Cần Thơ vừa cử 80 cán bộ, công chức sang trường đại học University of California, Riverside, Mỹ, để “bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ” trong 14 ngày.
Hôm 19 Tháng Mười, 2018, báo Người Lao Động cho hay, kinh phí cho chuyến đi được Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ phê duyệt là 10.3 tỷ đồng (hơn $441,480) “từ nguồn ngân sách.”
Chuyến bồi dưỡng được thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 và những người tham gia là viên chức làm các lĩnh vực như nhân sự, giao thông, quy hoạch đô thị, biến đổi khí hậu, môi trường, tài chính, ngân sách và quản lý dịch vụ công.
Theo báo Zing, 80 người được chia thành bốn lớp, mỗi lớp có thời lượng 14 ngày. Thời gian thực hiện từ Tháng Mười Một, 2018, đến Tháng Chín, 2020.
Báo Cần Thơ cũng đăng nội dung tương tự, nhưng không đề cập phần kinh phí, mà chỉ nhấn mạnh chuyến đi Mỹ của 80 cán bộ là để “góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và hội nhập quốc tế…”
Tương tự vụ các địa phương cử quan chức “đi bồi dưỡng ở nước ngoài với kinh phí hàng chục tỷ đồng từ ngân sách” thời gian qua, vụ Cần Thơ chi tiền cho 80 cán bộ đi Mỹ cũng gây nghi hoặc về sự cần thiết và tính hợp lý của chuyến đi.
Hầu hết ý kiến đều cho rằng nếu tốn tiền tỷ chi cho công chức đến Mỹ học vỏn vẹn trong vòng 14 ngày thì việc “bồi dưỡng” khó đạt hiệu quả cao và nêu suy đoán đây thực chất là “chuyến đi du lịch kết hợp đi buôn hàng của cán bộ bằng tiền chùa.”
Cũng cần nói thêm rằng việc Cần Thơ cho cán bộ đi học 14 ngày ở nước ngoài bằng tiền ngân sách được cho là “làm trái quy định của các tổ chức đảng.”
Báo VOV của Đài Tiếng Nói Việt Nam hôm 29 Tháng Chín có đưa ý kiến của bà Lê Thu Hạnh, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ Đà Nẵng, như sau: “Tất cả các đoàn đi nước ngoài (bằng tiền ngân sách) đều đảm bảo quy định của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và chính phủ. Đó là thời gian đi không quá 10 ngày, thành phần đi mỗi đoàn không quá 10 người, đi không quá ba nước.”
Tuy vậy, chí ít cũng có một vài ý kiến “ủng hộ” trên mạng xã hội. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh của báo Làng Mới bình luận trên trang cá nhân hôm 20 Tháng Mười: “Tôi ủng hộ (vụ Cần Thơ cử cán bộ đi Mỹ). Nhiều bạn ‘khó tính’ râm ran bàn tán cho rằng ‘tốn quá.’ Nhưng tôi nghĩ tốn mà học được cái tốt của nước Mỹ thì tốn trăm tỷ đồng cũng nên học. Dân mất niềm tin vì 43 năm học Nga học Tàu. Nhưng tôi nghĩ người Mỹ có cách dạy của họ. Bạn không tin ‘trò’ nhưng nên hy vọng ở ‘thầy.’”
Trong một diễn biến khác, thời gian gần đây, chính quyền Cần Thơ bỗng nhiên được giới hoạt động chú ý vì bắt, phạt tù liên tiếp năm người chưa phải là nhân vật đấu tranh có tên tuổi trong vòng một tháng, tất cả cùng một tội danh với những cáo buộc mơ hồ và mang tính áp đặt. Hành động này làm dấy lên quan ngại về việc thành phố này được chọn “thí điểm” đòn trấn áp của nhà cầm quyền trước khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1 Tháng Giêng, 2019.
Người Việt
Chuyến bồi dưỡng được thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 và những người tham gia là viên chức làm các lĩnh vực như nhân sự, giao thông, quy hoạch đô thị, biến đổi khí hậu, môi trường, tài chính, ngân sách và quản lý dịch vụ công.
Theo báo Zing, 80 người được chia thành bốn lớp, mỗi lớp có thời lượng 14 ngày. Thời gian thực hiện từ Tháng Mười Một, 2018, đến Tháng Chín, 2020.
Báo Cần Thơ cũng đăng nội dung tương tự, nhưng không đề cập phần kinh phí, mà chỉ nhấn mạnh chuyến đi Mỹ của 80 cán bộ là để “góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và hội nhập quốc tế…”
Tương tự vụ các địa phương cử quan chức “đi bồi dưỡng ở nước ngoài với kinh phí hàng chục tỷ đồng từ ngân sách” thời gian qua, vụ Cần Thơ chi tiền cho 80 cán bộ đi Mỹ cũng gây nghi hoặc về sự cần thiết và tính hợp lý của chuyến đi.
Hầu hết ý kiến đều cho rằng nếu tốn tiền tỷ chi cho công chức đến Mỹ học vỏn vẹn trong vòng 14 ngày thì việc “bồi dưỡng” khó đạt hiệu quả cao và nêu suy đoán đây thực chất là “chuyến đi du lịch kết hợp đi buôn hàng của cán bộ bằng tiền chùa.”
Cũng cần nói thêm rằng việc Cần Thơ cho cán bộ đi học 14 ngày ở nước ngoài bằng tiền ngân sách được cho là “làm trái quy định của các tổ chức đảng.”
Báo VOV của Đài Tiếng Nói Việt Nam hôm 29 Tháng Chín có đưa ý kiến của bà Lê Thu Hạnh, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ Đà Nẵng, như sau: “Tất cả các đoàn đi nước ngoài (bằng tiền ngân sách) đều đảm bảo quy định của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và chính phủ. Đó là thời gian đi không quá 10 ngày, thành phần đi mỗi đoàn không quá 10 người, đi không quá ba nước.”
Tuy vậy, chí ít cũng có một vài ý kiến “ủng hộ” trên mạng xã hội. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh của báo Làng Mới bình luận trên trang cá nhân hôm 20 Tháng Mười: “Tôi ủng hộ (vụ Cần Thơ cử cán bộ đi Mỹ). Nhiều bạn ‘khó tính’ râm ran bàn tán cho rằng ‘tốn quá.’ Nhưng tôi nghĩ tốn mà học được cái tốt của nước Mỹ thì tốn trăm tỷ đồng cũng nên học. Dân mất niềm tin vì 43 năm học Nga học Tàu. Nhưng tôi nghĩ người Mỹ có cách dạy của họ. Bạn không tin ‘trò’ nhưng nên hy vọng ở ‘thầy.’”
Trong một diễn biến khác, thời gian gần đây, chính quyền Cần Thơ bỗng nhiên được giới hoạt động chú ý vì bắt, phạt tù liên tiếp năm người chưa phải là nhân vật đấu tranh có tên tuổi trong vòng một tháng, tất cả cùng một tội danh với những cáo buộc mơ hồ và mang tính áp đặt. Hành động này làm dấy lên quan ngại về việc thành phố này được chọn “thí điểm” đòn trấn áp của nhà cầm quyền trước khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1 Tháng Giêng, 2019.
Người Việt
Không có nhận xét nào