các cuộc liên lạc bằng các ứng dụng khác (thí dụ như Viper, Skype v.v.) mà ông sử dụng hay không, thì trong tuyên bố của cơ quan điều tra đã không được nhắc tới. Cuộc hội đàm giữa hai bên bắt đầu vào khoảng 13:35 giờ.

    Các nhân chứng cũng đã nói với tờ Dennik N rằng cùng bay với phái đoàn Việt Nam tới Moskva có cả ông Ladislav O., vệ sĩ riêng của cựu Bộ trưởng Kaliňák, nhưng cuộc điều tra đã không khẳng định được điều này.

    Ladislav O. giải thích rằng ông cùng với sếp đơn vị cảnh sát bảo vệ an ninh, ông Petro Krajčirovic muốn những nhân viên trong đơn vị phải được kiểm tra về thể lực, mà vài người trong số họ chưa đạt tiêu chuẩn. Theo ông, họ muốn trả thù ông.

    Tại cơ quan vẫn còn một bầu không khí căng thẳng, một số cảnh sát bảo vệ nói về việc kiểm tra thể lực như những hình thức đe dọa (sa thải). Mặc dù Krajcirovič đã rời khỏi chức vụ sếp đơn vị cảnh sát bảo vệ an ninh, nhưng ông lại sang lãnh đạo bộ phận Bảo vệ chính khách (Cảnh vệ).

    Cho tới nay Ladislav O. chưa giữ một chức vụ nào, nhưng sau khi chấm dứt công việc vệ sĩ riêng cho Kaliňák, dự kiến ông sẽ được nâng lên giữ chức vụ Phó bộ phận Cảnh vệ. Nhưng vị trí này chưa trống.

    Kaliňák khai rằng ông đã có chuyến thăm với Bộ trưởng Việt Nam Tô Lâm hồi tháng 5 năm 2017. Khi ông ở Việt Nam, Tô Lâm đã nói với ông rằng khi nào có dịp sang châu Âu, Tô Lâm sẽ đến thăm Slovakia đáp lễ. Vì thế Kaliňák không cảm thấy kỳ lạ bất thường khi được thông báo chỉ một ngày trước khi phái đoàn Việt Nam đến.

    Ô. Kalinak khai rằng, cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Tô Lâm đã được thỏa thuận trước từ tháng 5/2017 khi ông đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Lúc đó Tô Lâm đã nói với ông rằng khi nào có dịp sang châu Âu, sẽ đến thăm Slovakia. Bởi vậy Kaliňák không cảm thấy kỳ lạ bất thường khi được thông báo chỉ một ngày trước khi phái đoàn do Tô Lâm dẫn đầu đến thăm.
     
    Lê Hồng Quang (ngoài cùng, bên trái) vừa xuất hiện hôm 9.9.2018 tại FlamingoĐại Lải Resort, cách Hà Nội khoảng 50 Km.
    Ai đã lừa dối Ba Lan? Kaliňák trả lời là không biết

    Như đã được Bộ Ngoại giao Slovakia xác nhận gần đây, một ngày trước khi phái đoàn Việt Nam đến thăm, ngày 25/7/2017 Slovakia đã yêu cầu cho chuyên cơ của chính phủ Slovakiabay ngang qua không phận các nước Ba Lan, Belarus và Nga. Lý do cho chuyến bay được nêu là chở Bộ trưởng Việt Nam Tô Lâm. Ba Lan đã không cấp phép, vì vậy Vụ Hàng không Bộ Nội vụ sửa lại lý do là chở Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák đi công vụ, và Ba Lan đã bị lừa để cấp phép cho chuyến bay này.

    Nay ông Kaliňák khai rằng ông không biết "ai và khi nào đã thông báo cho Vụ Hàng không về mục đích của chuyến chuyên cơ", và bản thân ông cũng không nhìn thấy giấy phép đó. Kaliňák nói rằng, Bộ trưởng Tô Lâm đã thỉnh cầu ông cho mượn chuyên cơ thông qua Radovan Čulák (Vụ trưởng Vụ Lễ tân của Bộ Nội vụ) hoặc Lê Hồng Quang. Nhưng ông Čulák lại khai rằng mọi thông tin ông đã nhận được từ chính ông Kalinak, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia trong thời điểm đó.

    Cho đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa thẩm vấn được Lê Hồng Quang, vì kể từ khi vụ tai tiếng này (scandal) bùng nổ, thì cựu ứng viên chức vụ Đại sứ Slovakia tại Việt Nam đã biến mất, không còn ở Slovakia.

    Cuộc điều tra vẫn tiếp tục được tiến hành. Nhưng cơ quan điều tra sẽ không hướng tới ông Kaliňák, mà nhắm vào những kẻ bắt cóc đến từ Việt Nam.
     
    Chỉ trích của một số chính trị gia trong chính phủ Slovakia

    Khi tờ Dennik N công bố nghi vấn rằng Slovakia đã cung cấp chuyên cơ của chính phủ cho những kẻ bắt cóc, thì một số nhà chính trị trong chính phủ Slovakia đã chỉ trích phía Đức rằng trong thời điểm mới vừa xảy ra vụ bắt cóc, phía Đức đã không thực hiện việc truy nã đúng quy trình.

    "Trong vụ bắt cóc này, nước chúng ta chỉ đứng thứ ba. Trong khi ở các nước kia vụ bắt cóc này kéo dài nhiều ngày, thì ở nước chúng ta chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ mà thôi“, Thủ tướng Peter Pellegrini nói.

    "Diễn biến của vụ bắt cóc chỉ kéo dài 2 giờ tại Cộng hòa Slovakia, trong khi ở Đức kéo dài vài ngày, và ở CH Séc kéo dài khoảng 2 ngày, nhưng bị buộc tội nhiều nhất lại là Slovakia", ông Anton Safarik - giám đốc cơ quan tình báo phản gián SIS của Slovakia- cho biết.

    Ngay cả bà Bộ trưởng Nội vụ đương nhiệm Denisa Sakova mới đầu cũng đã phát biểu trước Ủy ban Quốc hội Slovakia rằng thậm chí phía Đức đã không đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy tìm của hệ thống thông tin Schengen.

    Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák cũng lập luận: "Nhưng tôi tự hỏi, liệu nhà chức trách Đức có thực sự muốn truy tìm kiếm một công dân Việt Nam hay không, tại sao tên của ông ta không được đưa vào danh sách truy tìm của hệ thống thông tin Schengen để cảnh báo các nước khác đối với người đang truy tìm này?", ông Kaliňák hỏi.

    Cuộc điều tra của Slovakia hiện đã chỉ ra rằng, phía Đức đã lập tức làm điều đó vào ngày 24/7/2017, tức là 1 ngày sau khi vụ bắt cóc tại Berlin xảy ra. Ngoài ra, mỗi quốc gia còn có thể đặc biệt chú trọng đến một vài quốc gia nào đó cho việc truy tìm nhưng điều này đã không xảy ra. Người Việt Nam bị bắt cóc cũng đã không bay bằng hộ chiếu của mình, bởi vậy phía Slovakia cũng không thể phát hiện ra được.

    Mặc dù bà Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova đã cho 44 nhân viên được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin để phục vụ cuộc điều tra (nghĩa là họ được phép khai tất cả cho cơ quan điều tra), nhưng cuối cùng chưa tới 20 người được thẩm vấn. Những nhân viên cảnh sát khác không được thẩm vấn vì mặc dù họ có ca làm việc trong thời điểm đó, nhưng thực chất họ đã không tham gia trong việc đón tiếp phái đoàn Việt Nam.

    Hai tuần trước, ông Kaliňák phát biểu rằng, ông ta ngạc nhiên khi các nhân viên cảnh sát đang hợp tác với Viện công tố khai báo như là nhân chứng, "nhưng vì những lý do gì không thể hiểu được mà họ đã không khai báo về những điều đó trong thời gian trước đây? ". Trong khi chính ông ta, cơ quan công tố và Giám đốc cảnh sát Tibor Gašpar, ban đầu đã khước từ mở một cuộc điều tra vụ việc.

    "Quan trọng đối với tôi là vụ việc này phải được điều tra kỹ lưỡng và tất nhiên tôi luôn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật, nơi duy nhất có quyền đưa ra kết luận chính thức cuối cùng về vụ việc. Tôi vẫn luôn luôn nhấn mạnh rằng không phải bản thân tôi và cũng không phải một cơ quan nhà nước Slovakia nào đã cố tình tham gia vụ việc này với bất kỳ cách thức nào. Nếu được xác nhận rằng lòng hiếu khách của chúng ta đã bị lạm dụng bởi phía Việt Nam, thì sẽ có những biện pháp ngoại giao cứng rắn tiếp theo như là hậu quả", ông Kaliňák bổ sung thêm.
    Cảnh sát không muốn bình luận về các bước của ban lãnh đạo trước đó

    "Tôi cảm thấy tích cực rằng một số điều bắt đầu dần dần được làm sáng tỏ và tôi sẽ chỉ hài lòng khi toàn bộ sự việc được làm sáng tỏ. Chúng tôi sẽ không bình luận về những việc trong năm ngoái của ban lãnh đạo trước đó vì chúng tôi không có thông tin của thời gian đó", Giám đốc cảnh sát đương nhiệm Milan Lučanský tuyên bố.

    Còn bà Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova thì nói rằng bà không có thông tin về diễn tiến của cuộc điều tra. "Nhưng bà Bộ trưởng sẽ vui mừng nếu khi vụ việc được làm sáng tỏ hoàn toàn", bộ phận báo chí của Bộ Nội vụ cho biết.

    Hiếu Bá Linh (Biên dịch)
     
    (Dân Luận) 

    Không có nhận xét nào